Sứ Mạng Loan Báo Tin Mừng Theo Tinh Thần Thánh Gioan Thiên Chúa

DÒNG TRỢ THÊ THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA 

SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ MỤC VỤ TRỢ THẾ. 

LỜI MỞ ĐẦU 

          Trong tài liệu Intrumentum Laboris Hiến Chương Tổng Quát năm 2006 nhắc nhớ chúng ta việc chăm sóc người đau yếu bệnh tật và những người nghèo khó là một thành phần trong tổng thể sứ mạng của hội dòng và không thể bê trễ “quyền của người đau yếu”. vì thế Hiên chương khẳng định “quyền của người đau yếu” cần thiết phải được củng cố hơn nữa, nhiệm vụ đã được trao phó cho hội dòng để nói lên tầm quan trọng về và nhu cầu đã được trao phó, Đặc biệt hơn để trau dồi kiến thức và chuẩn bị cho công tác mục vụ chăm sóc người đau ốm bệnh tật, nhiệm vụ này được trao phó cho hội dòng với mục đích rao giảng tin mừng, làm thăng tiến con người và tinh thần trợ giúp người đau yếu và tất cả những ai tới các trung tâm của chúng ta. 

Thời đại hiện nay nhiều bằng chứng cho chúng ta thấy hiển nhiên cụ thể thực tế giá trị cuộc sống con người, nhân phẩm cá nhân con người đang dần bị hạ thấp. Mối quan tâm của tổng công hội mục vụ chăm sóc bệnh nhân được thiết kế trong tài liệu này đề ra một loại “Hiến Chương” cho toàn dòng để qua đặc sủng trợ thế, chúng ta có thể tự đặt mình vào công việc phục vụ tận tâm hết mình cho tất cả mọi người vì “con người là tạo vật duy nhất được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài” (GS 24) 

Mục vụ trợ thế là cách giáo hội chứng tỏ rằng giáo hội luôn hiện diện trong thế giới chữa lành, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc và trợ giúp con người, đề cùng đồng hành và cứu chữa họ qua Đức Giêsu Kito, Người Samaritano Nhân Hậu. Ngài rảo khắp các làng mạc ở Palestin công bố Tin Mừng về Vương Quốc Thiên Chúa, đồng thời với việc công bố Tin Mừng Ngài chứng tỏ cho nhân loại qua dấu chỉ chữa lành các người đau yếu, Ngài chữa lành tất cả những loại bệnh tật, về tinh thần, linh hồn và thể xác. Ngài hiện diện trong đời sống hàng ngày trong mỗi người chúng ta cụ thể ở nơi những người chịu thiệt thòi đau yếu bệnh tật què quặt và cô đơn. 

Sứ điệp tin mừng tình yêu, sứ điệp mang lại ơn cứu rỗi và niềm hy vọng của Đức kito là hiện thân của Ngài trong Giáo Hội được thể cụ thể qua “sứ mạng thừa tác chữa lành” và qua các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe và các nhân viên mục vụ trợ thế. Mục vụ trợ thế người đau yếu, bắt nguồn từ tinh thần bác ái, sự quan tâm chăm sóc được thể hiện ra trong cộng đồng người Kito hữu hướng về người đau yếu và đau khổ dưới hình thứcđiều dưỡng chăm sóc người đau yếu và người đau khổ công cuộc này đã từng thể hiện trong nhiều thế kỷ qua và hàng hà xa số nam thanh nữ tú, trong số họ có người rất nổi trội đó là Thánh Sáng Lập Dòng của chúng ta, Thánh Gioan Thiên Chúa, Ngài được Giáo Hội tôn kính, là quan thày, bổn mạng của những người đau yếu, các bệnh viện, nhân viên chăm sóc sức khỏe và các hiệp hội y tế. 

Dù Gioan Thiên Chúa chỉ là một con người bình thường, một người Kito giáo không mang một hình thức tận hiến cụ thể nào nhưng với sự trợ giúp của nhóm đồ đệ tình nguyện tham gia với ngài, họ bị lôi kéo bởi các gương sáng của ngài, ngài có thể chăm sóc và phục vụ người đau yếu với hết tâm hồn và thân xác của ngài, ngài thấu cảm sự đau khổ của anh chị em bị đau khổ vì ngài hiểu rõ đó là điều cần thiết phải chăm sóc: qua sự chăm sóc thân xác đau yếu tới chăm sóc linh hồn. “suốt ngày ngài bận rộn với công việc bác ái, và đến chiều tối, khi về đến nhà, dù thân xác rã rời ngài vẩn đi thăm từng bệnh nhân, hỏi thăm họ ngày hôm nay họ như thế nào, họ cảm thấy thế nào và họ cần gì và nói với họ những lời động viên yêu thương, ngài đem đến cho họ một tinh thần và thể xác an bình” trước khi ngài đi nghỉ. (Castro XIV) 

Gương Cha thánh luôn là lộ trình khởi xướng cuộc sống trong các trung tân chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội (đó là lý do tại sao chúng ta không chỉ nói về mục vụ cho người đau yếu nhưng còn nói tới sứ mạng mục vụ xã hội) và các hình thức chăm sóc sức khỏe mới chúng ta đang thi hành. Sứ mạng của chúng ta là rao giảng tin mừng, bắt nguồn từ việc chăm sóc, quan tâm thấu hiểu đến sức khỏe cho người đau khổ bệnh tật liên, công việc này liên quan tới chính chúng ta, chữa trị con người ở chiều kích tâm linh con người như là một thực thể chủ yếu nhưng đồng thời cũng còn liên quan với các chiều kích khác của con người như sinh học, tâm lý học và xã hội học. (Hiến chương trợ thế 5.1.3.2) 

“Hội Dòng chúng ta hầu hết là các tu sĩ, và chức vụ linh mục là nguồn lực tinh thần to lớn”, và lý do này một số các đồ đệ của Thánh Gioan Thiên Chúa, ngay thời kỳ đầu tiên 1572, sau khi tham gia vào Battle of Lepanto hoạt động trong lãnh vực điều dưỡng, các tu sĩ này đã đến Rome thỉnh cầu giáo hoàng công nhận gia đình anh em tu sĩ bệnh viện là một cơ sở tu trì trong đó có thể có một số anh em có chức linh mục để dự phòng “ thực hiện thừa tác thiêng liêng  trong hội dòng, khuyến khích động viên và linh hoạt công tác mục vụ chăm sóc bệnh nhân (HP.1984 số 52). Vì thế, chúng ta cảm nhận được sự kêu mời, thay mặt Giáo hội, để phục vụ người nghèo, bệnh tật, người trong cảnh túng quẫn và người bị gạt ra bên lể xã hội. 

Hãy chú ý tới thực tại về lòng nhân ái con người chúng ta đang phải đối diện, nó phải được cứu trợ và chìa tay cứu chữa, tu sĩ chúng ta được ủy thác trợ giúp họ phục hồi sức khỏe thể lý cho những con người đau khổ đang tìm kiếm sự trợ giúp, đồng thời cũng cứu giúp điều trị sức khỏe tâm linh mà anh em tu sĩ chưa có cơ hội quan tâm đủ hoặc chưa cảm nhận được đó là nhu cầu cần thiết. Lộ trình hướng đến của anh em tu sĩ chúng ta đó là lộ trình hiện thân của Đức Kito, ngài đã chứng tỏ bằng cách tự hy sinh bản thân mình vì yêu thương và yêu thương đến cùng, Ngài từng quỳ xuống trước mặt các môn đệ để rửa chân cho họ và sai họ đi đến tận cùng thế giới trong công cuộc phục vụ con người (Lộ trình trợ thế Cung cách phục vụ Thánh Gioan Thiên Chúa, 116). Phục vụ con người nhân loại sẽ luôn là dấu chứng sứ mạng của anh em trong hội dòng chúng ta. 

Nhìn Lại Lịch Sử. 

Sự biến chuyển công tác mục vụ bệnh nhân trong hội dòng, xảy ra lần đầu tiên ở Công  Hội Châu Âu năm 1979 và năm 1982 trong công hội này đã phê chuẩn một bản văn mới về lời khấn trợ thế, trước hết hãy cảm nghiệm và rồi đến khẳng định. Đây là giai đoạn đầu tiên các tu sĩ đi theo lộ trình dẫn tới chiều kích trợ thế chăm sóc người bệnh tật, không chỉ là người cung cấp cho họ những nhu cầu vật chất cần thiết nhưng còn cung cấp cho họ nhu cầu về tâm linh, tâm lý và xã hội, và vì thế anh em tu sĩ cần được huấn luyện đặc biệt để đáp ứng cần thiết hiểu biết về cá nhân con người, những chiều kích phức tạp và nhu cầu của con người. 

Trong Hiếp Pháp Hội Dòng chúng ta giải thích lời chúa về lòng khoan dung và chỉ rõ rằng cuộc sống của chúng phải phục vụ Thiên Chúa và anh em đồng loại, đồng thời cũng chỉ ra cách thức thể hiện mục vụ trợ thế trong ánh sáng của lời khấn trợ thế, để tự hiến chính mình làm dấu chứng cho tin Mừng, để công bố Tin Mừng và cử hành các bí tích. Hiến Pháp ghi “chúng ta thực hành trước hết và trên hết:

Làm chứng cho tin mừng giữa những người đau yếu và nghèo khó.

