Xin Xin, một cô gái 20 tuổi người Trung Quốc đã phát hiện ra miệng của cô bị loét từ 4 tháng trước, dù bôi thuốc hay ăn đồ thanh nhiệt tình trạng cũng không cải thiện. Nhưng khi đó cô chỉ nghĩ đây là vết loét miệng thông thường và bỏ qua.
Nhiều tháng sau, vết loét không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng. Cho đến khi cơn đau trở nên tồi tệ, cô cùng gia đình đến bệnh viện địa phương kiểm tra và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư lưỡi. Để kiểm soát các tế bào ung thư di căn, Xin Xin đã phải phẫu thuật cắt bỏ một nửa lưỡi.
Ung thư lưỡi ngày càng phổ biến, nguyên nhân từ đâu?
Qua trường hợp này các bác sĩ đưa ra các khuyến cáo về căn bệnh ung thư lưỡi âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm.
Sự khác biệt giữa loét miệng và ung thư lưỡi
Ban đầu, ung thư lưỡi trông giống như loét miệng. Điều này làm cho nhiều người không cảnh giác. Vào thời điểm chẩn đoán, bệnh đã ở giai đoạn giữa và phát triển của ung thư lưỡi, làm giảm đáng kể tỷ lệ sống sót.
Ung thư lưỡi và loét miệng tự nhiên là hai điều hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phải chú ý đến sự khác biệt giữa hai điều này, để không nhầm lẫn ung thư lưỡi và gây ra sai lầm lớn.
Loét miệng, còn được gọi là loét aphthous, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong khoang miệng. Vết loét có thể tự lành, thường trong vòng 1 tuần và không quá 10 ngày. Nếu có triệu chứng loét ở lưỡi và không lành trong hơn 2 tuần, cần phải chú ý đầy đủ, bởi vì đây có thể không phải là loét miệng, mà là ung thư lưỡi.
Loét miệng và ung thư lưỡi hoàn toàn khác nhau
Ngoài các triệu chứng loét trên lưỡi, ung thư lưỡi cũng có thể gây sưng và đau không rõ nguyên nhân. Những triệu chứng này cần được phát hiện sớm và nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. 98% ung thư lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ngoài ra, ung thư biểu mô tuyến adrom, sarcoma và các loại ung thư lưỡi khác là tương đối hiếm.
Có bốn nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Không rõ tại sao ung thư lưỡi xảy ra. Người ta thường tin rằng ung thư lưỡi có liên quan đến chấn thương mãn tính lâu dài.
1. Kích thích trong thời gian dài
Nếu lưỡi của bạn chịu kích thích lâu dài như tổn thương niêm mạc miệng, viêm mãn tính hoặc loét. Nếu các tổn thương này tồn tại trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến ung thư.
2. Thói quen sống xấu
Uống rượu lâu dài, hút thuốc, nhai trầu, ... sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng (bao gồm ung thư lưỡi) và ung thư vòm họng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 30% bệnh ung thư miệng và vòm họng là do uống rượu. Hơn 60% bệnh ung thư miệng và vòm họng ở Anh là do hút thuốc. Nhai trầu lâu dài hoặc hút thuốc cũng có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc miệng, và chấn thương lặp đi lặp lại dễ dàng dẫn đến ung thư.
3. Vệ sinh răng miệng kém
Đánh răng và súc miệng thường không cho phép vi khuẩn và nấm mốc sinh sản trong miệng. Nếu không làm vệ sinh thường xuyên, điều này có lợi cho sự hình thành các nitrosamine gây ung thư miệng và thúc đẩy ung thư lưỡi.
4. Nhiễm vi rút u nhú ở người
Vi rút u nhú ở người (HPV) lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Nhiều người nhiễm HPV mà không gây hại cho bản thân, chúng biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số ít người mắc ung thư miệng, vòm họng hay ung thư lưỡi sau khi bị nhiễm vi-rút. Có hơn 100 loại vi-rút HPV và các loại chính liên quan đến ung thư miệng và vòm họng là loại 16.
Ngoài ra, hệ miễn dịch, yếu tố di truyền, bức xạ và tia cực tím cũng liên quan đến ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi có tỷ lệ sống sót cao nếu được phát hiện kịp thời. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư lưỡi giữa và đầu có thể đạt tới 65%. Nếu được phát hiện muộn và ung thư đã di căn, tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi rất nhiều.
Hiện nay, việc điều trị ung thư lưỡi chủ yếu là phẫu thuật, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác. Ở giai đoạn đầu và giữa, ung thư lưỡi chủ yếu là phẫu thuật. Ở giai đoạn giữa và tiến triển, ung thư lưỡi xuất hiện di căn. Lúc này ngoài phẫu thuật, cần phải điều trị bằng hóa trị liệu và điều trị sinh học.
An An (Dịch theo QQ)
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn