MỤC VỤ CHĂM SÓC THIÊNG LIÊNG VÀ TÔN GIÁO

LỜI GIỚI THIỆU

Đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo của các bệnh nhân trong các Trung Tâm của ta hình thành nên một phần của việc chăm sóc toàn diện được cung cấp cho mỗi người. Điều này làm cho toàn bộ Nhóm Chăm Sóc cộng tác làm việc với nhau trở thành quan trọng nhất.

“Đóng góp của ta cho xã hội sẽ chỉ đáng tin cậy nếu ta có thể thể hiện sự tiến bộ làm được trong kỹ thuật và trong sự phát triển của khoa học. Vì thế, tầm quan trọng đối với  sự đáp trả của ta theo nghĩa chăm sóc và trợ giúp là thường xuyên cố gắng không ngừng cập nhật trong các thuật ngữ kỹ thuật và chuyên môn. Trên nền tảng này, ta phải cung cấp một sự chăm sóc quan tâm tới mọi chiều kích của con người: thể lý, tâm lý, xã hội và thiêng liêng. Chỉ nhờ việc cung cấp tính đến mọi chiều kích này, ít ra như tiêu chuẩn làm việc và như mục tiêu phải đạt được, ta mới có thể cho rằng ta đang cung cấp một sự chăm sóc toàn diện”. “Khi nói về sự chăm sóc toàn diện, ta đang muốn nói đến sự quan tâm tới và chăm sóc cho chiều kích thiêng liêng của con người”[1].

Tiến trình chăm sóc cho nhu cầu thiêng liêng, hệt như bất cứ tiến trình chăm sóc, đều bao hàm:

Các nhu cầu dò tìm (chẩn đoán)

 
   

 Đưa ra các mục tiêu

 Các hoạt động (điều trị)

 Giám sát (đánh giá)

Đây cũng là tiến trình giống như tiến trình cung cấp các nhu cầu thể lý, tâm lý hoặc xã hội. Vì thế, ta nói về Phương Pháp Lâm Sàng như tiến trình thích hợp nhất cho việc đáp ứng mọi nhu cầu của các thân chủ, nhất là trong môi trường bệnh viện, dù đây phương pháp này rõ ràng phải được thực hiện với các đặc điểm mà việc chăm sóc mục vụ đòi hỏi. Phương pháp này cũng giúp sự hòa nhập và làm việc nhóm với tất cả các chuyên gia khác.

Phương Pháp Lâm Sàng áp dụng cho mỗi thân chủ trong các Trung Tâm của ta bao gồm các giai đoạn đã được nói tới ở trên: trước hết, ta phải biết chắc các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo của bệnh nhân và có lẽ của cả gia đình của họ, để có thể chẩn đoán hoàn cảnh cách càng chính xác càng tốt. Vậy ta phải đặt ra và trình bày các mục tiêu, việc này đòi phải quyết định các hành động mục vụ (việc chữa trị) cần thiết để đạt được các mục tiêu. Giai đoạn giám sát và đánh giá cuối cùng rất quan trọng vì đo lường được sự hiệu quả của việc điều trị hoặc, nói cách khác, đo lường được nhu cầu định hướng lại toàn bộ tiến trình từ đầu.

4.2. KHÁM PHÁ CÁC NHU CẦU THIÊNG LIÊNG VÀ TÔN GIÁO

4.2.1. Khái niệm về nhu cầu thiêng liêng: Một vài định nghĩa

Các nhu cầu thiêng liêng có liên quan tới chiều hướng căn bản mà cuộc sống của một người nào đó nhắm đến và được thể hiện trước hết trong việc tìm kiếm ý nghĩa được gán cho các biến cố và liên quan tới những gì đang thúc đẩy ta hành động và những tiêu chuẩn được sử dụng để đưa ra những quyết định được thông tin rõ ràng.

Các nhu cầu tôn giáo nẩy sinh bất cứ khi nào một người nào đó nhận ra điểm chuẩn cho sự phát triển thiêng liêng, trong một tôn giáo lịch sử đặc biệt nào đó và được diễn tả nhờ những yêu cầu rõ ràng muốn được tham dự vào các thực hành của tôn giáo ấy: các nghi lễ, các nền phụng vụ  hoặc giáo lý.

Jomain đã định nghĩa nhu cầu thiêng liêng là nhu cầu của các cá nhân, dù tin hay không, muốn mở rộng tinh thần của họ, hoặc tìm kiếm một sự thật chủ yếu, hay ý nghĩa của sự sống và sự chết, hoặc của những người vẫn đang cố chuyển giao một sứ điệp vào những năm cuối đời mình.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong một tài liệu viết vào năm 1990, nói rằng thuật ngữ “thiêng liêng” ám chỉ tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống con người có liên quan tới những kinh nghiệm vượt quá những hiện tượng thuộc giác quan. Cũng cần phân biệt giữa “thiêng liêng” và “tôn giáo” dù phải công nhận rằng đối với  nhiều người chiều kích thiêng liêng của cuộc sống họ bao gồm yếu tố tôn giáo. Tổ chức ấy nói rằng cùng với các yếu tố thể lý, tâm lý và xã hội, khía cạnh thiêng liêng này của cuộc sống con người có thể được coi như một phần thống nhất của con người. Khía cạnh ấy thường được cảm nhận như được liên kết với ý nghĩa và mục đích, và đối với  mọi người trong những giai đoạn  cuối cùng của cuộc sống, thì khía cạnh ấy thường gắn kết với nhu cầu tha thứ, hòa giải và việc khẳng định các giá trị.

