Nhân Viên Chăm Sóc Mục Vụ

Trong bối cảnh của việc chăm sóc mục vụ bệnh nhân và thừa tác vụ mục vụ xã hội, người chăm sóc mục vụ là người được Thiên Chúa kêu gọi trong một cộng đoàn nhất định mang lấy việc động viên, thống nhất và trợ giúp việc tin mừng hóa bệnh nhân và những người yếu nhược. Việc này đòi phải chia sẻ cuộc sống với những người mà việc phục vụ nhắm tới và trước hết sống ơn gọi này ở mức độ con người khi nhận ra bản chất hoàn toàn nhưng không của chọn lựa của Thiên Chúa và diễn tả việc dấn thân cho sứ điệp Tin Mừng.

Những người chăm sóc mục vụ phải cảm thấy và nhận ra tình yêu của Thiên Chúa kêu gọi họ loan báo Đức Giêsu Kitô trong một hình thức và cách thức đặc biệt. Những người chăm sóc mục vụ đáp lại một lời mời gọi, một ơn gọi, vì đoàn sủng của họ, một đoàn sủng đã được Thiên Chúa ban để họ có thể thực hiện sứ mạng được ủy thác cho họ cách hiệu quả và có kết quả.

LINH ĐẠO CỦA NHÂN VIÊN CHĂM SÓC MỤC VỤ

Ta hãy nhìn vào Tin Mừng để khám phá ra thái độ của Chúa Giêsu đối với  tất cả những ai tiếp xúc với Người, nhất là những người bệnh[1]. Thái độ này trở thành mệnh lệnh đối với  ta, được diễn tả cách hùng hồn và uy quyền trong những lời Người nói khi kết thúc dụ ngôn Người Samarita Nhân Hậu: “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10, 37).

Suốt cuộc đời công khai của Người, Chúa Giêsu đã dành hầu như hết thời gian cho những người đau khổ dưới những hình thức khác nhau của bệnh hoạn và thiểu năng và khi Người sai các môn đệ đi thực hiện sứ vụ, Người đã truyền cho họ phải an ủi và chăm sóc các bệnh nhân, ngày ấy thường là những người, do thành kiến xã hội và tôn giáo, bị hất ra bên lề xã hội.

Quan tâm của Chúa Giêsu đối với  người bệnh, các hành động chữa lành và những lời an ủi của Người là việc bày tỏ chính Thiên Chúa. Nhờ các hành động xót thương và nhân từ của Người, Chúa Giêsu đã mặc khải cho ta sự kiện này là Thiên Chúa là Cha thương xót, đầy nhân hậu và tốt lành, Đấng biết được những đau khổ của dân Ngài và muốn cứu chữa họ.

Sứ mạng của Hội Thánh  hôm nay nhờ những người chăm sóc mục vụ cũng là việc mặc khải tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu chữa lành và phục hồi, mở rộng từ thời sứ mạng của Chúa Giêsu và việc Người dấn thân cách đặc biệt cho những người đau khổ vì bất cứ lý do gì.

Vì thế, những người chăm sóc mục vụ cũng là người rao giảng Tin Mừng, có khả năng đáp trả lại những mối bận tâm của con người hôm nay, khai sáng cuộc đời bằng ánh sáng của Tin Mừng, và hành động cách có trách nhiệm để hoàn tất việc cam kết của đức tin là làm cho Đức  Giêsu Kitô hiện diện trong thế giới  này. Có ba khía cạnh quan trọng những người chăm sóc mục vụ phải đóng:

- Căn tín của họ được nhìn theo nghĩa dấn thân cho Đức Kitô

- Đời họ được củng cố bằng kinh nghiệm đức tin

- Họ cam kết phục vụ tha nhân.

Những người chăm sóc mục vụ sống và thể hiện một thứ linh đạo đặc biệt, một cách theo Chúa Giêsu và sống theo Thần Khí, một cách thế ta có thể tóm kết trong những điểm sau:

Điểm qui chiếu của họ là Đức Kitô, nhấn mạnh đến chiều kích chữa lành và giải thoát của sứ điệp Tin Mừng được diễn tả bằng lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, và họ cảm thấy được thúc đẩy và sai đi với sứ mạng cụ thể là “hãy đi và làm như vậy”

Linh đạo của họ xoay quanh mầu nhiệm Phục Sinh. Thập giá làm sáng tỏ đau khổ và sự Phục Sinh làm sáng tỏ, khích động và gợi hứng cho cuộc đấu tranh vì sức khỏe và sự sống.

Họ phải dựa vào kinh nghiệm về đau khổ , và những thương tích của mình, những đau khổ và thương tích chuẩn bị cho họ đến gần và trợ giúp những người đau khổ, trong sự năng động của sự thể hiện.

