Những điều cần biết về đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ, khiến các tế bào não bị mất máu nhanh chóng dẫn đến tổn thương, tàn tật hoặc tử vong. Tai biến mạch máu não có hai dạng là nhồi máu não (do nghẽn/ tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch)...

101 điều cần biết  về đột quỵNếu não bên phải bị tổn thương thì phía trái cơ thể bị ảnh hưởng

Triệu chứng đột qụy

Các triệu chứng ban đầu của đột qụy có thể xảy ra đột ngột với các dấu hiệu như:

Khó nói.

Khó hiểu hoặc lúng túng, đặc biệt với những công việc đơn giản.

Khó khăn về cơ bắp, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

Tê liệt, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

Đau đầu nghiêm trọng.

Tầm nhìn suy giảm (ở một hoặc cả hai mắt).

Khó nuốt.

Méo một bên mặt.

101 điều cần biết  về đột quỵ

Não của người đột quỵ

 

Dấu hiệu của một cơn đột qụy

Một xét nghiệm có tên F.A.S.T. ra đời năm 1998 để giúp nhận biết nhanh chóng cơn đột quỵ. Các chữ viết tắt của cụm từ này là để chỉ các dấu hiệu cụ thể của cơ thể:

- F có nghĩa là mặt (face), theo đó nếu một bên mặt bị méo, đó là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.

- A (arms) nghĩa là cánh tay, nếu một hoặc hai tay không thể hoạt động được hoặc không nâng lên được.

- S có nghĩa là lười nói (speech): nói ngọng hay khó phát âm các câu đơn giản.

- T có nghĩa là thời gian (time): nếu xuất hiện 3 dấu hiệu FAS nói trên, thì cấp cứu nên được thực hiện tức thì, điều này cho thấy, thời gian là vô cùng quan trọng.

Đột qụy và não

Trong xét nghiệm F.A.S.T, chữ T còn có nghĩa là não bị đột quỵ càng lâu (thường là do cục máu đông) thì tổn thương não càng lớn. Đối với nhiều người, thời gian để chẩn đoán và điều trị cục máu đông thường trong vòng 3 giờ (đôi khi dài hơn chút nữa). Ở một số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, việc sử dụng thuốc chống đông máu sẽ có tác dụng làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu. Không phải tất cả các bệnh nhân đều đủ tiêu chuẩn điều trị. Cũng có một số rủi ro như chảy máu liên quan đến điều trị nên đột qụy thường là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật lâu dài ở con người.

Chẩn đoán các dạng đột qụy

Có hai loại đột qụy chính (thiếu máu cục bộ và xuất huyết), việc điều trị cũng khác nhau, thường được chẩn đoán qua chụp cắt lớp CT (hoặc chụp MRI).

 

101 điều cần biết  về đột quỵChụp cắt lớp CT hoặc MRI có thể biết chính xác dạng đột quỵ người bệnh mắc phải

Đột qụy thiếu máu cục bộ (Ischemic Stroke):

Qua chụp cắt lớp CT cho thấy đây là dạng đột qụy do thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 80 - 90% số ca mắc bệnh. Đây là dạng đột qụy do cục máu đông, làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu tới não. Nó có thể xuất hiện ở nơi khác trong cơ thể và di chuyển lên mạch máu trong não, hoặc cục máu bắt nguồn ngay trong não bộ. Đột qụy thiếu máu cục bộ được chia thành hai loại phụ là đột quỵ huyết khối và đột quỵ do tắc mạch.

Đột qụy do huyết khối: gần một nửa số ca đột quỵ thuộc dạng này thường xuất hiện  khi các cục máu đông hình thành trong não do một động mạch não bị bệnh hoặc bị tổn thương.

Đột quỵ do tắc mạch: cục máu đông cũng có thể gây ra chứng đột quỵ tắc mạch hay đột quỵ  do vật gây tắc nghẽn mạch máu. Trong trường hợp này, vật gây tắc nghẽn là cục máu đông được thành trong động mạch ở bên ngoài não. Thường bắt đầu trong tim sau đó đi vào não, bị mắc kẹt trong một động mạch của não, gây ra tai biến mạch máu não gần như tức thì.