Cecily SAUNDERS, trong quyển Spiritual Pain (1998: Sự Đau Đớn Tinh Thần) nói rằng lãnh vực tinh thần bao gồm toàn bộ lãnh vực của suy nghĩ của ta về các giá trị luân lý suốt đời mình. Những ký ức về sự thất vọng và tội lỗi có thể được cân nhắc cách hoàn toàn rõ ràng bên ngoài bối cảnh tôn giáo, và nếu chỉ nhờ các dịch vụ, các bí tích  và biểu tượng được các nhóm tôn giáo sử dụng thì có thể rất khó để đáp lại những ký ức ấy. Khi người ta nhận ra rằng đời mình sắp kết thúc, có lẽ họ sẽ ao ước tập trung vào các ưu tiên của mình và vào việc cố đạt cho bằng được những gì họ cho là đúng và giá trị của cuộc sống. Có thể họ sẽ cảm thấy ghét cay ghét đắng sự bất công về những gì xảy ra cho họ, và ghét cay ghét đắng hầu hết những gì đã xảy ra cho họ trong quá khứ và nhất là họ có thể cảm thấy cảm giác trống rỗng tàn bạo. Đối với  tác giả này, đây chính là bản chất của cơn đau tinh thần.

Những nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo

Có những định nghĩa khác nhau về nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo. Đây là một số, ta có thể sử dụng các ví dụ làm điểm chuẩn để có được những mục đích có tính chẩn đoán.

Các nhu cầu căn bản

  • NHU CẦU VỀ Ý NGHĨA[2]: điều quan trọng không chỉ là sống của cuộc sống mình thôi mà còn phải tìm cho kinh nghiệm sống của mình một ý nghĩa. Đây là điều chủ yếu đối với  con người. Một cuộc đời vô nghĩa có thể đưa người ta tới chỗ kết thúc đời mình. Ý nghĩa được xây dựng nhờ đối thoại, một cuộc đối thoại thường xuyên với mình, với tha nhân, với thế giới  và với đấng siêu việt ( Thiên Chúa).
  • NHU CẦU HÒA GIẢI: nhu cầu tìm kiếm một sự hợp nhất đã bị mất với chính mình, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thiên Chúa. Việc tìm kiếm sự hiệp thông và sự thống nhất bản thân chính là điều quan trọng để duy trì ý nghĩa của đời mình.
  • NHU CẦU CẦN CÓ CÁC BIỂU TƯỢNG:  các lãnh vực tôn giáo và thiêng liêng ám chỉ tới, mở ra cho và đem cho các cá nhân một thực tại khác, nhưng cũng thường liên quan tới mầu nhiệm và tới điều không được biết đến. Để liên hệ với và bàn về lãnh vực này, người ta thường cần sử dụng một thứ ngôn ngữ khác và cụ thể: một thứ ngôn ngữ biểu tượng, thi ca… đây cũng là ngôn ngữ của phụng vụ  và của các nghi lễ tôn giáo, thứ ngôn ngữ mà có lẽ ta đã mô tả là xuất phát “từ con tim”
  • NHU CẦU CẦN ĐẾN SỰ SIÊU VIỆT: đây là nhu cầu cảm thấy có liên hệ với MỘT VỊ KHÁC - THIÊN CHÚA. Điều này liên kết cá nhân với mầu nhiệm, đổ đầy lòng họ niềm hy vọng và ánh sáng. Nhu cầu này muốn nói đến sự liên tục vượt quá cái chết và thế giới  này. Nhất là, ở mức độ tôn giáo, nhu cầu này ám chỉ đến một tiến trình của đức tin, một kinh nghiệm về và cuộc gặp gỡ Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ khai sáng, định hướng và đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Vào những lúc bệnh hoạn, và những giai đoạn  khác nhau của cuộc khủng hoảng, những nhu cầu này đạt được một tầm quan trọng đặc biệt và đòi hỏi các chuyên gia y tế và nhất là những người chăm sóc mục vụ một sự chăm sóc và chú ý đặc biệt. Hầu hết những nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo đều có những liên kết với bốn nhu cầu này[3].