Họ sống và làm cho mình phong phú khi phục vụ bệnh nhân, bằng cách đáp ứng các nhu cầu của họ

Họ trở thành chân thực dựa trên những giá trị của Nước Thiên Chúa, những giá trị đây không phải là sự hiệu quả hoặc thành công mà là sự nhận biết những gì rõ ràng là vô nghĩa, là sự đần độn của kinh nghiệm hằng ngày, nhận ra những con người và hoàn cảnh sống đích thật của họ và việc chọn phục vụ những người nghèo túng nhất.

Họ nhận ra người bệnh và khách của họ cả các nhân viên lẫn những người thụ hưởng việc chăm sóc mục vụ. Vừa cho vừa nhận, những người chăm sóc mục vụ phải để cho bệnh nhân dẫn dắt mình và để họ rao giảng Tin Mừng cho mình.

Họ sống và gieo vãi cảm thức cộng đoàn về sứ mạng của Hội Thánh , chăm sóc bệnh nhân và những người nghèo túng, không phải bằng cách làm việc đơn độc mà làm việc trong sự hiệp nhất và phối hợp với những người khác trong cộng đoàn.

Họ tìm dịp cử hành, cầu nguyện, suy nghĩ và nghiên cứu, cả ở mức độ cá nhân lẫn nhóm.

Việc phục vụ của bản thân họ là nguồn hạnh phúc và hân hoan và là dịp để phát triển bản thân.

Được gợi hứng từ cách Chúa Giêsu hành động và thể hiện những đặc điểm ta vừa cho thấy ở trên như một sự độc đáo của một nền linh đạo đặc biệt, nhờ đời sống và nhờ thừa tác vụ mục vụ, những người chăm sóc mục vụ phải có khả năng cho thấy rằng họ tán thành những thái độ mà ta coi là căn bản cho việc thực hiện sứ mạng của họ trong Hội Thánh:

Việc phục vụ quảng đại: đây là thái độ đầu tiên phải làm bật lên trong việc tin mừng hóa của ta. Không được có khát vọng thống trị, vận động, chinh phục hoặc bất cứ hình thức muốn cho người ta gia nhập đạo nào. Hệt như Chúa Giêsu đấng tìm kiếm lợi ích của con người, họ cũng phải làm việc để nâng cao tự do và đem lại sự chữa lành toàn diện mà không mong bất cứ cái gì đổi lại, bằng cách ấy họ cho thấy các hành động quảng đại của mình như một lời mời gọi hướng đến Nước Thiên Chúa.

Cho cách tự do: những người chăm sóc mục vụ cung cấp việc phục vụ này trên nền tảng thuần túy tự do, mà không có bất cứ một sự trả ơn nào, khi để cho động lực của tình yêu tự do cho đi hướng dẫn và điều khiển mọi việc mình làm. Hệt như Chúa Giêsu, Đấng đang ở trong họ và trong các hành động của họ, họ phải tự do đem lại ơn cứu độ và sự sống.

Tình liên đới: những người chăm sóc mục vụ làm việc sát cánh với những người đau khổ, chia sẻ những đau khổ, những vấn đề và âu lo của họ. Hệt như Chúa Giêsu, họ phải được thể hiện trong và phải bày tỏ tình liên đới với mọi tình trạng đau khổ.

Hy vọng: không làm ai đau khổ hoặc không phá vỡ ai, người chăm sóc mục vụ phải luôn mở ra những chân trời hy vọng. Hệt như Chúa Giêsu, đấng luôn tin tưởng con người và những khả năng của con người, nhìn tương lai cách lạc quan, như cách thức duy nhất để xây dựng và trao ban sự sống.

Vác thập giá: không có thập giá, không có việc tin mừng hóa. Người chăm sóc mục vụ phải chấp nhận chống đối, loại bỏ và thậm chí bắt bớ trong bước đường của mình, hệt như Chúa Giêsu, đấng biết cách đưa tâm trạng thất vọng, thiếu hiểu biết và thất bại vào trong thừa tác vụ của Người dù chỉ bên ngoài.

Nhân hậu: mọi người chăm sóc mục vụ đều phải cảm nhận được lòng nhân từ của Thiên Chúa đụng đến mình và chính mình phải kinh nghiệm được điều đó. Đây là kinh nghiệm của thánh Gioan Thiên Chúa[2] và kinh nghiệm của tất cả những người hiến mình cho việc tin mừng hóa thế giới đau khổ và bệnh hoạn này. Nếu ta thể hiện cách sâu sắc những tình cảm của Đức Kitô thì ta đã loan báo Nước Thiên Chúa đang đến rồi[3].