Công bố Lời đem lại ý nghĩa cho cuộc sống những người có niềm tin

Cử hành các bí tích để con người trở thành con người tự do, thoát khỏi ách tội lỗi và củng cố sức mạnh niềm tin cho họ. (50) 

Làm nhân chứng công bố tin mừng là điều rất cần thiết như thanh  Giacobe nói với chúng ta anh “em hay thi hành lời chúa chứ đừng nghe suông mà tự lừa dối chính mình” (Gc 1,22). Trong việc cử hành các bí tích cụ thể trong bí tích chữa bệnh, Chúa Kito, người Thày thuốc chữa bệnh tâm hồn và thể xác vẫn luôn được tiếp tục công việc chữa bệnh và cứu chuộc của Ngài qua giáo hội. Người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp quan trọng, đến nỗi chúng ta là những người quản trị những cơ sở xã hội dù phức tạp và gặp những vấn đề nghiêm trọng như vậy, vẫn phải bảo đảm cho những người đến với chúng ta ngày càng nhiều hơn qua việc điều trị hiệu quả và phục vụ hoàn hảo và lúc người bệnh cần đến sự trợ giúp của chúng ta chúng ta không chỉ chữa trị liên quan đến vần đề thể chất mà còn với cả lãnh vực tâm linh của họ nữa “ điều này không phải là ngẫu nhiên” khi giáo hoàng Benedicto phát biểu trong  thông điệp đầu tiên của ngài trên cương vị giáo hoàng “ Thiên Chúa công bố ơn cứu độ qua cách cứu chữa người đau yếu bệnh tật và những nỗi khốn khổ của con người, và cộng đồng kito hữu trong mỗi thời đại luôn tìm cách khác nhau chăm sóc những người đau yếu nhưng vẫn là đường hướng thể hiện ra tình yêu của Đức Kitô”.     

 

Trong mỗi người chúng ta luôn có những động lực yêu thương chính mình hơn là yêu thương người thân cận, anh em đồng loại. Để thăng tiến tình yêu của mình tới với anh em đồng loại đi tới được vói người khác chúng ta phải biết lắng nghe họ. Đây là điều tông đồ thúc giục chúng ta làm “trước hết anh em hãy thương yêu nhau hết tình, vì tình yêu thương che lấp muôn vàn tội lỗi, tiếp đón nhau nhưng không lẩm bẩm kêu ca. (1phero 4, 8-9). Trong tin mừng, tinh thần trợ thế là nơi cụ thể tỏ lộ tình yêu, vì nó là hành động hiệu quả nhất trong tinh thần chia sẻ” Anh em tu sĩ trợ thế được mời gọi để thực hành tinh thần trợ thế trong cung cách của Đấng sáng Lập, mang trong mình những đòi hỏi của con người về các mặt tinh thần, văn hóa và xã hội. Từ những chứng cứ của tác giả đầu tiên Castro, chúng ta biết Thánh Gioan Thiên Chúa “tiếp nhận những người bị bỏ rơi, đau yếu, què quặt” và chăm sóc các nhu cầu cần thiết về thể xác cũng như tinh thần “tôi ước mong đưa anh em đến một vị lương y tâm linh Ngài sẽ cứu chữa linh hồn anh em và thể xác cũng sẽ được chữa lành” (Castro XII). 

          Đặc sủng trợ thế, một hồng ân tinh thần đối với cha Thánh Gioan Thiên Chúa để ngài thi hành sứ mạng hướng về những người túng quẫn trong thời đại này, đồng thời cũng hướng dẩn các tu sĩ trợ thế ngày nay gia tăng thêm sự khắng khít với “ đặc sủng trợ thế” sự ủy thác công cuộc chăm sóc chữa lành bệnh nhân cho các trung tâm tông đồ của ta cho các cộng tác viên sau khi họ đã được thấm nhuần đặc sủng, tinh thần của Cha Thánh Gioan Thiên Chúa. Tuy nhiên cũng cần cho họ hiểu một cách trực tiếp hay gián tiếp trách nhiệm việc thực hành sứ mạng mục vụ trợ thế và loan báo tin mừng. Điều này ngày đang trở nên cấp thiết hơn đối với các tu sĩ và các cộng tác viên chúng ta phải liên kết lại thành một và cùng thực hiện một sứ mạng, trở thành một gia đình, Gia đình Thánh Gioan Thiên Chúa để công tác của họ đều đem đến cho mọi người cơ hội gặp gỡ Đức Kito, Người Thày Thuốc Đầy Lòng Từ Ái cuả thể xác và linh hồn.         

Bản Hiến Pháp đầu tiên 1585 bệnh viện Granada nhấn mạnh đế khuôn mặt anh em tu sĩ và giáo sĩ “ họ là người quản trị các bí tích cho bệnh nhân và không được để bất cứ người nào qua đời mà không được lãnh nhận các bí tích.” “Phải cử hành thánh lễ hàng ngày trong phòng cho tất cả mọi người” và cho họ học thuộc lòng các lời cầu nguyện, bao gồm cả giáo lý.  Tương tự như vậy Hiến Pháp đầu tiên được phê chuẩn trong công hội năm 1587 đưa ra một tầm nhìn về việc chăm sóc con người thể chât của người bệnh, những người đau khổ túng quẫn. Trước khi chăm sóc chữa lành bệnh tật thể xác hãy nên ưu tiên chữa lành tâm linh của họ “Các bệnh viện của chúng ta phải cố gắng thể hiện việc phục vụ bênh nhân vì công việc phục vụ  đó của chúng ta là chúng ta phục vụ Thiên chúa qua người nghèo, công việc phục vụ đó là làm đẹp lòng Ngài và thứ tự phải theo: Để chữa lành thân xác, trước hết tìm cách chữa phần hồn”           