Đột quỵ xuất huyết (Embolic Stroke):

Qua hình ảnh MRI cho thấy khá rõ một cơn đột quỵ xuất huyết. Một mạch máu trong não bị vỡ, máu chảy vào não và do áp lực nó ép các mạch máu khác và các tế bào não, gây tổn thương não dẫn tới tử vong. Việc chảy máu não rất khó ngăn chặn nên rủi ro gây tử vong rất cao. Có hai dạng phụ của đột qụy xuất huyết là đội quỵ trong não và đột quỵ dưới màng mạng nhện. Đột quỵ trong não (Intracerebral) là cơn đột qụy do một mạch máu trong não bị vỡ, thủ phạm là do bệnh huyết áp cao. Còn đột quỵ dưới màng mạng nhện là chảy máu ngay lập tức xung quanh não ở vùng đầu gọi là không gian màng mạng nhện. Triệu chứng chính của đột qụy này là đau đầu đột ngột và trầm trọng. Nhiều yếu tố  gây bệnh như chấn thương ở đầu, máu loãng, rối loạn chảy máu và chảy máu từ các mảng mạch máu gọi là dị dạng động mạch.

Đột qụy mini (TIA):

Đột qụy mini (TIA) hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua hoặc các cơn thiếu máu cục bộ tạm, là đột quỵ do tắc nghẽn tạm thời của các mạch máu trong não. TIA thường là dấu hiệu cảnh báo người trong cuộc có thể bị đột quỵ và cần được điều trị dự phòng. Triệu chứng của TIA bao gồm nhầm lẫn, suy yếu mệt mỏi, ngủ lịm, tê liệt, méo mặt và mất thị lực. Điều trị đột quỵ mini bao gồm thuốc, thay đổi cách sống, và có thể phẫu thuật để giảm nguy cơ đột qụy khác có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây đột quỵ?

Nguyên nhân thường gặp của đột quỵ xuất phát từ các mạch máu bên ngoài và bên trong não. Xơ vữa động mạch xảy ra khi mảng bám (các chất cholesterol, canxi, chất béo và các chất khác) tích tụ và thu hẹp các mạch máu làm cho các cục máu đông dễ hình thành trong thành mạch. Các cục máu đông có thể tự do bóc tách khỏi mạch máu nhỏ bên trong não và tích tụ lại gây tắc nghẽn, vỡ ra làm chảy máu não.

Phòng chống đột qụy

Thủ phạm làm tăng đột qụy bao gồm huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường và béo phì. Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ, bỏ hút thuốc lá, năng tập luyện, và hạn chế lượng đồ uống có cồn (hai ly nhỏ mỗi ngày đối với nam giới, và 1 ly đối với phụ nữ) có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

101 điều cần biết  về đột quỵTăng cường luyện tập, thay đổi lối sống không chỉ phòng ngừa mà còn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau đột quỵ

Ăn kiêng: một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ đột qụy là áp dụng một chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo thấp và cholesterol thấp để giảm mỡ máu. Thực phẩm giàu muối có thể làm tăng huyết áp, giảm calo để duy trì trọng lượng hợp lý. Chế độ ăn kiêng chứa nhiều rau, trái cây và ngũ cốc, cùng với nhiều cá và ít thịt hơn (đặc biệt là thịt đỏ) được xem là tốt nhất đề giảm đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không kiểm soát được chẳng hạn như lịch sử gia đình về đột quỵ, trong đó giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị đột qụy) và chủng tộc nhưng phụ nữ bị đột quỵ lại có tỉ lệ tử vong cao hơn nam giới.

Điều trị đột quỵ khẩn cấp: điều trị đột qụy khẩn cấp hay cấp cứu còn phụ thuộc vào loại đột quỵ và sức khỏe của bệnh nhân. Các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ được điều trị bằng các phương pháp khử hay loại bỏ cục máu đông trong não, trong khi đó các cơn đột quỵ xuất huyết được điều trị bằng cách cố gắng ngăn chặn máu chảy trong não, kiểm soát huyết áp cao và giảm sưng não.

