Viêm loét hang vị dạ dày – Điều trị viêm loét hang vị dạ dày

Hang vị là từ dùng để chỉ phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. Viêm hang vị là tên gọi riêng của bệnh viêm dạ dày- tá tràng, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh này.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày – tá tràng.

VIÊM LOÉT HANG VỊ DẠ DÀY - ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT HANG VỊ DẠ DÀY
 
Viêm loét hang vị dạ dày- điều trị viêm loét hang vị dạ dày  

Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau:

Đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày – tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.

Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.

Rối loạn tiêu hóa:

Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày – hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.

X- quang vẫn có giá trị chẩn đoán nhất định, đặc biệt là trong chụp phim dạ dày hàng loạt có uống thuốc cản quang.

Ngày nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày – tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương… thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm Gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng

Các trường hợp viêm dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị, đặc biệt là làm chảy máu.

Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể nhầm với bệnh gì?

Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày – tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.

Khi nghi ngờ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên làm gì?

Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không?

Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.

Loét hang vị dạ dày có thể biến chứng sang ung thư? Ngày nay, với tiến bộ của y học, đã phát hiện ra rất nhiều những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày như Big Grino vi khuẩn HP. Do dùng các thuốc giảm đau AINS, Aspirin… Do nguyên nhân từ các bệnh toàn thân khác như: cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận, viêm tụy mạn, xơ gan do rượu.

Bệnh viêm loét dạ dày nói chung và loét vùng hang vị nói riêng có thể xảy ra 4 biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa. Thủng ổ loét. Tắc ruột do hẹp môn vị. Ác tính hóa ổ loét. 

Cách điều trị viêm loét hang vị dạ dày

Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định và thời gian dùng thuốc của bác sĩ, nhất là trường hợp của bạn thì sau khi dùng thuốc điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nên nội soi kiểm tra lại sau một tháng để xem ổ loét đã liền sẹo chưa? Nếu liền sẹo coi như điều trị có kết quả, nếu thất bại cần tiếp tục điều trị đợt 2-3. Trường hợp điều trị nội khoa không kết quả có thể phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Loét hang vị lại có dị sản tế bào độ I, bạn cần được theo dõi sát và thường xuyên qua nội soi và làm sinh thiết mô bệnh học để dự phòng những biến chứng xấu. Tốt nhất là nên theo một BS chuyên khoa điều trị triệt để, đầy đủ, theo dõi sát để dự phòng những biến chứng trên.

Viêm loét dạ dày, hang vị, tá tràng, đại tràng là một căn bệnh khó chữa, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dạ dày là một trong những vị trí đầu tiên trong đường tiêu hóa phải xử lý thức ăn từ bữa ăn hàng ngày. Nhờ những co thắt sinh lý nhẹ nhàng và sự hòa trộn với dịch tiết trong dạ dày mà thức ăn được dễ dàng hấp thu ở ruột. Khi bạn ăn uống không điều độ, lo âu, tress, hay dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau,… làm dạ dày tiết nhiều axít hơn . Khi đó chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ “ăn mòn” dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,… thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng đã được xác nhận là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng. Vậy có cách nào để loại trừ tận gốc căn bệnh này không? Xin thưa cùng các bệnh nhân gia đình tôi có đơn thuốc Nam gia truyền Chuyên trị : Đau dạ dày, thượng vị, Viêm hang vị phù nề xung huyết, viêm loét hành tá tràng, viêm đại tràng , đầy hơi…

Việc điều trị nhiễm HP cần được tiến hành ở những người có bệnh dạ dày tá tràng, có u lympho ở niêm mạc đường tiêu hóa hay người có tiền sử gia đình ung thư đường tiêu hóa, xét nghiệm thấy vi khuẩn dù chưa mắc bệnh.Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 – 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày.Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton – Amoxcycilin – Metronidazol – Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.

Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:

– Chỉ định tiệt trừ HP: Loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.

– Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.

– Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:

1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày.

2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày.

3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7 ngày.

4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày.

5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg] x 5lần x 10 ngày.

Khi điều trị thử với một phác đồ không thành công thì thử đổi qua phác đồ khác. Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng với phác đồ chỉ 1 hay 2 thứ thuốc. Khi thử 2 phác đồ mà vẫn không thành công thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Một loại thuốc mới nhất đó là : K-ZARNIZO kết hợp với Mepraz với công thức tiên tiến đầy đủ các thành phần cho một phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày , xung huyết bờ cong hang vị dạ dày ,viêm loét hành tá tràng .Thời gian điều trị làm 02 đợt. Mỗi đợt 14 ngày.

Cách phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả

Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.

Nguồn: http://www.chuyenkhoadaday.com