Sức mạnh chữa lành của Niềm Vui

 

 “Các điu y, Thy đã nói vi anh em đ anh em được hưởng nim vui ca Thy, và nim vui ca anh em được nên trn vn.”

–(Ga 15,11)

Đời sống của một Kitô hữu được xác định bởi mối liên hệ sung mãn với Đức Kitô- trong sự hoàn thiện lời hứa của Người. Bí quyết của Chúa Giêsu là sự bình an nội tâm trong tâm hồn Người bất chấp những gì Người đã trải qua, và niềm vui thẳm sâu ấy chính là việc Người tuân phục ý Chúa Cha- Cha của Người. Còn bí quyết niềm vui của chúng ta là chính Đức Giêsu Kitô.

Tại sao Đức Giêsu có niềm vui sâu thẳm? Bởi vì mối tương quan duy nhất với Thiên Chúa là Cha. Người nói: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11,27).

Thánh sử Maccô đã phác thảo sứ điệp của Đức Giêsu như sau: “Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14-15). Trong hội đường Nazareth, Đức Giêsu đọc cuộn sách: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,18). Nơi Đức Giêsu, những lời hứa trong Cựu Ước và của các tiên tri đã thành toàn. Người là Tin Vui để đem đến niềm vui, bình an và hy vọng.

Nhưng điều gì đã làm nên niềm vui của Đức Giêsu? Đâu là bí quyết của một Con Người đầy niềm vui như thế, một Con Người đã yêu mến cuộc sống và không sợ hãi trước thập giá? Làm sao Người có thể xác nhận về một cuộc sống sung mãn ngay cả trong cuộc thương khó và cái chết của Người?

Như tôi đã viết trong cuốn sách Những Con Đường: Tìm Kiếm Thiên Chúa Trong Giây Phút Hiện Tại, “Bí quyết của Người là Người đã được bao bọc trong sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa Cha. Niềm vui của Đức Giêsu là thi hành thánh ý của Chúa Cha, và mỗi con người cũng như mỗi biến cố là những cơ hội cho Người gặp gỡ Cha của Người, trong hoàn cảnh con người đáp lại tình yêu của Người và Cha của Người. Đây là cách Người đã làm để duy trì niềm vui chân thành và sự tròn đầy của cuộc sống ngay cả trong sự đau khổ của Người. 

Trong chiều sâu của trái tim Người và trong ý thức sâu thẳm nhất- tại nơi trung tâm của sự hiện diện của Người- Đức Giêsu đã không ngừng hiện diện trong Cha của Người. Người đã hít thở, đã cười, đã khóc, đã dạy dỗ, đã gặp gỡ người khác, thư giãn trong thiên nhiên, đã thực hiện những phép lạ trong sự thánh thiện và sự hiện diện yêu thương vô cùng của Cha Người. Người đã tỏ ra trong sự hiện diện với niềm vui sung mãn này. Người đã đặt lửa vào trong những trái tim. Đức Giêsu đã vẽ ra một con đường cho niềm vui này, được ghi lại trong Tin Mừng của Matthêu:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành,

vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ,

vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính,

vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

Phúc thay ai xót thương người,

vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,

vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hoà bình,

vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,

vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,3-12).

Nếu chúng ta thay thế từ “phúc thay” bằng từ “hạnh phúc” như một số bản dịch đã làm, theo Đức Giêsu, chúng ta sẽ nhận ra hạnh phúc và niềm vui thực sự khi chúng ta quy phục trước những sự thật của Thiên Chúa, đó là từ bỏ cái tôi và nền văn hóa quy định cho hạnh phúc.

Bát Phúc nhắm trực tiếp đến sự thật- sự thật trong Thiên Chúa. Chỉ trong mức độ này mà một đời sống hạnh phúc thực sự mới có thể tồn tại: “Chúng quá nhiều tội lỗi, xin đuổi chúng đi, vì chúng đã phản nghịch cùng Chúa” (Tv 5,11). “Hạnh phúc thay dân nào được Chúa Trời làm Chúa” (Tv 144, 15).

Anh em

hãy vui mg

 hn h,

vì phn thưởng

dành cho anh em

trên tri

tht ln lao.

 

Bát Phúc nhắm đến con đường để chúng ta sống phong phú và được chúc lành. Chúng thực sự mang tính chất thơ, đẹp đẽ nhưng lại rất nghịch lý. Con đường hạnh phúc của Bát Phát là kiểu văn hóa ngược đời bởi chúng làm đảo lộn tất cả những điều mà chúng ta đã được học biết về hạnh phúc. Bát Phúc sửa chữa những quan niệm sai lầm của chúng ta, và thách đố những lối sống của chúng ta. Chúng chia sẻ bí quyết của niềm vui thực sự là dựa trên mối tương quan chân thành với Thiên Chúa chứ không phải do những mệnh lệnh, hoặc do những sự sai khiến hay sự cấm cản nào. Đức Giêsu đã muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa sự công bằng bên ngoài. Khi Người nói “Bây giờ, Con đến cùng Cha, và Con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của Con” (Ga 17,13). “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được

 nên trọn vẹn” (Ga 15,11).

 Không có gì ngạc nhiên khi Thánh Phaolô có vẻ  như là nhà vô địch và là sứ giả của niềm vui, dẫu rằng ngài đang trải nghiệm sự thất vọng và đang trong tình trạng bị giam cầm. Ngài viết “vì đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21), nên ngài có thể giữ niềm vui ngay cả khi ngài trong tù, khi bị đánh đập, hoặc là khi bị đặt trong những tình trạng nguy hiểm. Dường như ngài muốn nói rằng trong những hoàn cảnh không phù hợp thì niềm vui của Thiên Chúa không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh nào bên ngoài. Ngài đi đến để nói với các Kitô hữu thành Philippê với những lời lẽ trong suốt tựa pha lê: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em” (Pl 4,4).

Khẳng định của Thánh Phaolô về niềm vui làm làm hấp dẫn và cùng một lúc tăng thêm sự tín nhiệm về những gì ngài nói. Bạn mong chờ lời khuyên nhủ từ một người đang sống trong sự thanh thản và lành mạnh, chứ không phải từ một người có hoàn cảnh và điều kiện sống rất khó khăn. Điều làm nên tất cả sự khác biệt là một cụm từ “trong Thiên Chúa.” Những từ ngữ này cho những người theo Đức Kitô một lý do để vui mừng ngay cả khi họ đang đói, khát, mệt mỏi, đau đớn, cô đơn, tù đày, ngược đãi hoặc bị đối xử tàn nhẫn. Họ vui mừng, ngay cả trong những thử thách bởi vì họ tin tưởng rằng Thiên Chúa quyền năng vẫn luôn luôn gần bên họ. 

Hãy vui lên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy vui mừng vì “Thiên Chúa đã gần đến” (Pl 4,5).

Đây là một số “chiến lược” để giữ được niềm vui khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn.

Bt hnh. “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).

Cám d. “Thưa anh chị em, anh chị em hãy cho mình chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết, đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1,2-3).

Yếu đui. “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).

Túng thiếu. “Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16,24).

Bun phin. “Hãy ru ngủ hồn con và trấn an cõi lòng, nỗi buồn chán, hãy đẩy xa con, vì nó đã làm cho nhiều kẻ vong mạng, chứ không hề đem lại lợi ích chi” (Hc 30,23).

Đau đn. “Chớ để (tâm) hồn con chìm đắm trong phiền muộn, cũng đừng để mình nặng trĩu những ưu tư. Tâm hồn sướng vui thì con người giàu sức sống, niềm vui sẽ kéo dài tuổi thọ” (Hc 30,21-22).

Su kh. “Tang tóc họ, ta biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương, sẽ cho họ được an ủi vui mừng” (Gr 31,13).

Than khóc. “Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống, hừng đông về đã vọng tiếng hò reo” (Tv 30,6).

Nhng vn đ sc khe. “Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc, thân mình được tươi tốt như đồng cỏ xanh; Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết.” (Is 66,14) “Tâm trí hân hoan làm thân xác lành mạnh” (Cn 17,22).

Đau kh. “Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ  lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Bây giờ anh em đau buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,20.22).

Quyn bính. “Anh em chớ vui mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy vui mừng vì tên của anh em được ghi trên trời” (Lc 10,20).

Bi ri. “Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con… mệnh lệnh của Ngài vẫn làm con vui thỏa” (Tv 119,111-143).

Làm điu sai li. “Không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy điều chân thật” (1Cr 13,6). “Hạnh phúc thay người giữ đức công minh, và hằng thực thi điều chính trực” (Tv 106,3).

Khao khát quà tng ca Thiên Chúa. “Hát và mừng vui, hỡi con gái của Sion! Vì Ta sẽ đến và cư ngụ giữa ngươi, Đức Chúa là Thiên Chúa phán” (Ed 2,10).

B ngược đãi vì là con Thiên Chúa. “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như những đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Lc 6,22-23). 

Tất cả những điều này đưa đến kết luận là niềm vui của chúng ta có được là bởi Thiên Chúa. Nơi nào có Thiên Chúa, ở đó có niềm vui thực sự. Thánh Augustinô nói rằng:

Nim vui không được ban tng cho nhng k ti li nhưng cho nhng người có lòng yêu mến vì chính h, nhng người mà nim vui là ca chính h. Và đây chính là cuc đi hnh phúc, đ vui mng cho con người, ca con người, vì con người, nó là đây, và không dành cho ai khác.

Chính xác là là như thế, bởi như thánh Tôma Aquinô nói: “Chỉ Thiên Chúa mới đem lại sự thỏa mãn.” Cũng giống như điều mà Đức Giêsu nói trong dụ ngôn về người phú hộ giàu có. Ông có nhiều lương thực, hoa màu nên không biết phải làm gì với những vụ mùa bội thu.

Rồi ông phú hộ nói tiếp: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!’ Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?’ Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12,18-21). 

Niềm vui của Đức Giêsu thì vượt xa hẳn những lợi lộc vật chất và sự thỏa mãn trần tục, hay những hoàn cảnh may mắn. Thiên Chúa muốn chúng ta nếm cảm niềm vui thiên quốc qua sự dâng hiến hoàn toàn cho ý định thần linh.

“Được thông phần bản tính thần linh” (2 Pr 1,4) quả là một trải nghiệm tuyệt vời; như trong Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo nói rõ: “Hạnh phúc đích thực không ở nơi của cải hay tiện nghi, cũng không phải trong vinh quang trần thế hay quyền lực, cũng không ở trong bất cứ một công trình nào của con người, dù hữu ích như khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật, và cũng không ở trong bất cứ thụ tạo nào, nhưng chỉ ở nơi Thiên Chúa, nguồn mạch mọi sự thiện hảo và tình yêu (GLCG, số 1723).

Nguồn: http://dongten.net/noidung