4.2.2.2. Đây là bản liệt kê các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo cách căn bản phát huy những điểm được làm trong đoạn trên:

  1. Nhu cầu về ý nghĩa: con người cần khám phá ra ý nghĩa kín ẩn của những biến cố và giải thích sự hiện hữu của đau khổ và ý nghĩa của cuộc sống, vì không thể sống mà lại không có ý nghĩa. Khi người ta nghi ngờ, thì hành động sẽ bị cản trở; nên trước hết họ phải giải quyết những điều bí ẩn để có thể tiếp tục sống. Những giải đáp cho các vấn đề quan trọng có thể khác nhau nhưng tất cả những giải đáp ấy đều có liên quan tới việc thuộc về, phát triển và căn tính.
  2. Nhu cầu về sức khỏe: người ta nạp nhiên liệu cho ước vọng muốn được thoải mái với chính mình và sử dụng những phương tiện cần thiết để phát triển sức khỏe tâm lý và thể lý.
  3. Nhu cầu hòa giải: để sống với người khác, người ta phải nhận ra rằng họ cần tha thứ cho mình và được người khác tha thứ cho. Khả năng tha thứ cho người khác vì những xúc phạm của họ tùy thuộc vào khả năng con người tự chấp nhận chính mình. Sự tha thứ trở thành tự nhiên nhất đối với những ai có một cuộc sống, trong cuộc sống ấy, họ đã kinh nghiệm được việc cho đi và cho đi cách tự do.
  4. Nhu cầu tự do: tự do là điều kiện chủ yếu của cuộc sống con người; chỉ người tự do mới có thể lớn lên và trưởng thành. Ở một mức độ nào đó, bệnh hoạn làm cho con người kém tự do và để là một người chăm sóc mục vụ hiệu quả, người ta phải thực hành việc chăm sóc này trong sự tự do hoàn toàn, để cho người khác khả năng hoặc chạy trốn hoặc chờ đợi.
  5. Nhu cầu sự thật: sự hiểu biết và yêu thương được bày tỏ cho con người trong những lúc khó khăn bao giờ cũng phải được cho đi trong tình trạng tôn trọng sự thật, sự thật thuộc điều kiện con người trong đó họ sống, và tình trạng bệnh hoạn của họ. Quyền của mọi bệnh nhân là được tôn trọng với tư cách là con người và ta phải cho họ những thông tin cần thiết liên quan tới tình trạng sức khỏe của họ, cách phù hợp với tình trạng tâm lý và thiêng liêng của họ.
  6. Nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của mình: trong sự liên kết này, ta nói về những nhiệm vụ liên quan tới mối tương quan với tha nhân và các thực hành tôn giáo.
  7. Nhu cầu cầu nguyện: các hình thức cầu nguyện có thể khác nhau và kỹ năng của người chăm sóc mục vụ cho thấy cách đáp ứng các nhu cầu khác nhau, dù đây không phải là nơi thích hợp nhất để dạy giáo lý về cầu nguyện, đôi khi cần phải giáo dục người ta trong những vấn đề tôn giáo.
  8. Nhu cầu về các nghi lễ: từ việc chào hỏi đơn giản nhất tới những nghi lễ công phu nhất, toàn bộ cuộc sống được đánh dấu bằng các giai đoạn có tính nghi lễ. Các nghi lễ có một giá trị về nhân chủng học, giúp con người khắc phục được những thời kỳ khó khăn của cuộc sống và các nghi lễ tôn giáo cũng rõ ràng có một giá trị thần học , làm cho có thể diễn tả mối liên kết giữa cá nhân với Thiên Chúa và đấng siêu nhiên.
  9. Nhu cầu thinh lặng: đây là hoàn cảnh thích hợp nhất làm cho con người có thể xử lý đau khổ của mình. Nói huyên thuyên lắm lời có thể không thích hợp khi người ta đang đau đớn và tuy những lời ấy cũng nhắm tới việc chữa lành, nhưng vẫn thường làm cho người khó chịu hoặc đau khổ. Thinh lặng và nhất là sự thing lặng nội tâm là nguồn của sự sung túc.
  10. Nhu cầu truyền thông: kinh nghiệm được ở trung tâm của một biến cố nào đó bao giờ cũng đem cho con người một khát vọng truyền thông, nói cho người khác về đau khổ của mình. Nhu cầu này đòi người ta phải có khả năng lắng nghe, nhưng chỉ người biết chăm sóc người khác cách nghiêm túc mới có thể tìm được thời gian thích hợp để lắng nghe.
  11. Nhu cầu cám ơn: người bệnh nào ý thức về sự tốt lành của những người chung quanh đều phải tìm cơ hội để diễn tả lòng biết ơn và đồng thời cũng cám ơn Thiên Chúa vì ơn sự sống.

 4.2.2.3. Các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo: đây là một bản danh sách dài hơn phải được những người chăm sóc mục vụ đánh giá cách riêng trong các liên hệ của mình với thân chủ và các thành viên của gia đình họ[4].