Tất cả những đặc điểm này làm nên một phần của những gì ta coi là giá trị của Trợ Thế và chính trên nền tảng này mà ta được kêu gọi để bắt chước cách Chúa Giêsu hành động trong thế giới  đương thời của ta. Hội Dòng đã diễn tả cách truyền thống Đoàn Sủng của mình dưới tước hiệu Trợ Thế. Từ ngữ này nói về những mối liên hệ giữa một người đón tiếp và một người khác cảm thấy mình được đón tiếp. Đây là một đặc điểm rất quan trọng của các mối liên hệ mục vụ vì nhiệm vụ mục vụ chính của ta là bảo đảm rằng người ta cảm thấy được tình yêu Thiên Chúa đón vào[4].

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA VÀO TIẾN TRÌNH TIN MỪNG HÓA

Mọi tín hữu, cả nam lẫn nữ có thiện chí, những người được mời gọi và muốn làm việc tốt nhất cho những người thụ hưởng việc Chăm Sóc Mục Vụ Bệnh Nhân và Thừa Tác Vụ Mục Vụ Xã Hội, đều được gọi là những người chăm sóc mục vụ.

Trong các Bệnh Viện và các cơ sở Chăm Sóc của ta, mọi Anh Em ta và Cộng Tác Viên, với những khả năng chuyên môn, làm việc chung với nhau và trọng tâm công việc của họ là những giá trị nhân bản hóa, lòng hiếu khách, phục vụ kẻ khác, là những công việc góp phần thực hiện sứ mạng của Hội Dòng mà phân tích đến cùng chính là Việc Tin Mừng Hóa.

Một số người, Anh Em  ta và các Cộng Tác Viên dấn thân đặc biệt cho nhiệm vụ này, với những cam kết khác nhau tùy thuộc các ơn gọi đặc biệt của họ trong Hội Thánh  và những trách nhiệm được ủy thác cho họ. Ta có thể nhấn mạnh đến những người sau:

Anh Em ta: các Anh Em  của thánh Gioan Thiên Chúa, có sứ mạng trong Hội Thánh  là “loan báo và đem lại Nước Thiên Chúa nơi những người nghèo khó và bệnh hoạn… thể hiện tình yêu đặc biệt của Chúa Cha cho những người yếu đuối nhất, những người ta cố cứu vớt theo gương Chúa Giêsu[5], do hiến thánh cho việc Trợ Thế, họ có ơn gọi loan báo tin mừng trong những gì họ là và những gì họ làm. Các Tu Sĩ khác làm việc với ta trong các Trung Tâm Tông Đồ của Hội Dòng Trợ Thế cũng được gọi loan báo và thể hiện tình yêu nhân từ của Thiên Chúa cả trong các việc mục vụ lẫn trong các lãnh vực chuyên môn khác.

Dựa trên nền tảng của sự dấn thân này, họ có thể trở thành các thành viên của nhóm chăm sóc mục vụ trong các Trung Tâm, khi tặng ban kinh nghiệm của họ với tư cách là những người được hiến thánh, như một dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa cho những người đau khổ.

Họ không chỉ có sứ mạng đến với những con người họ chăm sóc, mà chiều kích tin mừng hóa này của cuộc sống họ cũng phải hướng đến việc đem lại ý thức cho mọi Cộng Tác Viên để họ luôn hành động với lòng tôn trọng phẩm giá của những người họ chăm sóc, và đạt đến đấng siêu việt.

Các Cộng Tác Viên. (các nhân viên và tình nguyện viên). Các Cộng Tác Viên tích cực tham gia vào công việc này như các chứng nhân và nhờ các việc chuyên môn của họ. Đây là lý do vì sao họ được gọi để thực hiện các bổn phận hằng ngày với sự cẩn thận về mặt chuyên môn cách đặc biệt. Họ ở trong một vị trí thuận lợi, có thể làm việc như men, muối và ánh sáng nhờ đời sống họ[6].

Dưới đây là một vài ví dụ về nhiều nhiệm vụ hình thành nên một phần của sự đóng góp đặc biệt của họ:

Nâng cao phẩm giá con người

Yêu thương, đề cao và phục vụ sự sống

Diễn tả và nuôi dưỡng chiều kích tôn giáo của con người

Là những chứng nhân và nhân viên của tình liên đới

Các thừa tác vụ có chức. Đây là những người được huấn luyện kỹ để công bố Lời Thiên Chúa, cử hành các bí tích  mà người bệnh hoặc những người cần được trợ giúp rất cần đến. Họ phải được huấn luyện kỹ để làm với với tư cách là một nhóm, tôn trọng tính năng động của mỗi ban/khoa.

Những người chăm sóc mục vụ.[7] Đây là những người đã được gọi và huấn luyện cách đặc biệt để làm việc với những thành viên khác của nhóm chăm sóc mục vụ và để bảo đảm rằng các hoạt động mục vụ được lên kế hoạch cho Trung Tâm được thực hiện cách thích đáng. Nhiệm vụ căn bản của họ là công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu cho những người thụ hưởng công việc của họ và cho các thân nhân của những người ấy, việc này đòi họ phải có khả năng thích nghi cách sáng tạo sứ điệp Tin Mừng. Trong một vài trường hợp, họ sẽ thực hiện việc chăm sóc mục vụ của mình với các nhóm và vào những lúc khác với các cá nhân, nhưng họ luôn làm như thế trong sự hiểu biết Sứ Mạng của Những Việc Trợ Thế của thánh Gioan Thiên Chúa.