Hiến pháp được phê chuẩn trong công hội Tòan Dòng lần thứ hai  năm 1589 hơn kém cũng nhắc lại cùng một khái niệm nhưng có nhấn mạnh thêm “Để chữa lành bệnh tật thể xác, chúng ta hãy ưu tiên chữa lành tâm hồn.”. Hiến Pháp năm 1596 nhấn mạnh vai trò của tu sĩ và giáo sĩ trong việc khuyến khích các bệnh nhân xưng tội và rước thánh thể trong khi chữa bệnh thể xác. Những hiến pháp sau này cũng cho thấy cũng cùng mối liên quan trong việc chữa bệnh thể xác và tinh thần hướng thiện của bệnh nhân, mô tả chôn cất người qua đời khi họ ra đi trong bệnh viện của Dòng. Cử hành thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn họ, nói đến việc học giáo lý và cầu nguyện họ phải được học thuộc trong các bệnh xá. Hiến Pháp năm 1926 đề cập “về việc chăm sóc cơ thể, trợ giúp người đau yếu và người nghèo là mục tiêu đặc biệt của hội dòng và là đối tượng chủ yếu của lời khấn tinh thần trợ thế. 

MỤC VỤ TRỢ THẾ CHĂM SÓC NGƯỜI ĐAU YẾU NGÀY NAY 

Một sự thay đổi rõ nét nhận thức về nhân loại học, thể hiện trước tiên qua công đồng Vatican II, sau đo là tông huấn Gaudiun et Pres và những tài liệu đã được các giáo hoàng đặt thành vấn đề sau này giáo hội mở rộng trong thế giới cụ thể, đặc biệt về việc chăm sóc sức khỏe, giáo hội hướng về những giá trị làm dấy lên, và nêu bật ra chân giá trị bất khả nhượng của con người bình thường cũng như người đau ốm và tật nguyền, và những điều đang được tìm kiếm để làm thăng tiến họ. Trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, chúng ta thường bị thúc đẩy tới những lý thuyết không tưởng, ảnh hưởng của sự tiến bộ, hạnh phúc, hoàn hảo của sinh học và rất nhiều các thuyết nổi trội có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, trong những bối cảnh đó ngăn chúng chặn quyền người đau yếu và những người túng quẫn được trả lại sức khỏe và lành lặn hầu có thể tái hội nhập hoàn toàn với xã hội.   

Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa với các trung tâm bác ái, chăm sóc sức khỏe hiện diện trên thế giới, đóng góp trong xã hội, giữ lại những chân giá trị của con người và cảm nhận những chân giá trị của họ cũng chính là những giá trị của chính mình. Điều này cho phép “ Giáo hội tự đề ra công cuộc cho chính mình dưới dự hướng dẫn của Đức Kito, Người Samaritano Nhân Hậu và được nâng đỡ bởi chính sức mạnh của Ngài, giáo hội luôn ở tiền trạm để trợ giúp các công cuộc từ thiện bác ái : Vì thế vô số các con cái của Giáo Hội đặc biệt là các nam, nữ tu sĩ, dưới các hình thức truyền thống cũng như mới đã và đang tiếp tục tận hiến cuộc đời của họ cho Thiên Chúa, hy sinh quảng đại chính mình cho anh em đồng loại vì tình yêu thương, đặc biệt cho hòa bình, người đau yếu bệnh tật và túng quẫn. Tất cả họ sống trong diaknia của bác ái và đó chính là trung tâm điểm sứ mạng của giáo hội. 

Trong tông huấn Gaudium et Spes công đồng Vatican II mở ra cho giáo hội tiến vào thế giới hiện tại và đề ra một nét phác họa đầu tiên cho người kito hữu nhận ra các giá trị của giáo hội/ thế giới, với mục tiêu giáo hội quan tâm tới mục vụ phục vụ cho thế giới và con người hiện tại, cho những nơi đang được coi có phong trào tục hóa, những dấu chỉ của thời đại hiện nay, vấn đề chiến tranh và hòa bình, sự sống và sự chết: “ qua Đức Kito và trong Đức Kito, những bí mật của đau buồn và sự chết đang trở nên mang đầy ý nghĩa” (GS,22). Sự thay đổi rõ nét về nhân loại sau công đồng Vatican II đặt chúng ta vào thế đối diện trực tiếp với những con người đang đi tìm không chỉ về sức khỏe nhưng họ còn cần đến cả sự cứu rỗi nữa. Bởi thế mục vụ chăm sóc bệnh nhân và sứ mạng mục vụ xã hội hiện thân là một công việc được ủy thác cụ thể trong thành phần của cộng đồng Kito hữu để hiện diện và hoạt động mang lại niềm vui và hy vọng, sức khỏe và sự cứu rỗi cho tất cả những ai đang chịu đau khổ vì đau yếu bệnh tật, nghèo khổ và cô đơn, và cho cả những người đang phục vụ họ.