  1. Tương quan với chính mình (nhận ra căn tính của mình)
  2. Tương quan với tha nhân
  3. Nhu cầu có một môi trường gia đình biết đón tiếp
  4. Tôn trọng sự riêng tư và các niềm tin cá nhân
  5. Giải thích lại cuộc sống (lịch sử  của bản thân) làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa
  6. Tha thứ và Hòa giải
  7. Tìm ra các giải đáp cho những vấn đề về ý nghĩa và sự hiểu biết của con người về bệnh tật, đau khổ và chết chóc.
  8. Nói thêm về những mất mát do bệnh tật đem lại
  9. Giải thích và chia sẻ các giá trị và các niềm tin
  10. Thiết lập cuộc sống của mình vượt ra khỏi mình và bên ngoài mình. Sự liên tục. Mở rộng chính mình.
  11. Đến với đấng siêu việt. Theo nghĩa rộng.
  12. Liên hệ với Thiên Chúa và thần linh, nhất là trong đau khổ, bệnh tật và chết chóc
  13. Thực hiện các thực hành tôn giáo theo đức tin của mình
  14. Thuật lại và diễn tả các niềm tin và các biểu tượng theo ngôn ngữ không lời
  15. Diễn tả đời sống thiêng liêng mình nhờ nghệ thuật, văn hóa và thiên nhiên

CÁC NHU CẦU THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH: nhất là khi bệnh nhân bị liệt, bất tỉnh hoặc hôn mê hoặc đang ở trong tình trạng nguy kịch…

  1. Nhu cầu đồng hành để thích nghi với hoàn cảnh mới
  2. Tìm ra ý nghĩa trong hoàn cảnh mới
  3. Diễn tả và thực hành các giá trị và các niềm tin tôn giáo

Ta đã đề cập tới một số nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo thuần túy bằng ví dụ. Người ta cũng có thể nhận ra những nhu cầu khác, tế nhị hơn, nhưng điều quan trọng nhất là thái độ mà cùng với thái độ ấy người chăm sóc mục vụ thấy hoàn cảnh thiêng liêng của người khác.

Đối diện với những nhu cầu này, toàn bộ nhóm chăm sóc đòi phải đồng hành với bệnh nhân sao cho họ có thể tìm được những giải đáp thích hợp cho điều kiện của họ. Đồng hành là một nhiệm vụ nhạy cảm, không thể áp đặt được. Những người đồng hành phải mạnh mẽ và để cho những người gặp khó khăn tìm được sự nâng đỡ nơi mình trong sự yếu đuối của họ, nhưng không thể thay thế hoặc loại trừ người ấy khỏi con đường của họ, và phải ở lại bên cạnh người ấy, và nếu cần, nói với họ để họ có thể suy nghĩ và bắt đầu lại. Những người đồng hành phải ở lại trong bóng tối và phải có thể làm cho người khác lãnh trách nhiệm đối với  việc đem lại sự phục hồi.

Khi những nhu cầu này được diễn tả trong một bối cảnh tôn giáo đặc biệt người ấy phải được phục vụ về mặt tôn giáo cách đặc biệt và cụ thể, nhưng việc đồng hành tôn giáo không bao giờ được bỏ qua tầm quan trọng của việc đồng hành với người đau khổ bằng sự tôn trọng bản tính con người, ý thức về tình trạng tâm lý đặc biệt của họ.

4.2.3. Các công cụ để nhận ra các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo

Giống như những người chăm sóc khác dấn thân cách đặc biệt cho việc chăm sóc các chiều kích khác của con người (thể lý, xã hội, tâm lý), những người chăm sóc mục vụ cũng phải có những phương tiện và công cụ họ cần để có thể phát hiện ra những nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo của các bệnh nhân trong các Trung Tâm Tông Đồ của ta và các thành viên của gia đình.

Rõ ràng là lãnh vực này chưa được phát triển đầy đủ và những công cụ hiện có vẫn còn tạm thời, và phải được cải thiện và xác nhận cách thích hợp. Vì thế, ta phải cố gắng tìm và phác họa những công cụ thích hợp nhất để đối xử với bệnh nhân, những người ta chăm sóc (phụ lục 1 và 2).

4.3. VIỆC CHẨN ĐOÁN MỤC VỤ (THIÊNG LIÊNG VÀ TÔN GIÁO)

Kiểm soát việc chẩn đoán trong lãnh vực rất đặc biệt của việc chăm sóc mục vụ này không dễ tí nào và thường không phải lúc nào cũng có thể mô tả việc ấy. Ta cũng không phát minh ra một hệ thống các thử nghiệm chẩn đoán thường được nhìn nhận và coi là hợp lý như vẫn xảy ra trong các ngành khác, như trong việc chăm sóc y tế hoặc điều dưỡng. Nhưng điều quan trọng là phải cố gắng vì những người chăm sóc mục vụ buộc chúng ta phải nghiên cứu nghiêm túc mọi trường hợp, từng trường hợp một, để đưa ra những hành động tốt nhất được thực hiện với các thân chủ của ta và các thành viên gia đình.

Chẩn đoán nghĩa là nhờ đến các nhu cầu đã được phát hiện để định nghĩa tình trạng đích thật của con người vì những chiều kích thiêng liêng và tôn giáo, và cách họ kinh nghiệm về tình trạng ấy và những gì họ cần trong những hoàn cảnh này. Đó không chỉ là vấn đề định nghĩa mà còn là việc liên hệ tình trạng ấy với hoàn cảnh thực tế, trong đó thân chủ của ta đang bị đặt vào, dựa vào những sự kiện và những triệu chứng cụ thể, những thứ cho thấy những gì đang thực sự xảy ra cho bệnh nhân.

