Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thánh PAMPURI
1897 – 1997
Năm nay đánh dấu 100 năm ngày sinh của Tu huynh Trợ Thế đặc biệt. Tại sao tu huynh là người đặc biệt?. Có thể nói ngay rằng Erminio Pampuri là một con người tốt lành và thực sự là một vị thánh trước khi nhập Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa (tên trong dòng gọi là Richard). có thể ngài chưa được phong thánh khi còn đang là một bác sĩ trong ngôi làng đơn sơTrivolzio thuộc tỉnh Milan nước Ý. Khi trở thành một tu sĩ Dòng Trợ thế ngài luôn được Hội Dòng ủng hộ qua vị giám đốc thỉnh sinh luôn thúc đẩy cậu thẳng tiến.
Pampuri chào đời ngày 2 tháng 8 năm 1897 tại Trivolzio. Song thân là ông Innocenzo Pampuri và bà Angela Campari. Pampuri là người con kế út trong 11 anh em, năm người chết trước năm 17 tuổi. Pampuri được rửa tội và tên thánh là Erminio. Người mẹ qua đời ngày 25 tháng 3 năm 1900 khi cậu lên 3. Pampuri có hai người chị một người là Maria nũ tu dòng Franciscan Mission of the Immaculate Heart of Mary (Sister Longina Maria) và cống hiến cuộc đời hầu như trọn vẹn của chị ở Ai Cập. Một người chị nữa là Margherita sống độc thân.
Sau này Erminio thường hay liên lạc thư từ với chị nữ tu dòng Phanciscan. Trước khi qua đời bà Angela thu xếp cho Ermino Pampuri đến ở với hai người chị em con chú con bác, nhưng cậu chỉ ở với hai người chị này một thời gian ngắn, rồi cậu về sống với ông Chú, một bác sĩ đia phương, và người thím là bà Maria sống ở gần làng Torrino.
Bà thím Maria cư xử với cậu như là một người mẹ trái ngược với người cha của Erminio dường như không còn phải là chính mình vì ông được nuông chiều nên ông thường “đánh đập người vợ thánh thiện của mình”. Ông rời bỏ Trivolizio mở một quán rượu khác ở làng Casorate Primo và cửa hàng này không phát triển, nên ông rời nợi này để tới Milan và mở một quán rượu khác ở đó.
Ở Milan công việc làm ăn càng tồi tệ hơn và rồi chúng ta được nghe rằng ông bị té xe và chết trong vụ tai nạn trên đường phố Milan năm 1907 . Giờ đây, Erminio, người thân và bạn bè lại biết cậu dưới cái tên Emilio, và cái tên này được thể hiện trên giấy chứng minh nhân dân ngày 10 tháng 7 năm 1904. Hai năm sau cậu được nhận lãnh bí tích rước lễ vỡ lòng
Dưới Mái ấm của Chú thím cậu bé sống trong sự bao bọc đầy lòng nhân từ, tinh thần của người Kito giáo và chính điều này ảnh ảnh hưởng sâu sắc đến cậu bé Pampuri, có lẽ người có ảnh hưởng nhiều nhất tới đời sống tu trì của cậu là đôi vợ chồng người giúp việc, Carolina Bersan. Những người khác trong nhà cũng có ảnh hưởng đến đời sống đạo đức nhiều đến cậu là hai người bác, Pietro và Carlo Campari.
Torrino thời gian đó chưa có trường học vì thế cậu phải đi học tiểu học ở làng Trovo cách đó khoảng 1Km. Năm lên 11 cậu về sống với người anh trai Fernando đã lập gia đình ở Milan . Cậu học trung học tại trường Manzani. Sau đó chú thím ở Torrino gửi cậu trọ học tại trường cao đẳng San Agostino ở Pavia gần nhà. Pampuri học ở đây 6 năm. Ý hướng đi tu được nuôi dưỡng từ mái ấm của vợ chồng chú thím và được củng cố khuyến khích mạnh mẽ hơn trong môi trường khi cậu theo học ở Cao đẳng.
Chịu ảnh hưởng gương tốt của người chú, bác sĩ miền quê, Pampuri đã có được nhãn quan sẽ theo ngành y khoa. Cậu học tại đại học Pavia và trở về sống trong nhà một người bạn của ông cậu. Trong môi trường đại học cậu tham gia vào nhóm sinh viên Công Giáo Tiến Hành. Cậu đã vượt qua được kỳ thi các môn: thực vật học, động vật học, Hóa hữu cơ. Công việc học tập của cậu bị gián đoạn do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1915-1916, các sinh viên và giáo sư phải thi hành nghĩa vụ quân sự, gia nhập quân đội.
Erminio khoác lên người bộ quân phục ngày 1 tháng 4 năm 1917 và trên cầu vai áo lính mang dấu hiệu binh chủng quân Y. Huấn luyện thao trường đầu tiên ở Milan và được mang lon cấp bậc hạ sĩ. Sau đó được điều ra tuyến đầu sát với biên giới nước Áo. Sau này trong tiến trình điều tra phong thánh cho ngài một cách nghiêm ngặt đã phát hiện thêm nhiệm vụ của cậu là lính cứu thương cho thương binh ỏ tuyến đầu trận địa và cậu là một người có tính cách rất anh hùng quả cảm.
Thí dụ ngày 24 tháng 10 cuộc chiến trở nên khốc liệt đến mức quân đội Ý được lệnh rút lui. Các sĩ quan quân y trong đội của cậu bỏ rơi các thương binh để tìm chỗ trú ẩn an toàn cho bản thân. Nhưng Erminio không như vậy, cậu ở lại với thương bệnh binh và dũng cảm dưới lằn đạn của quân thù. Cuối cùng cậu tìm được một chiếc xe bò, cậu dìu các thương bệnh binh lên và sau 24 giờ vật lộn với những quãng đường hầm hố lầy lội cậu đã đưa các bệnh binh đến nơi an toàn. Hành động hy sinh dũng cảm này, cậu được thưởng huy chương đồng.
Ngày 1 tháng 3 năm 1918, cậu được thăng lên cấp bậc trung sĩ và được nghỉ phép. Trong thời gian nghỉ phép cậu bị bệnh viêm màng phổi cấp nặng thập tử nhất sinh. Khi người Áo dừng chân ở đường biên giới Piave, trung sĩ Pampuri được cho nghỉ phép 4 tháng từ tháng 2 tới tháng 6) vì việc học tập đang bị gián đoạn, nhờ dịp này cậu có cơ hội để hoàn tất kỳ thi kiểm tra năm thứ 3 đại học Y khoa và khi hết phép, trở lại tiếp tục phục vụ trong quân đội cậu được phái tới quận Malonno thanh bình thuộc tỉnh Bresia ở đó sức khỏe của cậu dần được phục hồi.
Khi cuộc chiến đang dịch chuyển sát tới đơn vị của cậu, đơn vị này được lệnh chuyển quân về bờ biển Lake Como và sau đó là sự thỏa thuận ngừng chiến. Ngày 4 tháng 6 năn 1920 cậu rời khỏi quân ngũ với cấp bậc thiếu úy ( sub-lieutenant) và được hưởng một khoản tiền trợ cấp nhỏ và sau khi tốt nghiệp bác sĩ cậu bỏ không lãnh số tiền trợ cấp này nữa.
Có một thời gian ngắn, cậu lưỡng lự , chán nản, và nghiêm trọng hơn cậu nghĩ từ bỏ ngành y. Tuy nhiên, cậu đã vượt qua được cơn thử thách này và đạt được nhiều thành công và cuối cùng tốt nghiệp trường Y khoa ngày 6 tháng 7 năm 1921.
Tuy vậy, cậu vẫn liên lạc với nhóm Công Giáo Tiến Hành, cậu liên kết với nhóm tu sĩ Franciscan ở Santa Maria di Canepanova, cậu đã gia nhập dòng ba Thánh Phanxico.
Vị bác sĩ trẻ Pampuri cộng tác với ông Chú hành nghề khám chữa bệnh cho người ở vùng miền quê và cậu quan tâm tới làng quê Vernate. Một thời gian ngắn sau đó cậu tới hành nghề ở làng Morimondo lớn hơn cách Torrino 15 Km, Emilo vẫn thăm khám bệnh ở làng Torrino và lập một phòng tư vấn nhỏ ngay bên cạnh nhà của ông chú. Bệnh nhân của ông chú Carlo là những nông dân nghèo, họ khó kiếm đủ tiền để trả chi phí khám chữa bệnh. Cả hai chú cháu đã phục vụ miễn phí cho nhiều người và chỉ yêu cầu bệnh nhân bỏ một chút ít vào thùng quyên góp cho công việc từ thiện.
Erminio sau khi tốt nghiệp cậu học thêm và tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa ở Milan và tiếp tục ở Bresica. Trở lại Morimondo bác sĩ Pampuri tiếp tục hành nghề. Trong thời gian này cậu có nhà riêng và cùng sống với người chị Margherita là người quản gia cho cậu.
Bác sĩ Carlos thường bắt những bệnh nhân còn đi lại được phải đến phòng khám để ông chẩn đoán, chữa bệnh, trái lại Bác sĩ trẻ Erminio cảm nhận được hạnh phúc hơn khi ông đi thăm khám bệnh, rảo quanh khu làng bằng chiếc xe đạp tại nhà của bệnh nhân. Thường bệnh nhân trả công cho cậu có khi một vài cái bắp cải, con gà hoặc một ít xúc xích được họ tự chế biến tại nhà. Bà Chị Margherita chẳng thể nào đoán ra được khi nào cậu em mang về nhà một người nghèo sẽ dùng chung bữa chiều với họ, nhưng cô luôn sửa soạn cho tình huống này vì cậu em rất thường làm điều này.
Trong tiến trình phong Chân Phước có rất nhiều chứng cứ cụ thể liên quan đến sự kiện lòng rộng lượng và bác ái của Bác sĩ Pampuri, có rất nhiều sự kiện được liệt kê ra trong tiến trình này, nhưng tất cả những chứng cứ này đều được thẩm tra qua những nhân chứng. Cậu giúp đỡ thiết lập một ban kèn tây cho giới trẻ của giáo xứ và giáo lý viên. Cậu cũng còn tham gia vào công tác hoạt động mục vụ của giáo xứ theo sắc lệnh của công đồng Vatican II.
Pampuri đóng một vai trò quan trọng trong đời sống giáo hội địa phương. Cậu trợ giúp cha xứ, Don Alesina cộng tác hướng dẫn giáo lý cho các em rước lễ vỡ lòng. Cậu cũng sắp xếp tổ chức tĩnh tâm cho giới trẻ và người lớn trong giáo xứ cùng với họ đến trung tâm tĩnh tâm của dòng Tên ở Triuggio.
Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của vị bác sĩ trẻ miền quê nghiêm túc và khổ hạnh. Cậu thức dậy tham dự thánh lễ ban mai trong nhà nguyện của tu viện, sau khi dùng bữa điểm tâm thanh đạm, cậu đi làm công tác khám chữa bệnh trở về nhà buổi trưa và dùng bữa. Trước hết cậu vào nhà nguyện cầu nguyện trước thánh thể. Buổi chiều cậu học, nghiên cứu hoặc đọc sách một giờ, rồi đi làm.