Để trở thành thành viên của nhóm này, đòi phải được huấn luyện đầy đủ về mặt thần học  và mục vụ cùng với sự hiểu biết về và những kỹ năng của các mối tương quan liên vị. Họ cũng phải quen thuộc với sự phong phú về mặt thiêng liêng và mục vụ của Hội Dòng Trợ Thế, một Hội Dòng sẽ giúp họ có thể có những đóng góp giá trị về đoàn sủng cho việc chăm sóc mục vụ.

Các bệnh nhân/ thân chủ. Trong bệnh hoạn và đau khổ, cùng với những giới hạn và yếu đuối của mình, họ là những tác nhân của việc tin mừng hóa đích thật, vì các vị loan báo Tin Mừng không chỉ là những người tin vào Chúa Giêsu thôi mà còn là những người có thể làm cho người khác (tin vào Người) nhờ chia sẻ sứ điệp của Tin Mừng, của đức tin, của niềm hy vọng và sự sống mới mà Đức Kitô đem đến cho ta cách sống động.

Chúa Giêsu đã ban cho ta việc Loan Báo Tin Mừng siêu phàm nhất nhờ đau khổ, đớn đau và sự cô đơn trong cuộc khổ nạn và cái chết thập giá của Người. Thánh tông đồ Phaolô, trong thư gửi tín hữu Galat với lòng biết ơn, đã nhắc cho ta biết về việc ngài được đón tiếp lúc bị bệnh, trong cuộc loan báo Tin Mừng đầu tiên của ngài ra sao (Gal 4, 13 – 14)[8].

Người bệnh có một đóng góp giá trị và to lớn phải làm với tư cách là những người chăm sóc mục vụ. Dù ta vẫn kể họ vào số “những người nghèo khổ và túng quẫn” vì sức khỏe suy yếu của họ, nhưng họ vẫn đem cho và truyền thông những giá trị lớn về nhân bản và Kitô  giáo,  những giá trị đó là kho tàng của cộng đoàn xã hội và tôn giáo mà ta đang sống:

Người bệnh và người nghèo túng giúp cộng đoàn thực tế hơn trong thế giới  như thế giới  của ta, một thế giới vẫn coi vẻ bề ngoài là quan trọng, vì họ giúp ta quen thuộc hơn với con người trong tất cả sự yếu đuối và giới hạn của họ và như một máng chuyển năng lực quan trọng. Người bệnh và những người ta chăm sóc mời gọi ta đem các giá trị Tin Mừng ra thực hành trong cuộc sống và trong thực tế: việc trao ban sự sống, sự khó nghèo hoàn toàn, việc không dính bén và ánh sáng soi đường, sức mạnh của tình yêu, sự toàn diện trong lúc bị thử thách…

Người bệnh dạy ta cách kiểm lại các giá trị của ta và có cái nhìn vượt ra khỏi chủ nghĩa duy vật, quyền lực, thành công là những thứ đang tước mất phẩm giá con người.

Người bệnh là khuôn mặt đích thật của người nghèo, đang mời ta bày tỏ tình liên đới và bênh vực các quyền của họ.

Người bệnh khơi lên những vấn đề về ý nghĩa của sự sống, của đau khổ và sự chết. Họ thanh tẩy hình ảnh họ có về Thiên Chúa và tỏ cho thấy cái gì là nguyên thủy và lôi cuốn nhất về vị Thiên Chúa của Kitô  giáo : một vị Thiên Chúa đau khổ, vì tình yêu, vẫn đang chia sẻ và dò xét những chiều sâu của đau khổ của con người và nhờ thế mà vẫn đang cứu vớt con người. Người bệnh là những nhân chứng của Mầu Nhiệm Vượt Qua, của Đức Kitô đấng đang trở lại với sự sống từ những vực sâu của yếu đuối.

Khi người bệnh sống cuộc sống mình với ý thức ấy về bệnh hoạn, họ đang sống những chứng tá của sự kiện này là có thể chiến đấu chống lại bệnh tật và chấp nhận tình yêu, bằng việc duy trì sự bình an trong tâm trí và thậm chí kinh nghiệm được niềm vui và trở nên hoàn thiện theo nghĩa nhân bản và Kitô  giáo.

Người bệnh dạy cho các cộng đoàn Kitô hữu về căn tính sâu xa nhất bao gồm việc là người nghèo và việc biết rằng họ yếu đuối và cần đến ơn cứu độ, bày tỏ sứ mạng của mình theo nghĩa cụ thể và cách thức thực hiện sứ mạng đó, với sự thiếu thốn về tài nguyên và luôn dựa vào người nghèo và người nhỏ bé nhất[9].