Một số những chẩn đoán mục vụ được cung cấp dưới đây, bằng sự chỉ đạo và bằng ví dụ, một số rút được từ thế giới  Điều Dưỡng và trong trường hợp đặc biệt này, đó là những chẩn đoán đã được Hiệp Hội Chẩn Đoán Điều Dưỡng Bắc Mỹ xuất bản (NANDA)[5]

 4.3.1. Sức khỏe thiêng liêng

Đây là một tình trạng trong đó, người ta kinh nghiệm được niềm hạnh phúc của việc kết hợp chặt chẽ giữa ý nghĩa và mục đích của cuộc sống bằng cách kết hợp với chính mình, với những người khác, thiên nhiên và đấng siêu việt (Thiên Chúa).

Đặc điểm định nghĩa tình trạng ấy:

  1. việc tự chấp nhận mình và lòng tự trọng
  2. một môi trường gia đình và xã hội luôn có tính đón tiếp
  3. sẵn sàng chấp nhận sự riêng tư, những giá trị và các niềm tin của bệnh nhân
  4. đọc lại cách lành mạnh lịch sử của bệnh nhân
  5. hòa giải với mình, với tha nhân và với Thiên Chúa
  6. đem cho đau khổ bệnh hoạn và chết chóc một ý nghĩa
  7. chấp nhận những mất mát và đau buồn cách hợp lý lúc bệnh hoạn
  8. dễ dàng liên hệ với đấng siêu việt
  9. kinh nghiệm được mối tương quan với Thiên Chúa như Tình yêu/ Lòng Nhân Từ và Niềm Hy Vọng, làm cho cuộc sống bệnh nhân đầy ý nghĩa
  10. diễn tả và thực hiện những thực hành tôn giáo làm cho bệnh nhân có thể sẵn sàng chấp nhận bệnh hoạn
  11. những thứ khác cần được ghi rõ.

4.3.2. Nguy cơ đau khổ tinh thần

Nguy cơ đau khổ tinh thần làm thay đổi cảm thức của con người về việc liên kết cách hòa hợp với sự sống, vũ trụ và với Thiên Chúa, trong đó, những chiều kích vượt quá và tăng cường sức mạnh cho bản thân có thể bị thay đổi.

Đặc điểm định nghĩa nguy cơ ấy:

  1. Thiếu chấp nhận mình và thiếu lòng tự trọng
  2. Môi trường gia đình và xã hội thiếu sự tiếp đón
  3. Những khó khăn trong việc truyền thông các giá trị và niềm tin
  4. Khó tha thứ và hòa giải với mình, với tha nhân và Thiên Chúa
  5. Lo âu và căng thẳng do bệnh hoạn, đau khổ và chết chóc gây ra
  6. Khó chấp nhận những mất mát bệnh hoạn mang lại
  7. Những giá trị và niềm tin tôn giáo thấp kém
  8. Mối tương quan với Thiên Chúa dựa trên sợ hãi, xung đột và trừng phạt
  9. Khó thực hành đức tin tôn giáo
  10. Những thứ khác cần ghi rõ

4.3.3. Đau khổ tinh thần

Yếu kém về khả năng diễn tả và thể hiện ý nghĩa và mục đích của cuộc sống qua việc liên hệ với chính mình, với tha nhân, Thiên Nhiên (và tất cả những gì mối liên hệ này đòi hỏi) hoặc đấng siêu việt (Thiên Chúa).

Những đặc điểm định nghĩa đau khổ tinh thần:

  1. việc tự chấp nhận mình hoặc lòng tự trọng thấp hoặc không có
  2. môi trường gia đình và xã hội thiếu sự tiếp đón hoặc không có môi trường ấy. Cấu trúc bị phá vỡ.
  3. không truyền thông được gì liên quan tới sự riêng tư, các giá trị và những niềm tin
  4. mặc cảm tội lỗi trong tương quan với mình, và/hoặc với tha nhân, và/hoặc với Thiên Chúa
  5. khó chấp nhận bệnh tật, đau khổ và chết chóc: buồn, vô nghĩa, giận dữ, sợ hãi…
  6. khó chấp nhận những mất mát vì bệnh tật
  7. phiền muộn quá làm ảnh hưởng đến việc làm
  8. niềm tin và các giá trị tôn giáo: 1) không giúp được gì trong hoàn cảnh hiện tại; 2)xung đột với niềm tin ấy; 3) không có (niềm tin và các giá trị tôn giáo)
  9. mối tương quan với Thiên Chúa là mối tương quan gây xung đột hoặc không có
  10. bỏ các thực hành tôn giáo
  11. không có khả năng cầu nguyện
  12. từ bỏ Thiên Chúa và các thực hành tôn giáo vì bệnh hoạn
  13. Những thứ khác cần ghi rõ

4.3.4. Thất vọng

Là tình trạng chủ quan trong đó, cá nhân sống cách bất hòa hợp với mình, với tha nhân với thiên nhiên và với Thiên Chúa và chỉ thấy được một ít hoặc không thấy được một sự thay thế nào hoặc không thay đổi được hoàn cảnh hiện tại, khiến người ta cảm thấy không có khả năng đưa ra những nỗ lực để thay đổi tình trạng đó.

