Tông huấn “Laudato si” (Ngôi nhà chung - ’Trái đất’) sẽ giúp chúng ta hoạch định tương lai cho cuộc sống sau cơn đại dịch
Lùm cây xanh nhân tạo – tại công viên Milan nước Ý

Năm năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ấn ký một Tông thư đánh dấu một bước tiến quan trọng trong Học thuyết xã hội của Giáo hội và là một tiến trình xây dựng xã hội công bằng, bảo vệ mạng sống con người và vũ hoàn đất mẹ…

(Tin Vatican - Andrea Tornielli)

Lần kỷ niệm thứ năm ngày ấn ký Tông huấn “Laudato si” này, khác xa với một sự kiện kỷ niệm đơn thuần.

Có cả một Tuần lễ kỷ niệm - và một năm dành để triển khai các sáng kiến, suy tư, kinh nghiệm và đem Tông huấn ra thực hành...

Những sáng kiến khác nhau này đã trở nên những tài liệu cho các cộng đồng trên toàn thế giới. Các công đồng ấy cũng giúp chúng ta biết những phản ánh của tông huấn trên các vấn đề hiện tại của thời điểm mà cả thế giới đang phải đương đầu với cơn đại dịch Covid-19.

Tất cả mọi sự được liên đới với nhau

Một trong những giá trị của Tông huấn là nêu lên sự liên đới cơ bản của mối liên hệ giữa tạo vật và Đấng Tạo hóa, giúp chúng ta ý thức được sự liên đới của tất cả mọi sự với nhau. Không có vấn đề môi trường tách rời ra khỏi các vấn đề xã hội, biến đổi khí hậu, di cư, chiến tranh, nghèo đói và kém phát triển. Đây là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng duy nhất trước hệ sinh thái của trái đất! Đây là mấu chốt cốt lõi gây lên cuộc khủng hoảng về đạo đức, văn hóa và tinh thần. Đây là một quan điểm rất thực tế sâu sắc.

Tông huấn ‘Laudato Si’ không được ra đời để hồi nhớ lại những cảnh trạng của lịch sử xưa cũ của thời tiền kỹ thuật! Ngược lại, nó xác định và mô tả cái quá trình tự hủy diệt chỉ vì những mối lợi trước mắt và thần thánh hóa một hình thái kinh tế.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên cái căn nguyên của vấn đề hệ sinh thái trái đất của chúng ta là “lối hiểu biết về cuộc sống con người và hành động của con người ngày càng trở nên tồi tệ và hủy hoại nghiêm trọng thế giới vật thể chung quanh chúng ta.

Hãy tập chú vào thực tại

Hãy bắt đầu từ thực tại cụ thể, đi từ những ý niệm khách quan của cảnh trạng con người, bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng nguồn tài năng từ đất mẹ có giới hạn...

Điều đó có nghĩa là bác bỏ cái xác tín mù quáng được "mô hình công nghệ" vẽ ra như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định bằng trích dẫn những nghiên cứu của học giả Romano Guardini khi ông nói: "Đừng áp đặt những suy tư kỹ thuật, như là phán quyết cuối cùng lên thực tại, vì những suy tính công nghệ coi thiên nhiên như là một vật thể vô tri, chất thể lạnh lùng được dựng lên để 'cung cấp', như những vật thô để làm nên những sản phẩm tiện ích cho con người...

Đức Thánh Cha mời gọi: Hỡi những người nam nữ, hãy dóng lên tiếng nói “loài người chúng ta cần tôn trọng nguồn tài nguyên chung” chứ đừng lạm dụng coi đó là tài sản riêng trong tay mình, tự tung tự tác! Ngược lại, chúng ta là những người dúng tay vào các sự vật, dùng chúng nhưng lại quên hay cố ý lãng quên đi những hệ lụy của việc xử dụng bừa phức những tài nguyên chung này một cách vô trách nhiệm…"(LS, 106).

Vì lý do này, Đức Thánh Cha viết, "đã đến lúc phải chú ý đến thực tại và những giới hạn mà thiên nhiên có sẵn; đây là điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và hiệu quả của cá nhân và xã hội (LS 116).

Tái suy tư về tương lai

Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua trước cơn đại dịch này, đã làm cho chúng ta bừng tỉnh về tất cả những thực tại ở trên.

Đức Thánh Cha trong dịp ban phép lành đặc biệt cho dân thành Roma và toàn cầu (Urbi et Orbi) ngày 27/3 vửa qua đã nói: "Chúng ta đang tiến tới với tốc độ chóng mặt, - làm cho chúng ta tưởng mình có thể làm được mọi sự!

Tham lam trước lợi nhuận, đẩy chúng ta vào lối sống hưởng thụ và cuốn hút chúng ta vào vật chất mà đua chen với người khác! Đưa chúng ta đến thái độ bất kể chiến tranh, bất công bịt tai lại trước những tiếng kêu than, thống thiết của tha nhân và của hành tinh ‘đất mẹ’ chúng ta.

Trong giây phút cầu nguyện tha thiết xin cho cơn đại dịch được chấm dứt, đã giúp chúng ta thức tỉnh đưiợc sự mong manh và bất lực của chúng ta!

Đức Thanh Cha Phanxicô nhắc lại cho chúng ta “hãy năm bắt cơ hội đại dịch này mà dành ra một phút giây chọn lựa những vật này mà loại bỏ những sự vật kia, một khoảng khắc để nhận chân điều gì cần thiết và điều gì không cần thiết.”

Tông huấn ‘Laudato si’, có thể hướng dẫn chúng ta định hình lại một xã hội loài người chúng ta, đặc biệt lo cho những người yếu nhược, được bảo vệ; mọi người đều được chăm sóc y tế, nơi mà không ai bị loại bỏ và nơi mà thiên nhiên không bị khai thác bừa bãi, nhưng được vun trồng và bảo tồn cho những thế hệ mai sau...