Sứ mạng mục vụ của hội dòng chúng ta phải thể hiện ra cho được khuôn mặt của Thiên Chúa như là sự thiết thân của sự sống, Người yêu thương sức khỏe của nhân loại. Tất cả những vấn đề và các vấn nạn con người có thể đặt ra cụ thể liên quan tới ý nghĩa của sự sống, công việc, sức khỏe đau ốm bệnh tật và sự chết và các vấn nạn này chỉ có thể được trả lời đầy đủ nhất trong Đức Giesu Kito (GS 41) Thày Thuốc chữa lành mọi bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn. 

Đề ra chương trình trong nhiệm kỳ 6 năm bề trên Tổng Quyền Donatus Forkan nói “Sức khoẻ và mục vụ xã hội là lãnh vực đối với dòng chúng ta là một hoạt động mang tính truyền thống và thực hiện rất tốt nhiều nơi trên thế giới. Tinh thần hội dòng chăm sóc bệnh nhân, người túng quẫn, gia đình của họ và các cộng tác viên là tâm điểm tinh thần sứ mạng mục vụ công cuộc hoạt động của hội dòng chúng ta. Trong nhiệm kỳ 6 năm tới, chúng ta phải thúc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc này để đổi mới và củng cố nó trong toàn thể hội dòng. Để thực hiện điều này, chúng ta sẽ suy tư về những tình huống mới nơi chúng ta đang sống và củng cố vững chắc những đặc tính của từng tình huống cụ thể nơi chúng ta đang hiện diện. 

Điền này đòi hỏi có một hệ thống tổ chức dựa trên nhóm công tác mục vụ, họ phải được đào tạo tương xứng, những người này họ phải có một tầm nhìn bao quát chứ không chỉ chằm chằm vào công việc thực hành rao giảng tin mừng qua các nghi thức bí tích. Họ sẽ kết hiệp với giáo hội toàn cầu và mở ra cho hội dòng nhiều ơn lành, khả năng nhận ra sự hài hòa tinh thần như là một thuật ngữ rộng lớn. Các tu sĩ có trách nhiệm về sứ mạng mục vụ phải có khả năng làm việc trong nhóm nhiều ngành nghề khác nhau và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mục đích thể hiện tinh thần trợ thế cho các bệnh nhân và người túng quẫn.

Họ nên chia sẻ với các nhân viên chăm sóc sức khỏe và nhân viên công tác xã hội như là guồng máy làm việc, chẳng hạn như cách thức chăm sóc sức khỏe và xức dầu bệnh nhân, tiền sử bệnh án của bệnh nhân. Chỉ với cách thức này tinh thần và Hội dòng phục vụ chăm sóc bệnh nhân của chúng ta mới có thể nhận ra vị thế cho hoạt động của hội dòng, và khi đó mọi người sẽ hiểu được và chấp nhận các tu sĩ trợ thế. Điều cần tối quan trọng, đối thoại với các nhà chuyên môn, để tạo ra một nét văn hóa tinh thần tu sĩ chăm sóc bệnh nhân với các cộng tác viên.” 

Bề trên Tổng quyền đã phát biểu những lời trên đây trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng quyền, những lời lẽ này vẽ ra một bức tranh toàn cảnh đời sống hội dòng trợ thế của chúng ta đang thay đổi trong những năm vừa qua, tuy nhiên hiện nay thành phần giáo dân trong giáo hội đang hoạt động nổi bật trội vì thế chúng ta lại ý thức sâu sắc hơn về thành phần giáo dân này họ tham gia vào công cuộc của giao hội gấp ba lần trong công việc của Đức Kito, vị thượng tế, Vua, và ngôn sứ, họ là một nguồn phong phú mới trong giáo hội về sự chuyển động trong giáo hội phục vụ tự nguyện giúp đỡ anh em đồng loại.

Sự hiện diện trực tiếp của anh em tu sĩ với bệnh nhân đáp ứng các nhu cầu về các khía cạnh tâm lý, thể lý và tinh thần như trước đây anh em đã thực hiện trong quá khứ hiện đang trở thành ngày càng khó khăn để duy trì cung, ngày nay vì anh em tu sĩ thường bị áp lực về vị trí trách nhiệm của chính họ thậm chí ngay cả khi họ không liên quan trực tiếp tới việc quản trị các trung tâm. Tuy nhiên sự ủy thác công cuộc này cho hội dòng trong tương lai không thể thiếu mục vụ trợ thế hầu đáp ứng lại những nhu cầu của những người nghèo khó, công cuộc của chúng ta chuyển đổi từ hành động chăm sóc sang hình thái cứu rỗi linh hồn trong những nơi đặc biệt cần sự nhân loại hóa và rao giảng tin mừng. 

TU SĨ VÀ CỘNG TÁC VIÊN ĐƯỢC ỦY THÁC CÙNG MỘT SỨ MẠNG 

Hiện nay hội dòng chúng ta không đủ số linh mục, tu huynh để có thể thực hiện công việc mục vụ tinh thần đặc sủng trợ thế một cách sâu sắc hơn, chúng ta phải cần sự cộng tác thêm của các linh mục trong giáo khu, giáo hạt. Nhưng chúng ta có một “nguồn lực lớn hơn” làm thế nào để các cộng tác viên ngày càng chú tâm vào mối quan tâm của chúng ta để sửa soạn, huấn luyện họ không chỉ vào công tác quản trị các trung tâm của chúng ta nhưng còn tạo cho họ đóng vai trò hướng dẫn cung cấp công việc phục vụ mục vụ cho bệnh nhân và cho con người thời nay.

