VIỆC CHĂM SÓC MỤC VỤ ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ

Việc chăm sóc mục vụ người già cho thấy họ chính là kho báu đối với công tác chăm sóc mục vụ của hội Dòng chúng ta. Hơn hẳn những người lãnh nhận việc mục vụ, cuộc sống, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ trang bị cho họ cách đầy đủ để mở rộng Tin Mừng và với lời mình, họ có thể trả lại những gì họ đã nhận được suốt dòng thời gian. Hoạt động mục vụ chắc chắn giả định rằng họ đã tận dụng cách tốt nhất những khả năng của mình. Họ đã học cách tạ ơn Thiên Chúa và đức tin của họ luôn là một bằng chứng sống động.

Họ đã học biết rằng trong cuộc sống sau cơn mưa trời lại sáng, đau khổ là một phần của sự sống và sự phong phú về vật chất không thể thay thế cho tầm quan trọng của tình bằng hữu hoặc tình cảm. Điều kiện và sức khỏe mong manh của người già trước hết đòi hỏi ta phải tận dụng mọi cố gắng để làm giảm bớt những cảm giác cô độc và cô lập của họ. Những người như thế cần đưa vào trong môi trường xã hội mới và định nghĩa lại căn tính của mình.

Vì thế, ta nên sử dụng mọi cơ hội để cho phép họ tránh tình trạng bị giam giữ tại một nơi và thiết lập lại những cuộc tiếp xúc với thế giới  bên ngoài. Việc tham gia vào những hoạt động qui mô nhỏ, kể cả công tác có thể cũng có giá trị vì chúng giúp người ta cảm thấy mình còn có ích và vẫn còn khả năng đóng góp. Các hoạt động mục vụ có thể đem lại những không gian thích hợp theo nghĩa này. Đôi khi, cần phải thúc đẩy người ta chăm sóc cho thân xác mình hoặc chăm sóc cho người khác nếu có thể.

Theo nghĩa đó, các thúc đẩy thiêng liêng có thể có sức khích lệ. Các mối liên hệ thiêng liêng có thể là nguồn kinh nghiệm mới về tình cảm và tương quan. Người già cũng có thể kinh nghiệm được những khó khăn nhất thời hoặc có thể phát triển những thái độ tiêu cực đối với  cuộc sống và tha nhân. Thái độ chỉ trích, lạnh lùng hoặc đôi khi nhạo báng có thể trở thành đặc điểm của một cuộc sống đã phải chịu nhiều lừa dối. Một số người có những tính cách đã được thử thách và tôi luyện nhờ những khó khăn  trong khi với những người khác lo lắng chính là nguồn của sự trầm cảm.

Những người chăm sóc mục vụ không thể giải quyết những vấn đề của người già và không thể hoàn toàn thay thế bằng tình cảm mà những cá nhân không còn đón nhận nữa, nhưng sự hiện diện của họ có thể là nguồn hy vọng và an ủi. Đây là một loại tình bằng hữu mà trong khi tránh bất cứ một kiểu bằng mọi giá phải dạy một cái gì (ai đạt đến tuổi già đều phải tính đến việc có nhiều người cố vấn đích thật hoặc được coi là cố vấn), dẫn đến với người già để diễn tả tình liên đới, sự nâng đỡ và ấm cúng.

Người già nào bị bệnh đòi phải được chú ý cách đặc biệt cả về phương diện y học lẫn thiêng liêng. Trong những trường hợp như thế, những người hoạt động cho sức khỏe phải hành động hệt như trong các hoàn cảnh khác nhưng phải để ý cách đặc biệt đến ý nghĩa của bệnh tật trong tuổi già và phải điểm tô cho các hành động của mình bằng một cảm thức mãnh liệt về niềm hy vọng. Khi bệnh tật trở thành đặc biệt nghiêm trọng và kinh niên, người ta có thể diễn tả ước muốn chấm dứt đau khổ bằng cách kết thúc cuộc sống trước thời hạn nhờ những phương tiện và công cụ y học.