Những đặc điểm để định nghĩa thất vọng:

  1. không hoặc ít cảm nhận được những thay thế của bản thân
  2. không có khả năng sắp xếp năng lực để cải thiện cam kết của mình
  3. thiếu truyền thông sự riêng tư, các giá trị và niềm tin
  4. thiếu sáng kiến
  5. việc đáp trả lại những kích thích bị giảm bớt
  6. từ bỏ gia đình và xã hội
  7. buồn phiền đến độ buông xuôi: rơi vào thất vọng
  8. mất hứng thú trong mọi sự, kể cả cuộc đời đã qua
  9. thờ ơ với các giá trị và niềm tin
  10. mất tin tưởng vào và giận dữ đối với Thiên Chúa. Thờ ơ
  11. mất hứng thú trong việc thực hành tôn giáo
  12. diễn tả thành lời hoặc thái độ sự lẩn tránh, mất hứng, yếu nhược…
  13. những thứ khác cần minh định

4.3.5. Thiếu truyền thông thiêng liêng (lạnh lùng, hờ hững)

 Là tình trạng mà trong đó, người ta, vì những lý do khác nhau, không muốn truyền thông những kinh nghiệm thiêng liêng và tôn giáo sâu xa nhất của mình cho người khác hoặc dửng dưng với mọi sự liên quan tới các chiều kích thiêng liêng và tôn giáo vì họ chưa hề vun xới những chiều kích ấy, hoặc có những kinh nghiệm tiêu cực về những chiều kích ấy, hoặc là kết quả của sự chọn lựa cá nhân.

Những đặc điểm để định nghĩa tình trạng đó:

  1. Không truyền thông đời sống thiêng liêng cho ai cả;
  2. Không truyền thông đời sống thiêng liêng, các giá trị và các niềm tin cho những người chăm sóc mục vụ;
  3. Thiếu niềm tin tôn giáo;
  4. Không có khả năng truyền thông vì bệnh tật;
  5. Đời sống thiêng liêng và/hoặc tôn giáo được sống cách bên ngoài họ;
  6. Những thứ khác cần ghi nhận;

4.3.6. Những thứ khác. Hãy ghi nhận. Đánh giá theo kiểu mô tả

4.4. VIỆC ĐIỀU TRỊ THEO KIỂU MỤC VỤ

Vì đã tìm hiểu các nhu cầu thiêng liêng và tôn giáo và sau khi đã làm một cuộc chẩn đoán mục vụ, ta phải suy nghĩ về cách giúp các thân chủ của ta và các thành viên của gia đình họ trong hoàn cảnh đặc biệt. Đôi khi, sẽ cần phải có sự đồng hành để giúp họ phục hồi sức mạnh xuất phát từ linh đạo và đức tin của các tín hữu, để đặt việc ấy vào trong việc phục vụ sức khỏe. Đôi khi cũng sẽ cần phải phân định và làm rõ các niềm tin khi có sự xuyên tạc bệnh hoạn đối với  các niềm tin đó. Vào những dịp khác người chăm sóc mục vụ sẽ phải tập trung vào việc làm cho bệnh nhân có thể tiếp cận đời sống thiêng liêng và tôn giáo, giúp họ trong tiến trình bản thân, trong cuộc hành trình thiêng liêng.

Một số thái độ có ý nghĩa quan trọng của người chăm sóc mục vụ là: khả năng lắng nghe, tôn trọng tính cách cá nhân, cảm thông và sẵn sàng. Trên nền tảng này sẽ có thể thiết lập mối tương quan cá nhân cần thiết và thích hợp dựa trên sự tin tưởng của thân chủ vào người chăm sóc mục vụ, một sự tin tưởng vô cùng quan trọng đối với  việc đồng hành và việc điều trị có tính mục vụ.

Đây là một ít hành động có tính chỉ dẫn hoặc một ít điều trị điển hình và có thể sử dụng được trong việc chăm sóc mục vụ:

 Ta sẽ kết luận phần này bằng cách diễn tả một số đặc điểm của việc nâng đỡ mục vụ mà các nhà tư vấn hoặc chăm sóc mục vụ cần ghi nhớ trong công việc hằng ngày:

  1. Nhà tư vấn thiêng liêng là người đưa ra giải thích cho người ta trong cuộc đối thoại với họ. Người này có thể giúp giải thích những vấn nạn và cảm xúc, đặt cho chúng một tên gọi, đối thoại với chính mình trong thế giới tăm tối của cuộc đối thoại thiêng liêng và trong tâm lý. Nối kết những vấn nạn quan trọng nhất… diễn tả những sự giao tiếp đã có kinh nghiệm…
  2. Người tư vấn thiêng liêng có thể hành động như một nhà trí thức suốt cuộc đối thoại giữa con người với truyền thống thiêng liêng của họ. Thiết lập hoặc thiết lập lại những mối liên hệ với truyền thống ấy và làm cho truyền thống ấy sinh động bằng việc cầu nguyện, lời nói, những sự im lặng và những nghi lễ ( bí tích).
  3. Người tư vấn thiêng liêng có thể là người giải thích trong cuộc đối thoại, trong đó thân chủ đau ốm hoặc nghèo túng cam kết với thế giới y khoa hoặc xã hội. Ngôn ngữ y học thường không có liên quan gì với ngôn ngữ của cõi lòng con người. Các sự kiện y học phải được chuyển dịch thành nghệ thuật sống và sống có ý nghĩa. Các vấn đề đạo đức và đạo đức sinh học nẩy sinh liên quan tới những quyết định ảnh hưởng tới bệnh nhân… (việc xoa dịu, nhập viện…)
  4. Người chăm sóc mục vụ có thể hành động như người giải thích và như nhịp cầu nối kết các thân chủ và môi trường gia đình họ. Gia đình và bạn hữu cũng có những vấn đề và đang tìm kiếm các giải đáp trong ý thức hệ của họ và trong những cách thức khác nhau trong đó họ sống cuộc sống thiêng liêng và tôn giáo của họ. Chấp nhận một phương pháp cởi mở và tiếp đón có thể giúp cung cấp một sự hiểu biết hơn về hoàn cảnh của bệnh nhân đối với các thành viên của gia đình và môi trường[6].