          Qua việc thực hiện chức linh mục phổ quát, phó tế, đóng vai trò phục vụ Ngôi Lời, các bí tích (trừ bí tích hỏa giải và xức dầu bệnh nhân dành riêng cho người có chức linh mục) và bác ái – chức linh mục phổ quát của tất cả những ai chúng ta ủy thác cho là người đáng tin cậy được coi như là người được thánh hiến cho tinh thần trợ thế, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng Đức Kito tiếp tục hành động qua thánh thần để hỗ trợ sứ mạng hướng về sự chăm sóc đối với những người trải qua những cảm nghiệm về tính mỏng dòn thân phân con người. Mục vụ chăm sóc thể hiện qua nhóm, đáp ứng lại được tính nhạy cảm của nền văn hóa và tính khoa học ngày nay, phản ánh lên tính giáo hội đa diện được công đồng chung Vatican II khẳng định nhấn mạnh tầm quan trọng trong đời sống của giáo hội đối với chiều kích cùng chia sẻ, chứng nhân và phục vụ để thiết lập một sự hiểu biết hoàn toàn giữa những ai được ủy thác cho cùng một sứ mạng. 

Vì chính trường hợp “ngay từ đầu, Hội dòng đã có những cộng tác viên tham gia các sáng kiến và các công cuộc với hội dòng, đi theo các mục tiêu và thực hiện các sứ mạng của dòng” (GS21). Giờ đây chúng ta đang tiến về phía trước tới nơi tạo thành bộ mặt mới đối với hội dòng. “Hội dòng bắt đầu hiện diện trên cương vị là một hội dòng nam sống đời sống thánh hiến trong bệnh viện theo chân Đức Giesu kito và họ cùng với các thiện nam tín nữ bị lôi cuốn do gương lành cuộc đời của Thánh Gioan hiên Chúa, họ đã tự kết nối vào công cuộc của Ngài theo triết lý, những đặc tính và giá trị của hội dòng”. Chúng ta phải phải đặt hết tin tưởng vào họ và cùng hoạt động với họ để thực thi sứ mạng mục vụ trợ thế, đó cũng là hoa trái cảm nghiệm tinh thần trong công đồng.  

Ngày nay khái niệm về sức khỏe đã thay đổi không chỉ còn là con người hoặc cơ quan nội tạng không có bệnh nhưng sức khỏe là thuộc về toàn bộ tình trạng con người khỏe về sinh thể lý, tâm lý xã hội và tinh thần. Theo gương của Đấng Cứu Chuộc, chúng ta phải tìm đến những con người đang chịu đau khổ và tất cả những người đau yếu bệnh tật đã được ủy thác cho chúng ta săn sóc, Chúng ta phải nhớ rằng chăm sóc không chỉ đơn thuần là vấn đề chữa trị bệnh tật bằng thuốc men, hoặc thực hiện những trường hợp phẫu thuật hoặc công việc phục hồi chức năng hoặc chỉ lo việc trợ giúp và tiếp xúc với con người mà còn là chữa trị con người toàn thể phục hồi cân bằng hài hòa nội tâm và tạo cho họ lòng tin yêu, vui vẻ trong cuộc sống. 

Hội Dòng chúng ta có nhiều cơ sở rải rác trên khắp thế giới, có thể được ví như là ngã tư đường nơi hội tụ con người ở đó chúng ta gặp rất nhiều người chịu khổ đau cần được cứu giúp, cần có những hành động mang đến cho họ niềm an ủi, những lời nói thêm niềm hy vọng, chữa trị săn sóc cả về thể xác lẫn tinh thần bởi vì mổi người đó họ đang cảm nhận những bi kịch nỗi đau khổ và chết chóc. Với sự hiện diện của anh em tu sĩ trợ thế, giáo hội đang kêu mời hãy thắp lên một điểm sáng, ánh sáng của niềm hy vọng, ánh sáng hướng dẫn phát xuất từ tin Mừng của lòng khoan dung Chúng ta phải thành lập các phòng tư vấn mục vụ để giúp con người giải quyết những vấn đề của họ, để họ tái khám phá ra cuộc sống thật là thú vị, tái hội nhập, chữa lành các vết thương đau khổ thể xác cũng như tinh thần để hòa nhập lại với chính gia đình của họ và với xã hội. Tư vấn không thay thế mục vụ chăm sóc, dịch vụ trợ giúp, không phải là giờ thuyết giảng đạo đức nhưng là biết đón nhận, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành với người túng quẫn để giải quyết những nỗi khó khăn của họ: hành động chuẩn bị học hỏi để có hiệu quả cho giai đoạn chuyển đổi. 