Ta phải nhạy bén để khám phá ra kinh nghiệm hiện sinh giá trị này, khám phá ra kho tàng các giá trị này và tiềm năng họ làm chứng cho và cho đến nay có thể mở ra những chân trời không ngờ của sự sống và hy vọng. Giáo huấn đã được ban hành cách đây ít năm này vẫn hiện còn hiệu lực như trước đây: “Hãy để cho người bệnh loan báo Tin Mừng cho Hội Thánh”.

Gia đình. Môi trường gia đình đóng một vai trò không thể thay thế được trong việc cung cấp sự chăm sóc cho người bệnh, và ta phải đem cho các gia đình mọi sự nâng đỡ họ cần để hoàn tất nhiệm vụ này. Vì chính trong gia đình mà những biến cố lớn xảy ra và những kinh nghiệm căn bản về sự hiện hữu của ta được rèn đúc, gia đình là một môi trường nhân loại, trong đó, ở mức độ lớn, người đã bước đi trên con đường đức tin.

Bệnh hoạn làm lung lay những sự chắc chắn  và đôi khi gây cho ta cảm thức rằng chẳng có gì vững chắc và thường hằng như trước đây ta vẫn tin cả, và điều này thậm chí còn có thể làm lay chuyển chính những nền tảng của sự hiện hữu của ta. Sự xuất hiện của bệnh hoạn tạo nên một hoàn cảnh của sự khủng hoảng, một sự khủng hoảng vượt quá lãnh vực bản thân và ảnh hưởng tới chiều kích xã hội, nhất là trong phạm vi gia đình mình.

Bệnh hoạn có thể thắt chặt và tăng cường các mối quan hệ giữa những thành viên của gia đình, nhưng cũng có thể tạo ra những bất đồng, rạn nứt và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sự ổn định của gia đình hạt nhân. Chắc chắn , nhiều giá trị trước đây ta tin là vững chắc và ổn định đã bị đặt trong nghi vấn.

Khắp nơi trong thế giới  bệnh hoạn phức tạp này, gia đình vẫn luôn có một vai trò rất quan trọng phải đóng – đúng ra là vai trò quyết định, vì với tư cách là con người, người bệnh cần yêu và cảm thấy được yêu, họ cần diễn tả những tình cảm của mình, họ cần cầu nguyện với Thiên Chúa của sự sống, cần khám phá ra ý nghĩa trong bệnh tật, và một sự tiếp cận mới với các xác tín và hành động của mình.

Sự dịu dàng, kiên nhẫn, sức mạnh, cảm thương và cầu nguyện mà họ tìm được trong gia đình như một không gian con người mang tính thời đại nhất, đạt được ý nghĩa đầy đủ của chúng lúc này khi bệnh hoạn.

Gia đình như một tác nhân của việc tin mừng hóa mang lại những đóng góp đặc biệt trong hai chiều kích:

Một chiều kích nằm trong đường hướng của các thành viên gia đình bệnh nhân, trong đường hướng ấy, gia đình thể hiện sự gần gũi và theo đuổi sự gần gũi ấy, không chỉ theo nghĩa các nhu cầu vật chất mà còn liên hệ với các nhu cầu thuộc các lãnh vực thiêng liêng, tôn giáo và siêu việt: đem Lời Chúa và việc cầu nguyện, nói và lắng nghe với tình cảm đích thật và tìm kiếm ý nghĩa trong những gì người ta kinh nghiệm và những gì họ tin…

Trong các mối tương quan của gia đình với cộng đoàn Kitô hữu như một toàn bộ, gia đình làm chứng bằng gương sáng của việc dấn thân, hy sinh, phục vụ và chấp nhận và hòa nhập sự yếu đuối với đau khổ. Tất cả điều ấy thể hiện tình yêu Thiên Chúa không chỉ đối với  người bệnh mà còn đối với  mọi người nhạy bén với việc thấy, lắng nghe và trân trọng cách đương đầu khác biệt này với bệnh hoạn và những giới hạn của con người, làm cho kinh nghiệm này trở thành cơ hội cho sự phát triển nhân bản và Kitô  giáo.

Các gia đình là một trong các lực lượng quan trọng của việc tin mừng hóa mà Hội Thánh  hiện đang tận dụng, vì các gia đình ấy là những người chuyển giao hàng đầu và không thể thay thế được tình yêu Thiên Chúa cho những người cần đến. Hội Thánh  phải nhạy bén với tiềm năng loan báo tin mừng mà gia đình cung cấp này, và luôn để cho các gia đình có những đóng góp đặc biệt cho việc chăm sóc mục vụ.