Trở về nhà buổi chiều cậu cùng bà chị lần chuỗi mân côi; sau bữa tối cậu gặp gỡ giới trẻ hoặc tập với ban kèn đồng do cậu tài trợ. Những ngày không bận công tác nhà xứ cậu thường đọc thêm sách báo tạp chí y khoa hoặc sách thiêng. Cuộc sống bình yên của cậu bác sĩ trẻ nông thôn ưu tiên trợ cấp phúc lợi cho bệnh nhân nghèo, không quan tâm đến sự đáp đền. Chắc chắn công việc của bác sĩ Pampuri đang thực hiện cũng là lộ trình đang đi trên con đường trọn lành.
Sự quan tâm của cậu với những bệnh nhân không chỉ giới hạn về mặt sức khỏe của họ. Cậu thường tặng thực phẩm và quần áo cho những người nghèo nhất trong số bệnh nhân của cậu. Công việc tham gia vào sinh hoạt của giáo xứ rất tích cực những buổi tĩnh tâm mà bác sĩ Pampuri thực hiện rất khác biệt không thể dùng giá trị đồng tiền ra so sánh được Năm 1923 Ermino thành lập Ủy Ban Truyền Giáo Giáo Xứ. Năm sau cậu tổ chức cuộc hành hương tới các địa danh Lộ Đức, Parey-le Monial và Ars.
Erminio Pampuri trở thành người bạn trung kiên với linh mục giáo xứ Don Richardo Beretta, vị linh mục này là thư ký của Hiệp Hội Truyền Giáo Giáo Sĩ. Chính do ảnh hưởng của vị linh mục này Erminio bắt đầu có những suy nghĩ về ơn thiên triệu. Qua trao đổi thư từ với người chị truyền giáo ở Ai cập trong thời gian này và sự liên lạc thư từ này chủ yếu về vấn đề bản chất ơn gọi tu trì, thấm đẫm cách sâu sắc hơn.
Một người cháu trai của Eminio Pampuri tường thuật chi tiết ông cậu dùng xe đạp hoặc bẳng xe ngựa loại xe một chỗ ngồi tới nhà các bệnh nhân nông dân trong quận thăm khám bệnh, Pampuri trên tay luôn có chuỗi tràng hạt. Một lần kia có một chiếc xe môto chay ngang qua xe ngựa của Pampuri và làm cho con ngựa hoảng chồm lên làm cái chắn bị bể và chỗ ngồi bị hất tung lên quẳng bác sĩ xuống đường. May mắn trong tai nạn đó bác sĩ không bị thương nặng và tiếp tục cầu nguyện và thăm khám bệnh nhân.
Eminio quyết định sống độc thân và điều này cậu kể trong những bức thư gửi cho chị nữ tu truyền giáo bên Ai cập . Một nữ tu khác, Sr Agnese Catenacci, có câu chuyện liên quan đến vấn đề này chỉ là một câu chuyện mang tính chất giai thoại kể rằng bà chị của Sr là Rosetta thường nói vui với cô con gái của người bán sữa trong làng rằng cô và bác sĩ là cặp đôi rất xứng đôi vừa lứa. “ Cưới chàng đi thôi cô bé” cô trả lời, “ tôi thà ở giá còn hơn là cưới một ông chồng cứ như là một linh mục.” nói về đời sống hôn nhân gia đình có một lần cậu có định nghiêm túc với một thiếu nữ con của một vị giám đốc bệnh viện trong thị trấn Abbiategrasso cô tên là Luigina Peretti.
Vì cậu thường gửi bệnh nhân của mình tới đó để điều trị. Pampuri cũng biết cô và cũng đã tiếp xúc với cô đôi lần vì cô ở trong nhóm Công Giáo Tiến Hành, hơn nữa, cô cùng ở quận với Pampuri. Tuy nhiên, Erminio Pampuri đã viết một lá thư gửi cho cô gái trẻ và nói về quyết định sống đời sống độc thân. Có lẽ ý tưởng đời sống ơn thiên triệu đã có trong trí của cậu từ lúc này.