Từ Sự Điều Trị Tới Việc Chăm Sóc 

Vấn để chăm sóc đề cập đây không chỉ là ở lãnh vực chăm sóc sức khỏe nhưng là toàn bộ vấn đề trong toàn xã hội ở đó không có kinh nghiệm về các mối tương tác giao tiếp và lắng nghe đây là lãnh vực cụ thể của con người; một xã hội với đặc tính nhấn mạnh đến sự giàu có, cái đẹp, hiệu quả và tiêu thụ, những cái này chỉ là hình thức để che đậy những đau khổ bệnh tật và sự chết. Tâm trạng này cùng đồng hành do nhiều vấn đề đưa họ đến đường cùng của sự sống, chẳng hạn ý định về sự sống, an tử. Tiến trình lại áp đặt lên và bắt nguồn từ tâm lý của con người những người muốn “kết thúc cuộc đời” và do đó nó trở thành người phân xử cho những quyết định chọn lựa của họ và cho họ có quyền được tự định đoạt. Thường không có sự khác biệt giữa sự điều trị không có hiệu quả và an tử. Trong trường hợp điều trị không có kết quả người ta làm mọi thứ để cố tranh dành lại sự sống trong khi trường hợp an tử họ làm mọi thứ có thể để tìm đến cái chết. 

Đưa ra các bằng chứng giá trị về con người và con người tín hữu, với vị thế là cộng đồng trợ thế chúng ta được ủy thác để chữa lành sức khỏe cho con người, cung cấp cho họ sự chăm sóc cẩn trọng nhất, cụ thể những bệnh nhân trong giai đoạn cuối. Một bộ phận lớn xã hội đương thời muốn đi tới nền văn hóa của sự chết. Mối quan tâm chính của chúng ta là cùng đồng hành với con người, lắng nghe những nguyện vọng nhu cầu tâm thể lý và tinh thần của họ, cụ thể là những mối âu lo, sợ hãi và hy vọng đang chất chứa trong con người họ ở một thời điểm cụ thể. Chúng ta phải hiện diện bên người hấp hối cho đến khi họ trút hơi thở cuối cùng, để biết chắc ràng họ không chỉ được săn sóc về mặt sinh học nhưng còn được nhìn nhận là một con người với tất cả các giá trị cn người toàn diện, ước muốn, ý thức, và tình huynh đệ tuyệt vời”. Vì vậy việc chăm sóc là con đường của chúng ta đi, là sự liên quan tới con người với mỗi cá nhân mà chúng ta thể hiện qua tình thương, vì tính mỏng dòn của con người chúng ta đưa ra những lời động viên và hỗ trợ về mặt xúc cảm. Vì thế săn sóc người đau yếu là một hành vi tổng hợp mà khói óc và con tim của các người chăm sóc bệnh nhân là một phần của họ để không chỉ vượt qua được về cách tiếp cận đơn thuần về chuyên môn mà còn phải hiểu biết dựa trên quyền lợi của người đau yếu và là nhiệm vụ chăm sóc của chúng ta đối với họ. 

Cặp sinh đôi “ chữa trị” và “chăm sóc” không bao giờ được tách rời, chắc chắn một đều là chúng không tương phản nhau nhưng chúng luôn đứng sát bên nhau hỗ trợ nhau để chúng ta có thể chăm sóc người đau yếu không chỉ bằng các kỹ năng kỹ thuật công nghệ khoa học mà chúng ta có nhưng còn phải qua năng lực tình yêu thương đồng loại và trợ giúp họ trong bầu khí thấu cảm, yêu thương chân thành và đối thoại, biến đổi từ công việc “điều trị” của chúng ta sang hình thức “chăm sóc” 

Chương trình đào tạo và huấn luyện không chỉ giới hạn trong lãnh vực thần học nhưng còn phải chú trọng đến các môn khoa học về con người: thị dụ môn Giáo Dục Mục Vụ Lâm sàng (Clinical Pastoral Education, CPI) dưới sự giám sát của chuyên gia là người có kinh nghiệm chăm sóc đối mặt với những nỗi thống khổ của con người ở mọi chiều kích và giúp người bệnh giảm bớt những thống khổ lo âu, nỗi lo lắng, cô đơn và sợ hãi khi nghĩ đến cái chết. Tiếp cận với những con người đau khổ chúng ta biết sử dụng kiến thức về kinh thánh và đạo đức, thần học và nghi thức đã được huấn luyện, để giúp họ được trọ giúp về mặt mục vụ. 

NHÂN BẢN HÓA VIỆC CHĂM SÓC VÀ CHUẨN BỊ CHO VIỆC MỤC VỤ 

Thật khó khăn để đưa một ý thức tôn giáo và công tác mục vụ vào môi trường thiếu nhân tính. Nhân bản hóa và tin mừng hóa là hai khía cạnh bổ xung cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau trong các chuyên đề liên quan tới thần học nhân loại học và mục vụ. Nhân bản hóa mở đường cho phúc âm hóa và phúc âm hóa là tiền đề và là lối khai thông cho mục vụ chăm sóc. Ý tưởng không tưởng của tu huynh Pierluigi Marchegi và các vị sau này nhìn thấy các bệnh viện và các trung tâm của chúng ta được thiết kế và tổ chức theo các biện pháp của Con Người (Man) để bước vào lịch sử với dấu ấn riêng của mình. Tu huynh đã nhận ra trong công cuộc chăm sóc sức khỏe trong thế giới phải dành ở một vị trí “tiên phong”, một “ngôn sứ” phải tôn trọng nhân bản của con người khi tiếp xúc, kề cận với người bệnh. Trong tác phẩm “Nhân Bản Hóa” của ngài được coi như là một áng văn chương về chăm sóc sức khỏe vì cách thức đường hướng vẩn còn là những thách thức có thể ứng dụng cho ngày nay trong việc chăm sóc sức khỏe và tôn giáo trên thế giới. 

Theo tư tưởng của ngài, để con người phát triển con người phải được hạnh phúc, lớn mạnh, trưởng thành có quyền tự do, biết tôn trọng sự sống và sự chết, và “mọi thứ đó người nam cũng như nữ cần có để tồn tại sống một cuộc sống đích thực là một con người” không thể bị cản trở, quan tâm đế, do bất cứ điều gì. Bảo vệ sự sống con người trong ý nghĩa tổng thể giúp là chăm sóc cho tiến trình nhân bản hóa. Các bệnh nhân và khách đến với các trung tâm họ phải được quan tâm, mổi người tùy theo chức năng chuyên môn sẽ trợ giúp họ từ quản lý, hội đồng quản trị và những người có trách nhiệm lo sao cho cho người chúng ta phục vụ được thuận tiện. Tất cả chúng ta tự nhận ra mình là người được ủy thác chúng ta cần tạo một bầu khí không có gì đáng tiếc xảy ra cho người chúng ta phục vụ và làm bất cứ điều gì ngăn cản bất cứ ai khác hoặc có mối quan tâm đến lợi ích từ vị trí của họ. “Chúng ta phải cảm nhận rằng chúng ta đang được kêu mời để mang chứng cứ tình yêu đến cho người đau khổ . . . . Điều này ám chỉ đến sự đau khổ thể lý nhưng nó cũng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp cho nhiều loại đau khổ khác nhau về mặt đạo đức và nhất là nỗi đau khổ trong tâm hồn 

Tiếc là không đủ các trung tâm để chỉ dẫn để có thêm nhiều các trung tâm mang tính nhân bản hóa hơn, nhiều nơi đón tiếp, nhiều nơi chăm sóc cho những người bệnh tật nghèo khổ, bởi vì các cấp lãnh đạo của hội dòng không thể đưa ra một cuộc cách mạng! Mục vụ chăm sóc cũng cần lên kế hoạch để hỗ trợ những giá trị về thể chất và linh hồn của con người để họ được chia sẻ với những người đau khổ và những người họ đang chăm sóc. Điều này trước tiên đòi hỏi phải lên kế hoạch để thúc đẩy, quản trị và kiểm tra chất lượng chăm sóc để sẵn sàng thích hợp cho công tác mục vụ. 

Thánh Gioan Thiên Chúa là người hiểu rõ và thực hiện chương trình nhân bản hóa đó như thế nào, Thánh nhân nói những lời nói, các cử chỉ chăm sóc giống như một người mẹ; ngài dạy cho chúng ta cách đi đến với con người trên toàn cầu vì ngài thể hiện công việc của ngài không chỉ là lo chăm sóc cơ thể bệnh hoạn mà ngài còn quan tâm đến nỗi đau của tinh thần. Khi cần ngài cũng mời linh mục để chăm sóc về mặt linh hồn. Hiếp Pháp dòng theo gương sáng của Đấng sáng lập luôn nhấn mạnh chúng ta phải thể hiện mối quan tâm chăm sóc con người ở chiều kích toàn diện. Castro chú thích về cung cách Gioan Thiên Chúa tạo mọi điều kiện đáp ứng lại mọi nhu cầu của người bệnh và người đau yếu. “Giovanni để trợ giúp người nghèo và những người không có nơi nương tựa, ngài thành lập một nơi trọ qua đêm, ở đó họ có thể ngủ nghỉ tránh giá rét . . . mọi người thưởng thức hơ ấm bên lò sưởi và có những chiếc cáng để nằm nghỉ. Những người khác nằm trên nệm hoặc những chiếc nệm rơm và trên những chiếc chiếu. Tất cả những sự kiện này xảy ra hàng ngày trong bệnh viện của ngài”. (Castro XIV). 

Những chữ “điều này xảy ra hàng ngày” tác giả muốn nhấn mạnh ở đây lôi  kéo sự quan tâm tới một thực tế rằng mặc dù Đấng Thánh Sáng Lập đã nhận được phần thưởng đời đời dành cho những người công chính, ngay cả đến 40 năm sau, các bệnh viện của ngài – không như các bệnh viện công lập vẫn cứ tiếp tục thực hiện những công việc chăm sóc những người túng quẫn, tóm lại với cách chăm sóc bệnh nhân mang tính nhân văn và quan tâm đến cả khía cạnh tôn giáo qua công tác mục vụ.

Nguồn: Tài liệu Mục Vụ Chăm Sóc Bệnh Nhân, Theo Phong Cách Thánh Gioan Thiên Chúa.