VIỆC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN CHĂM SÓC MỤC VỤ                         

Bắt đầu việc chăm sóc các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo của con người là một trách nhiệm lớn, và để thực hiện nhiệm vụ này cách chuyên nghiệp và thành thạo, cần một nền đào tạo và huấn luyện thích hợp. Để bảo đảm rằng có đủ những người thích hợp sẵn sàng thực hiện việc chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân và thừa tác vụ mục vụ xã hội, cần phải hướng dẫn tiến trình chọn lọc thật kỹ gồm cả việc đào tạo chất lượng cao và việc đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo để làm cho việc mở rộng liên tục và cập nhật kiến thức và kỹ năng được dễ dàng.

Huấn Quyền của Hội Thánh  vẫn thường xuyên kêu gọi cách xác tín sự cần thiết phải huấn luyện các người chăm sóc mục vụ cách đặc biệt, vì “mọi hoạt động tông đồ ‘mà không được những người được huấn luyện cách riêng, nâng đỡ chắc chắn sẽ thất bại’. Các tài liệu thích hợp của Huấn Quyền đòi hỏi vừa phải có một nền đào tạo chuyên biệt và tổng quát cho các giáo lý viên: tổng quát, theo nghĩa phát triển toàn bộ tính chất và nhân cách; và chuyên biệt vì các nhiệm vụ đặc biệt họ sẽ chịu trách nhiệm cách bổ sung: giảng lời cho cả các Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu, lãnh đạo cộng đoàn, chủ sự khi cần các giờ cầu nguyện phụng vụ  và bằng những cách thức khác nhau giúp những người đang có nhu cầu về vật chất và thiêng liêng.

Như đức Gioan Phaolô II nói: “Đưa ra những tiêu chuẩn cao có nghĩa là vừa cung cấp việc huấn luyện căn bản kỹ lưỡng vừa thường xuyên cập nhật việc huấn luyện đó. Đây là một nhiệm vụ căn bản, để bảo đảm có những nhân sự có chất lượng cho sứ mạng của Hội Thánh, với các chương trình  huấn luyện tốt và các cấu trúc đầy đủ, cung cấp cho mọi lãnh vực đào tạo – nhân bản, thiêng liêng, đạo lý, tông đồ và chuyên môn’. Vì thế đây sẽ là một chương trình huấn luyện đòi hỏi cho cả các ứng sinh lẫn những người phải cung cấp chương trình  này”[10].

Những nguyên tắc chỉ đạo này cũng áp dụng cho những người làm việc trong lãnh vực chăm sóc mục vụ bệnh nhân và thừa tác vụ mục vụ xã hội. Việc huấn luyện cho việc chăm sóc mục vụ bệnh nhân được thực hiện và xây dựng trên mối tương quan liên vị với những sắc thái nhạy cảm, khi thực hiện việc chăm sóc mục vụ, ta đang giải quyết một cuộc gặp gỡ giữa “sự tin tưởng” và “lương tâm”.

“Sự tin tưởng” ấy của những người đau khổ, được đặt trong tay của “lương tâm” của những người khác (người chăm sóc mục vụ) là những người được huấn luyện để chăm sóc những nhu cầu (thiêng liêng và tôn giáo) của họ và sẵn sàng cho họ mọi sự chăm sóc và quan tâm họ cần để chữa lành những lãnh vực đã bị thương thích của cuộc sống họ[11].

Vì công việc quan trọng này, những người chăm sóc mục vụ phải lên kế hoạch và trải qua một nền đào tạo thích hợp trong những trách nhiệm ta thực hiện trong công việc hằng ngày. Khi nói về việc đào tạo những người chăm sóc mục vụ, ta đang ám chỉ tới hai lãnh vực hoạt động lớn:  một lãnh vực ta gọi là khía cạnh khoa bảng (đào tạo ban đầu) và lãnh vực còn lại là cập nhật (đào tạo liên tục)[12].

Khía cạnh ta gọi là “khoa bảng” làm cho việc đào tạo tinh tế hơn đòi phải có thể thực hiện tốt việc chăm sóc mục vụ bệnh nhân/ thừa tác vụ mục vụ xã hội, một thừa tác vụ rõ ràng phải bao gồm một số lãnh vực và nội dung chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt trong một số vùng, hoặc đặc biệt đối với  các trường phái tư tưởng khác nhau.

Loại đào tạo này chủ yếu do hai trường phái tư tưởng khác biệt và được nhìn nhận bàn tới. Một trường phái được gọi là Việc Giáo Dục Mục Vụ Y Tế  lần đầu tiên được thiết lập tại Bắc Mỹ, và dựa trên mối tương quan của sự giúp đỡ hoặc trợ giúp. Dưới mô hình này, những thách thức được tạo ra trong thế giới chăm sóc sức khỏe được kiểm xét, với đối tượng của nền thần học, linh đạo và tâm lý thống nhất với các môn học khác liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe và xã hội (Phụ lục 7).