4.5. ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH NÀY

Mô Hình Chăm Sóc Mục Vụ sẽ không hoàn hảo nếu không có việc đánh giá tiến trình ta đang khai triển ở đây. Một khi ta biết các nhu cầu và thực hiện việc chẩn đoán, ta phải bắt đầu một kế hoạch hành động và phải quyết định việc điều trị để giúp những người ta đang chăm sóc. Kế hoạch này sẽ phải được thường xuyên đánh giá, xem xem kế hoạch ấy có còn hữu ích cho bệnh nhân chăng, hoặc kế hoạch ấy có làm bệnh nhân đau đớn hay không sản sinh những kết quả mong đợi. Trong trường hợp này, cần nhìn lại toàn bộ tiến trình và thay đổi cách điều trị nếu cách điều trị ấy không còn phải là cách thích hợp nhất và thậm chí cần phải xem lại việc chẩn đoán cũng vì những lý do ấy, để định hướng lại tiến trình và để tiến trình ấy có kết quả hơn.

Việc xem lại và đánh giá rất quan trọng trong việc đem lại những sự cải thiện. Đây là nền tảng của chất lượng  của việc chăm sóc mục vụ. Chính việc này mới có thể làm cho ta hiểu được những giới hạn của ta và điều chỉnh những giới hạn ấy và nhất là, việc này làm ta có thể đem cho các thân chủ mình sự chăm sóc thiêng liêng và tôn giáo có tính trị liệu đích thật, một sự chăm sóc giúp cải thiện sức khỏe và cuộc sống.

Ở đây, lại một lần nữa, cần phải có những công cụ ta cần để giúp ta đánh giá chất lượng của những gì ta làm, bao giờ cũng duy trì những đặc tính đặc biệt của thế giới thiêng liêng và tôn giáo. Hiện nay, có một ít công cụ để đánh giá việc chăm sóc mục vụ và ta phải cố gắng tiếp tục xây dựng những công cụ ấy dần dần. Ta đang đưa vào phần phụ lục hai ví dụ: một về cách đánh giá và thiết lập một tiến trình cải thiện mục vụ và một ví dụ khác về các dụng cụ cho biết chất lượng (phụ lục 3 và 4).

Ở đây một khía cạnh đặc biệt duy nhất là việc đánh giá thiêng liêng và tôn giáo của những người bị tước mất phần nào hoặc toàn bộ khả năng truyền thông bằng lời nói. Có những cách khác để truyền thông bằng thứ ngôn ngữ không lời, thứ ngôn ngữ ta phải làm quen với và phải thực hành với. Trong (phụ lục số 5) ta có cho một ví dụ về phương pháp đánh giá về mặt thiêng liêng của những người ấy.

4.6. LỊCH SỬ  MỤC VỤ VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU MỤC VỤ

Thực ra cả hai lãnh vực này, chẳng lãnh vực nào thuộc Mô Hình Chăm Sóc Mục Vụ cả, nhưng chúng có liên quan rất nhiều đến cách thực hành chăm sóc mục vụ.

Lịch Sử Mục Vụ của bệnh nhân là một công cụ bao gồm các dữ kiện, nhu cầu, việc chẩn đoán, điều trị, tiến triển và đánh giá về mặt thiêng liêng và tôn giáo trong các Trung Tâm Tông Đồ của ta. Trên nguyên tắc, lịch sử  này phải tạo nên một phần không thể thiếu của Lịch Sử Bệnh Án của bệnh nhân.

Có một số trở ngại ta cần nhớ: một là lịch sử mục vụ là điều không nổi tiếng lắm, và không quen lắm. Khó khăn thứ hai, xuất phát từ khó khăn thứ nhất, công việc và kỷ luật mà người chăm sóc mục vụ cần làm là thực hiện công việc của mình và giám sát công việc ấy. Một khó khăn lớn nữa là giữa các chuyên gia khác trong các Trung Tâm và việc quản lý chẳng mấy ai nhận thấy Lịch Sử Mục Vụ là cần thiết cả. Cuối cùng, một khó khăn nữa liên quan tới các dữ liệu riêng tư và tính bảo mật. Đây là một vấn đề nhạy cảm phải bảo đảm làm đúng theo tính riêng tư và luật bảo vệ các dữ liệu của quốc gia. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm được một giải pháp thỏa đáng nào về việc này và hơn hẳn việc đòi hỏi pháp lý, ta phải đề cao thái độ quan trọng của việc tôn trọng sự riêng tư, tìm cách và áp dụng những phương pháp trong sáng trong việc tiếp xúc với con người. Tuy nhiên, cũng có một số mô hình về Lịch Sử Mục Vụ, và chắc chắn  đòi hỏi phải làm sáng tỏ và cải thiện.

Việc nghiên cứu mục vụ vừa cần thiết vừa khá hiếm trong thế giới  của việc Chăm Sóc Mục Vụ đối với  Bệnh Nhân và thừa tác vụ mục vụ xã hội. Nhiều việc và là những việc tốt, đang được thực hiện, đòi phải suy tư, nghiên cứu và công bố, đó chính là lãnh vực trong đó ta là những chuyên gia. Việc nghiên cứu này rất quan trọng nếu ta phải cải thiện và mở rộng công việc của mình. Làm việc liên quan tới Mô Hình Chăm Sóc Mục Vụ được đề nghị ở đây có thể giúp ta dấn thân hơn cho công việc này. Mọi Tỉnh của Hội Dòng phải thực hiện đầy đủ các kế hoạch nghiên cứu mục vụ trong khi vẫn khuyến khích các kế hoạch nghiên cứu y học và y sinh học, như được chỉ định trong Hiến Chương của Hội Dòng Trợ Thế.

 4.7. KẾT LUẬN

Khi nói về hô mình chăm sóc mục vụ ta chỉ muốn cho thấy một ít nguyên tắc chỉ đạo căn bản đối với  việc chăm sóc thiêng liêng và tôn giáo cho bệnh nhân và những người nghèo túng trong các Trung Tâm của ta. Điều ta phải cố gắng làm là chấp nhận mô hình chăm sóc được sử dụng trong nghề chăm sóc sức khỏe, phần nào cũng được áp dụng cho lãnh vực xã hội liên quan tới việc cung cấp cho những người bị hất ra ngoài và bị loại trừ và được chỉ dẫn để có thể thực hiện việc chăm sóc mục vụ có tổ chức hơn và thống nhất hơn.

Chắc chắn  thừa tác vụ mục vụ có những đặc điểm của nó và ta không thể nhận ra thừa tác vụ này cách đầy đủ khi chỉ sử dụng y khoa và việc chăm sóc sức khỏe. Chiều kích thiêng liêng và tôn giáo cũng phải kể đến thế giới  của đức tin, của các giá trị, các niềm tin và đời sống nội tâm của con người với tất cả sự phức tạp và mầu nhiệm của nó. Trong lãnh vực này, ta phải khôn ngoan trong cách sử dụng và áp dụng các công cụ, các nghi thức ngoại giao và các tiến trình mà ta đã diễn tả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ta không thể tiếp tục làm việc theo sự thúc đẩy căn bản của mô hình này như đã được thực hiện trong các ngành như tâm lý học và các ngành khác liên quan tới con người, trong chiều sâu của họ và hơn hẳn lãnh vực thể lý thuần túy đòi hỏi.

Việc áp dụng mô hình này cho thừa tác vụ mục vụ phải được thực hiện liên quan tới những khả năng và những nhu cầu. Ta ý thức rằng mô hình này đòi hỏi việc huấn luyện và nhất là những tài nguyên nhân sự, tài nguyên này chắc chắn  không bao giờ đủ như hoàn cảnh hiện nay. Nhưng cần phải bắt đầu với cá nhân các thân chủ hoặc các đơn vị chăm sóc nào đòi hỏi sự chăm sóc của ta cách khẩn thiết hơn. Nhờ làm việc với mô hình này, ta sẽ đạt được một cái nhìn mới về việc chăm sóc mục vụ, một việc sẽ giúp ta đem cho bệnh nhân, những người nghèo túng và các thành viên gia đình họ một sự chăm sóc có phẩm chất hơn. Cuối cùng, mô hình này sẽ làm cho ta có thể thực hiện sứ mạng mục vụ đã được ủy thác cho ta: việc tin mừng hóa.

[1] Hiến chươngTrợ thế, 5.1 (lời giới thiệu) và 5.1.3.2

[2] X. FRANKL, V, La voluntad de santido: conferencias escogidas sobre logoterapia, Herder. Barcelona 1994.

[3] X. TORRALBA, F., Necesidades espirituales del ser humano. Cuestiones preliminares, trong Labor Hospitalaria 2004 (1), số 271, tr. 12 – 16.

[4] ARAGON PROVINCE. Necesidates espirituales y religiosas a valorar en la Historia Pastoral se los enfermos Sant Boi LI. 2006.

[5] X. PROVINCE OF ARAGON,  loc.cit., San Boi LI. (Barcelona) 2006.

[6] BARBERO, J. El apoyo espiritual en cuidados paliativos, en Labor Hospitalaria, 2002 (1) số 263, tr. 20 – 21.

Trích tài liệu Mục Vụ Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, OH