Trước khi đề cập tới bất cứ một phán quyết luân lý nào, thì bất cứ yêu cầu nào đòi một cái chết êm dịu bao giờ cũng phải đánh giá đúng điều kiện của bệnh nhân: trong đa số các trường hợp, những yêu cầu như thế không thực sự diễn tả một đòi hỏi được chết mà chỉ bộc lộ một ước muốn về tình cảm và sự chú ý. Điều có tác động hơn cả  việc không thể hoạt động về mặt thể lý đó là cảm giác bị người khác cho rằng họ không còn làm được những gì họ phải làm nữa. Trong những hoàn cảnh như thế, người ta được kêu gọi cách mạnh mẽ phải tôn trọng con người cách trọn vẹn và phải cho thấy sự trân trọng và tin tưởng, rằng họ sẽ vượt qua mọi khó khăn.

Để nâng đỡ những người đang phải đối diện với những khó khăn lớn hoặc bệnh đang trong giai đoạn  cuối, mọi nhân viên y khoa và những người hoạt động xã hội có liên quan, đều phải được huấn luyện theo nhãn giới thiêng liêng và việc chăm sóc phải liệu sao để những hình thức huấn luyện được bổ túc đầy đủ. Việc thiếu thốn tình cảm thường xảy ra với việc mất chồng hoặc vợ. Sau khi đã trải qua cuộc đời với một người khác, người già thấy mình góa bụa. Điều kiện ấy đòi hỏi một sự nâng đỡ tình cảm thích hợp và khả năng có thể xoa dịu sự mất mát, nhưng đó cũng là cơ hội để có được một sự tham gia mới vào xã hội dân sự và Hội Thánh.

Chỉ rất ít người thấy mình cô đơn quyết định tham gia vào công việc bác ái. Nên phải hướng sự quan tâm mục vụ  đến việc nâng đỡ về mặt thiêng liêng và tâm lý đối với  những cá nhân ấy và tới chỗ bảo đảm rằng các tài nguyên nhân sự vẫn được sử dụng cách tốt nhất vì lợi ích của người khác. Kinh Thánh thường xuyên bàn về điều kiện góa bụa này.

Cựu Ước đã khuyến khích cộng đoàn tín hữu bày tỏ đức tin trong việc chăm sóc “cô nhi, quả phụ”, cụ thể bằng việc chú tâm tới những người hèn yếu và nghèo khó nhất. “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ” (Is 1, 17). Với Chúa Giêsu, quả phụ trở thành biểu tượng của lòng quảng đại: “Tôi bảo thật cho các ông hay, bà góa nghèo này đã bỏ vào hòm tiền nhiều hơn ai hết” (Mc 12, 43).

Cuối cùng, người nghèo phải tính đến thực tại chung cuộc của sự sống. “Khi năm tháng trôi qua, điều tự nhiên là ta nên ngày càng để ý đến “sự xế chiều” của ta. Nếu không có gì khác, thì ta vẫn được sự xế chiều ấy nhắc cho biết rằng hàng ngũ bạn bè thân thích đang ngày một ít đi; ta ý thức về điều này bằng nhiều cách, ví dụ như khi ta tham dự các buổi đoàn tụ gia đình, gặp gỡ các bạn bè ngày xưa, các bạn cùng lớp hoặc những người cùng đi lính hoặc trong chủng viện. Ranh giới giữa sự sống và sự chết chạy qua các cộng đoàn của ta và ngày càng đến gần ta hơn. Nếu sự sống là một cuộc hành hương tiến về quê trời, thì tuổi già là thời gian tự nhiên nhất để hướng về ngưỡng cửa của vĩnh cửu. (Thư gửi người già, số 14).

Những người chăm sóc mục vụ sức khỏe cần sử dụng mọi cách có được để chứng minh cho đoạn văn trên mà không phủ nhận thực tại tất cả chúng ta luôn ý thức, tận dụng mọi phương tiện có sẵn để nâng đỡ về mặt tình cảm, từ các bí tích  tới sự khôn ngoan xuất phát từ Kinh Thánh và niềm trông cậy xuất phát từ đức tin vào Chúa của thời gian và sự sống.

Trích đăng “TÀI LIỆU MỤC VỤ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THEO PHONG CÁCH CỦA THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA – chương VI”