Trường phái tư tưởng chính khác trong lãnh vực chăm sóc mục vụ bệnh nhân là một trường phái được Viện Thần Học Mục Vụ Quốc Tế “Camillianum”[13] đề cao, viện này khảo sát những vấn đề liên quan tới sức khỏe và đau khổ của con người theo nghĩa kinh thánh, mục vụ, thiêng liêng, đạo đức, tâm lý, xã hội học và lịch sử. Trường phái này cũng được những khoa học nhân văn khác nâng đỡ, nhất là khoa tâm lý học và xã hội học, với sự dàn xếp thích hợp của triết học/ nhân chủng học.

Đây là những trường phái tư tưởng mà trong nhiều lãnh vực trùng hợp với cội nguồn của chúng, nhưng cũng có những khía cạnh khác biệt và bổ sung trong những cách thức đào tạo chúng đề nghị. Việc chọn trường phái này hoặc trường phái kia phần lớn tùy thuộc vào các dữ kiện xã hội, văn hóa và các đòi hỏi pháp lý trong các quốc gia khác nhau. Trong mọi biến cố, trong Hội Dòng Trợ Thế, ta cho rằng người chăm sóc mục vụ phải học một số hóa học bao gồm ít là những môn học sau:

Thần học, thần học mục vụ và linh đạo;

Đào tạo về đoàn sủng;

Nhân chủng học;

Tâm lý học và mối tương quan trợ giúp;

Đạo đức sinh học và đạo đức học;

Việc huấn luyện kỹ thuật tùy thuộc típ người được chăm sóc.

Đây là những môn học chính phải được học hỏi và khai triển vì nhiệm vụ của người chăm sóc mục vụ, được đưa vào trong sự năng động của mọi người trong các trung tâm của ta, nhằm có được một đóng góp tích cực của con người[14]. Những nâng đỡ việc tin mừng hóa và thiêng liêng của ta nhìn việc cử hành của con người đặc biệt nói về mọi chiều kích của họ.

Liên quan tới khía cạnh thứ hai, ta gọi là cập nhật (đào tạo liên tục), chủ đích của ta là nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo liên tục, bao gồm việc cung cấp một sự hiểu biết về những giá trị mới và những viễn cảnh mới. Ngày nay, ta phải là những người chăm sóc mục vụ có khả năng thực hiện công việc của mình theo cách được thể hiện, ăn khớp với việc làm việc với những người trong thế giới  hôm nay.

Sự tiến hóa của con người, sự năng động của công việc của ta, việc canh tân văn hóa, sự tiến hóa của xã hội và việc thường xuyên hoàn thiện các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong thế giới  chăm sóc sức khỏe và trong xã hội, đòi hỏi người chăm sóc mục vụ phải trải qua một tiến trình đào tạo suốt cuộc đời phục vụ chủ động của mình. Điều này liên quan tới toàn bộ việc chăm sóc về thiêng liêng và tôn giáo và bao gồm mọi chiều kích của đào tạo: nhân bản, thiêng liêng, đạo lý và kỹ thuật.

Việc huấn luyện liên tục mang những đặc điểm tùy thuộc những hoàn cảnh và những nhiệm vụ khác nhau. Điều này bảo đảm chất lượng  của những người chăm sóc mục vụ, và ngăn cản thói quen lãng phí mà với thời gian qua đi, có thể phá hủy người chăm sóc mục vụ.

Không nên để mặc trách nhiệm đối với  việc đào tạo liên tục cho các tổ chức của tỉnh dòng hoặc Của Trung Ương, vì đó cũng là một cái gì đó ảnh hưởng trực tiếp tới các cá nhân liên hệ và tất cả các nhóm, cần nhớ tới các môi trường khác nhau mà ta thực hiện việc chăm sóc mục vụ.

Việc khuyến khích sử dụng các công cụ hữu ích cho việc đào tạo tùy thuộc các bộ phận liên quan là điều cần thiết xét về mọi quan niệm, để tái khẳng định giá trị của việc đào tạo tốt đẹp. Việc đào tạo của ta phải có tính khoa học, tùy theo hoàn cảnh, hợp thời và phải được suy nghĩ cách thấu đáo.

Điều này bảo đảm rằng ta sẽ có những người chăm sóc mục vụ có thể khả năng đem lại việc chăm sóc và trợ giúp thiêng liêng tốt nhất, bằng việc cung cấp việc chăm sóc toàn diện cho con người xét theo quan điểm là mọi chiều kích của người ấy.

Nền đào tạo của ta có thể phát triển theo ba mức độ:

Trung Ương, Vùng và Liên Tỉnh: trong những cách thức khác nhau và vào những thời điểm khác nhau, việc sử dụng các kênh như các cuộc gặp gỡ, hội nghị, các ngày học tập, các nhóm suy tư v.v. làm cho việc đào tạo trong những lãnh vực khác nhau liên quan tới sứ mạng có tính đoàn sủng của ta, quen thuộc với các hoàn cảnh mục vụ và việc trao đổi kinh nghiệm có thể thực hiện được.