Dùng aspirin: aspirin là một phần của một nhóm thuốc được gọi là thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin giúp ngăn các các tế bào máu kết dính vào nhau tạo thành cục máu đông, nên nó rất hữu ích trong việc ngăn ngừa một số dạng đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên dùng aspirin trong vòng hai ngày sau đột  thiếu máu cục bộ để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với những người bị đột  mini, bác sĩ có thể đề nghị nên điều trị aspirin hàng ngày.

TPA: TPA (yếu tố hoạt hóa plasminogen mô) có thể được sử dụng để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ. Nó được tiêm qua cánh tay và giúp giải thể các cục máu đông và cải thiện lưu thông máu qua các vùng não bị tắc nghẽn. TPA có thể phát huy tác dụng nếu nó được sử dụng trong vòng ba giờ sau khi đột qụy diễn ra.

Phục hồi sau đột quỵ: các cơn đột quỵ có thể gây ra các tổn thương dài kỳ nghiêm trọng nếu không được điều trị hoặc điều trị kịp thời sau khi não bị tổn thương hoặc bị chết. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào nơi xảy ra đột quỵ trong não (ví dụ,  vỏ động cơ não nơi đảm nhận các vấn đề di chuyển hoặc khu vực não điều khiển ngôn ngữ nói). Mặc dù một số vấn đề tổn thương có thể sẽ vĩnh viễn, nhưng nhiều người năng luyện tập, phục hồi chức năng triệt để sẽ lấy lại được nhiều chức năng do đột quỵ lấy đi.

Liệu pháp phát ngôn: nếu đột qụy làm tổn hại đến khả năng sử dụng ngôn ngữ và nói chuyện hoặc nuốt, khả năng phục hồi với chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể giúp một người lấy lại được một phần hoặc hầu hết khả năng lời nói bị mất vì đột qụy. Các chuyên gia này sử dụng liệu pháp nói chuyện và các phương pháp khác để giúp những người bị đột quỵ giảm lo lắng, sợ hãi, buồn phiền và tức giận.

Vật lý trị liệu: liệu pháp này được thiết kế để cải thiện sức khỏe cho người bệnh sau đột quỵ, nhằm cân bằng thể chất. Nó giúp phục hồi được khả năng đi bộ và làm những thứ khác như leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống hay sử dụng dụng cụ ăn uống hay tự mặc quần áo những công việc cá nhân khác.

Các thuốc kê toa dùng cho người đột quỵ: thuốc được kê đơn cho nhóm có nguy cơ đột qụy cao gồm nhóm thuốc làm giảm thiểu rủi ro do ức chế sự hình thành cục máu đông (aspirin, warfarin và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác). Ngoài ra, các thuốc chống cao huyết áp cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Giải pháp ngăn chặn đột quỵ thứ hai

Phẫu thuật: có một số phương pháp phẫu thuật phòng ngừa đột quỵ, nhất là nhóm bệnh nhân có động mạch cảnh bị thu hẹp do mảng bám. Mảng bám có thể tham gia vào sự hình thành cục máu đông trong động mạch, thậm chí có thể làm tăng cục máu đông di chuyển  lên các vùng khác trong não. Phẫu thuật động mạch cảnh là thủ thuật khử mảng bám khỏi động mạch để giảm nguy cơ phát sinh cơn đột quỵ thứ hai diễn ra trong tương lai.

Dùng bong bóng và stent: một phương án khác điều trị động mạch cảnh bị thu hẹp do mảng bám, và các động mạch não khác là dùng một quả bong bóng gắn ở cuối một ống thông hẹp. Thổi bóng đẩy mảng bám sang một bên và làm tăng động rộng hay mở mạch. Động mạch mở ra sau đó được tăng cường bằng một stent nong rộng, khi mạch nong rộng nó sẽ trở nên cứng chắc, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

DS. TRANG NHUNG

(Theo Onhealth - 3/2018)

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn