Vatican, 26/10/2016 (MAS) – Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa mới công bố một hướng dẫn vào Thứ Ba liên quan đến việc chôn cất và hoả táng, nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng việc hoả táng, dù một cách mạnh mẽ không khích lệ, có thể được phép trong một số giới hạn nhất định – và rằng việc rải tro sau hoả táng là bị cấm.
Ad resurgendum cum Christo, hay “Sống lại với Đức Kitô”, được công bố vào ngày 25/10, khẳng định mặc dù việc hoả táng “không bị cấm” nhưng Giáo Hội “tiếp tục khích lệ việc thực hành chôn cất thân xác của người quá cố, vì điều này thể hiện một sự tôn trọng lớn lao hơn dành cho người quá cố”.
Văn kiện giải thích rằng “sau những động cơ hợp pháp” đối với việc hoả táng đã được xác định, thì “tro của người tín hữu phải để lại cho tận phần sau cùng vào một nơi thánh”, như là một nghĩa trang hay nhà thờ. Văn kiện tiếp tục khẳng định rằng không được phép để tro tại nhà hoặc rải rác tro “vào trong không khí, trên đất, ra biển hay bất cứ một cách nào khác, hay tro cũng không được lưu giữ trong các vật lưu niệm, trong các đồ trang sức hay những đồ vật khác”.
“Việc chôn cất, phần cử hành phụng vụ sau cùng đối với chúng ta, là một sự diễn tả niềm hy vọng của chúng ta về sự phục sinh”, Đức Hồng Y Gerhard Müller, Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết, “và do đó Giáo Hội tiếp tục dạy rằng việc chôn cất bình thường là một hình thức bình thường”.
Và văn kiện giải thích, “qua việc chôn cất thân xác của người tín hữu, Giáo Hội khẳng định niềm tin của mình vào sự phục sinh của thân xác, và có ý để thể hiện rằng phẩm giá cao quí của thân xác con người như là một phần toàn diện của con người nhân loại mà thân xác hình thành nên một phần căn tính của họ”.
“Do đó, Giáo Hội không thể bỏ qua cho những thái độ hay cho phép các nghi lễ có liên hệ đến những ý niệm sai lầm về sự chết, chẳng hạn như coi sự chết như là sự huỷ bỏ con người, hoặc là một thời khắc trở về với Mẹ Thiên Nhiên hay vũ trụ”.
Thay vào đó, việc chôn cất trong một nghĩa trang hay một nơi thánh khác “là đáp trả đủ cho lòng đạo đức và sự tôn trọng dành cho thân xác của người tín hữu đã qua đời người mà qua Phép Rửa đã trở thành đền thờ của ctt và trong thân xác ấy “như là khí cụ và kênh mà Chúa Thánh Thần thực thi quá nhiều việc tốt lành”.
Toà Thánh Vatican đã trả lời câu hỏi nguồn gốc về việc được phép hay không đối với việc hoả táng đã cho phép vào năm 1963, nhưng với sự gia tăng cả về số đông và các việc thực hành như rải tro hoặc giữ tro tại nhà riêng, thì văn kiện này sẽ nhât định mang lại những qui định mới như bản hướng dẫn cho các đức giám mục.
Bản hướng dẫn nhấn mạnh rằng “theo truyền thống Kitô Giáo cổ xưa nhất, Giáo Hội khẳng định mạnh mẽ thân xác của người quá cố phải được chôn”.
Một sự tôn trọng đúng đắn dành cho phẩm giá của thân xác, theo Cha Thomas Bonino, một quan chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, cổ võ sự hiểu biết đa hình thái của con người nhân loại là một hữu thể gồm có thân xác và linh hồn.
“Người ta có lẽ phải khởi đi từ ý niệm về sinh thái”, Cha Bonino nói với CNA, “nghĩa là tôn trọng thiên nhiên. Nhưng thân xác là một phần của thiên nhiên, vì thế một nền sinh thái thật sự cũng là một nền sinh thái coi trọng yếu tố thể lý của một con người”.
Cha Bonino giải thích rằng vì “thân xác hình thành nên một phần căn tính của chúng ta” cùng với linh hồn, giáo huấn này “cần phải được khẳng định lại” trong việc rao giảng và trong giáo lý.
Các việc thực hành như việc rải tro vào trong thiên nhiên có thể là một hình thức “những lời tuyên tín phiếm thần, như thể thiên nhiên là một thượng đế”, Cha Bonino nói. Hoặc nó có thể diễn tả một ý thức hệ lầm lạc “rằng sau khi chết thì không có gì thuộc về con người còn lại, rằng thân xác chỉ trở về với đất và không còn gì hơn nữa”.
Những qui định mới nói đến những vấn đề này, Ngài nói, mặc dù cũng phản ứng trước ý niệm cho rằng chết chỉ là về vấn đề cá nhân hay gia đình trung gian. “Sự chết còn liên hệ đến cả cộng đoàn mà người quá cố thuộc về”, Ngài cho biết.
Văn kiện của Vatican nhấ mạnh một vài lý do khác đối với tầm quan trọng của việc chôn cất người chết, gồm cả việc Giáo Hội coi việc chôn cất người chết là một trong những công việc thể lý của lòng thương xót.
“Từ thưở ban đầu nhất, các Kitô Hữu đã mong muốn rằng người tín hữu đã qua đời trở thành những đối tượng của những lời cầu nguyện và sự tưởng nhớ của cộng đồng Kitô Giáo”, văn kiện khẳng định.
Bằng việc lưu giữ tro cốt của người quá khứ ở một nơi thánh, chúng ta có thể khẳng định rằng họ không bị loại trừ ra khỏi lời cầu nguyện của gia đình và cộng đồng Kitô Giáo, văn kiện cho biết, cũng như là mang lại một dấu ấn cho con cháu, đặc biệt là sau khi thế hệ kế tiếp đó qua đi.
“Chúng ta là người Công Giáo…và chúng ta phải nỗ lực để hiểu tất cả mọi yếu tố của đời sống của chúng ta theo nghĩa là niềm tin Kitô Giáo”, ĐHY Müller nói.
“Chúng ta tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là Chúa của chúng ta và chúng ta cũng mang lấy niềm hy vọng cho sự phục sinh của thân xác chúng ta…và do đó truyền thống lớn lao của người Kitô Giáo luôn luôn là chôn cất”.
Joseph C. Pham (Theo CNA)
Nguồn: https://masimpress.com