Thời kỳ này chủ nghĩa phát-xít nở rộ tràn lan khắp nước Ý và đặc biệt nhóm Áo Đen đến chiêu mộ thành viên mới ở những khu vực nông thôn, và dân chúng miền Montonati gọi là “ sự viện trợ dùi cui và giấm ớt.”. Bác sĩ Pampuri và nhóm Công Giáo Tiến Hành là nguồn trở lực cho phong trào Phát-xít địa phương và họ thấy những sự đe dọa của họ không hề làm nhụt chí khí đối nghịch, chống đối của vị bác sĩ.
Họ bắt đầu một chiến dịch bôi nhọ, vu khống chống lại vị bác sĩ thiện hảo. Một áp lực bắt buộc cậu phải gia nhập vào Liên Hiệp Các Thày Thuốc Nông Thôn cậu miễn cưỡng, bất đắc dĩ gia nhập, nhưng không lâu sau đó cậu viết một lá thư đầy mạnh mẽ, can đảm đưa ra những lý do để từ chối rút khỏi Liên Hiệp Các Thày Thuốc Nông Thôn.
“Vì chủ nghĩa Phát-xit không thể cho mình có quyền độc quyền yêu quê hương yêu tổ quốc, như chủ nghĩa tự do đã từng thực hiện trước đây, tôi luôn là một người ái quốc, mặc dù có những va chạm với các đảng phái khác nhưng cũng tương đồng với nguyên tắc đạo đức và chính trị của tôi. Tôi không muốn từ bỏ sự tự do của tôi trong vấn đề này cho dù bất cứ vì lợi ích vật chất nào, do đó, tôi trình bày lý do tôi rút khỏi SNSMC.”
Dường như ý tưởng tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa trong đời sống tu dòng không còn xa vời với Erminio Pampuri. Trước tiên cậu xin vào dòng Phanxico nhưng các tu huynh nói cậu không thích hợp và không đủ sức khỏe theo đời sống của họ. Môi trường dòng tu thứ hai cậu xin gia nhập là dòng Tên (Jesuits) họ cũng đưa ra cùng những lý do như trên. Mặc dù bị hai dòng trên từ chối, Erminio vẫn cảm thấy sự thôi thúc mạnh mẽ lôi cuốn với đời sống thánh hiến.
Tháng 11 năm 1926 cậu đến Milam thăm người bạn thân linh mục Don Beretta đang dưỡng bệnh trong một nhả dưỡng bệnh. Vị linh mục này rất quý mến các tu huynh Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa và quảng bá về họ cho Erminio một cách rất nồng nhiệt. Don Beretta giới thiệu Erminio với bề trên giám tỉnh Dòng trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa tỉnh dòng Milan, tu huynh Zaccaria Castelleti.
Từ lúc này trở đi tư tưởng Erminio luôn hướng về Đấng Sáng Lập Hội dòng bác ái từ thiện này, Thánh Gioan Thiên Chúa. Nhưng vẫn còn hai điều dường như chưa dứt khỏi tư tưởng của cậu – lý do là hai Hội Dòng đã từ chối nhận cậu là tuổi tác và sức khỏe yếu. Vâng, có lẽ trong khi bác sĩ Pampuri lại rất quan tâm lo lắng cho sức khỏe bệnh nhân của cậu mà quên quan tâm đến chính sức khỏe của mình. Căn bệnh viêm màng phổi cậu mắc phải trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất vẫn chưa buông tha cậu.
Tu huynh Castelleli rất ấn tượng về cậu bác sĩ nông thôn trẻ này, và chắc chắn có sự tiến cử nhiệt tình của linh mục Don Beretta. Nhưng vấn đề sức khỏe yếu ớt của cậu vẫn còn đặt thành vấn đề. Sau khi có cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, tu huynh Castelleli nói với linh mục Don Beretta: “ Cậu bác sĩ nên ở lại với chúng tôi, thậm chí có thể chỉ là một ngày cậu sẽ được đón tiếp là thành viên của Hội Dòng chúng tôi. Sau khi làm vinh danh Chúa trên thế gian này, cậu sẽ là thiên thần bảo hộ cho chúng tôi trên Thiên Quốc.”
Ngày 6 tháng 6 năm 1927 Erminio chính thức được chấp nhận vào Hội Dòng Trợ Thế Thánh gioan Thiên Chúa. Cậu sống một ít ngày với các tu huynh ở cộng đoàn tại Solibiate để thử nghiệm ơn gọi tu huynh Trợ Thế. Khi đó thông tin về ơn gọi của cậu đến tai chị của cậu ở Morimondo và các người thân, họ tỏ ra ngạc nhiên và hơi buồn. Đặc biệt là Don Alesina khá giận và không giữ được bình tĩnh vì mất đi cánh tay phải trong công việc điều hành giáo xứ. Họ nói cậu đã làm được rất nhiều điều hay điều tốt trong giáo xứ, cậu chẳng cần gì phải khép minh vào tu viện làm gì. Thậm chí ngay trên nhật báo Corriere de la Sera ngày 20 tháng 8 đưa lên cột báo với dòng thông tin tựa đề ‘ Bác Sĩ trở thành Tu Sĩ ‘
Ngày 27 tháng 6 năm 1927 Erminio Pamouri được nhận vào tập viện Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa ở Bresica. Từ đó cậu đổi tên thành tu huynh Richardo.
Ngày 24 tháng 10 năm 1928 Richard Pampuri tuyên khấn 4 lời khấn ( ngoài 3 lời khấn theo truyền thống của giáo hội nghèo khó, trinh khiết, tuân phục, các tu huynh Gioan Thiên Chúa còn có lời khấn trợ thế.. Một thời gian ngắn sau khi tuyên khấn tu huynh được trao nhiệm vụ điều hành nha khoa trong bệnh viện Sant Orsola Hospital của Hội dòng ở Bresica.
Tuy nhiên, từ lúc này sức khỏe của tu huynh suy giảm đáng kể và 10 tháng sau khi tuyên khấn căn bệnh viên màng phổi của tu huynh tái phát, cơn sốt làm cho tu huynh phải nằm liệt giường ở bệnh viện của hội dòng tại Turin. Đầu năm 1930 tu huynh Richard được chuyển vể bệnh viện khác của Hội Dòng ở biên giới Italian và Croatian ở Gorizia để dưỡng bệnh. Cuối cùng ở đây quyết định chuyển tu huynh về bệnh viện ở Milan và tu huynh qua đời tại đây. Này 1 tháng 5 năm 1930. 3 ngày sau tang lễ được cử hành tại quê hương của tu huynh tại Trovolzio. (ngày nay vẫn còn hài cốt của ngài được đặt trong nhà thờ giáo xứ)
Tu huynh Richard Pampuri đã được giáo hội phong Thánh vào ngày 1 tháng 5 năm 1989. (tiến trình phong chân phước vào ngày 4 tháng 10 năm 1981) Tập hợp một số lượng lớn chứng cứ về hạnh thánh đức của tu huynh. Tôi không cần dài dòng để minh chứng các hạnh tích thánh của tu huynh Richardo, tuy nhiên cũng đủ để nói lên rằng Erminio, tu huynh Richardo Pampuri đủ điều kiện để là một vị thánh khi dựa vào Tin Mừng những điều cốt lõi khi đem thực hành những gì Tin mừng đã dạy.
Tu huynh Richado Pampuri là một người anh dũng đi trên con đường thánh thiện là một người bác sĩ nông thôn khiêm nhường, và tất cả những chứng cứ trong tiến trình phong thánh cho tiến trình này đã nói lên quá nhiều. Bác sĩ Pampuri sống chưa tròn 4 năm trong cương vị là tu sĩ của Hội Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa. Nhưng chắc chắn thời gian 4 năm quý giá sống cùng với các tu huynh khác thi hành công tác trợ thế, tu huynh thể hiện một cuộc sống cao độ về tinh thần anh hùng bác ái.