Mức độ Tỉnh: trong phạm vi tỉnh, các cuộc gặp chung hoặc cục bộ phải luôn luôn có nội dung đào tạo. Đó cũng là diễn đàn thích hợp có ảnh hưởng trên những mục tiêu của việc Chăm Sóc Mục Vụ Thuộc Tỉnh và những nguyên tắc chỉ đạo của tỉnh, và ảnh hưởng trên những khía cạnh trong đó, ta tìm cách tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn và hành động trong mỗi bộ phận.

Mức độ địa phương: mỗi nhóm sẽ quyết định trong dự án của mình cách thức trong đó việc đào tạo sẽ được cung cấp và theo quy củ nào, dự án ấy cũng phải bao hàm hai mức độ ta vừa nói ở trên, và những gì có sẵn bên ngoài các nguồn. Vì mục đích này, tiếp cận được các tài nguyên có sẵn chung quanh mọi Trung Tâm trong Hội Dòng, nhất là ở mức độ Hội Thánh  địa phương và các trung đào tạo thần học  và mục vụ là điều rất lợi ích.

Ngoài những sáng kiến tổ chức, việc đào tạo liên tục cũng là trách nhiệm của bản thân mỗi người. Vì thế, mỗi người chăm sóc mục vụ phải chịu trách nhiệm về sự tiến bộ liên tục của mình, bằng cách thực hiện những cố gắng lớn nhất có thể được, với xác tín rằng không ai khác có thể thay thế họ về trách nhiệm hàng đầu của mình[15].

Nguồn tin: Trích tài liệu mục vụ chăm sóc bệnh nhân “Theo phong cách của thánh Gioan Thiên Chúa”. Chương VI

[1] Những ý tưởng chính yếu được đưa ra ở đây được rút ra từ hợp tuyển, Pastoral de la salud. Acompanamiento humano y sacramental. Dosiiers CPL 60 (1993) 181.

[2] Thư thứ nhất của thánh Gioan Thiên Chúa gửi cho nữ bá tước Sessa, 13: “Nếu ta muốn thấy sự vĩ đại của lòng nhân từ của Thiên Chúa, ta sẽ không bao giờ được ngưng làm việc thiện bao lâu có thể […] hiến mình vì tình yêu Ngài cho người nghèo mà chính Ngài ban cho ta.

[3] Xem Linh đạo Trợ thế trong cung cách của Thánh Gioan Thiên Chúa. Linh đạo của Hội Dòng, 48

[4] Linh đạo Trợ thế trong cung cách của Thánh Gioan Thiên Chúa. Linh đạo của Hội Dòng, 52.

[5] Hiến Pháp, 1984, 2b.

[6] Các Tu sĩ và Cộng tác viện liên kết để phục vụ và cổ võ sự sống, loc. cit., 63.

[7] Thuật ngữ này phải được thích nghi cho thích hợp với mỗi ngôn ngữ và văn hóa. Xem danh sách các từ chuyên môn

[8] VIỆC CHĂM SÓC MỤC VỤ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC. Ngày quốc tế Bệnh nhân, 1986: “Người bệnh rao giảng Tin Mừng cho chúng ta”.

[9] X.  “Los enfremos y la parroquia”. Ficha de formacion en pastoral de la salud

http:// w.w.w.elcantarodesicar.com/psaludcantaro/psalud2.htm, 17 – 01-2011.

[10] BỘ TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM CHO CÁC DÂN TỘC. Hướng dẫn các giáo lý viên. Vaitcan, 3.12.1993. 

[11] X. HỘI ĐỒNG GIÁO HOANG VỀ HỖ TRỢ MỤC VỤ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE. Hiến chương cho nhân viên chăm sóc sức khỏe, Vatican, 2, 1995.

[12] X. PIETRO MAGLIOZZI, “Formacion de la los Agentes Sanitatios”, en Diccionario Pastoral de la Salud y Bioética. Madrid 2009, 747.

[13] w.w.w. camiilianum.com

[14] Hiến Chương Trợ Thế, 5.1.3.2. “Khi nói về sự chăm sóc toàn diện, ta muốn nói đến việc quan tâm đến và chăm sóc chiều kích thiêng liêng của con người như một thực tại hiện sinh, có liên quan cách hữu cơ với những chiều kích khác của con người: sinh học, tâm lý và xã hội”.

[15] Hiến Chương Trợ thế, 5.1.3.2: “Nhóm mục vụ phải đặc biệt để ý tới việc đào tạo của nhóm mình, sao cho nhóm ấy có thể theo kịp tiến bộ, được cập nhật hóa theo nghĩa chuyên môn và thiêng liêng để có thể cải thiện việc phục vụ mình cung cấp”.