Các biến chứng của động mạch vành bao gồm: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất suy tim, đẩy người bệnh vào cuộc chiến sinh tử giành giật tính mạng từ tay tử thần.
Bệnh động mạch vành nguy hiểm thế nào?
Động mạch vành là động mạch duy nhất để nuôi tim. Khi những mảng xơ vữa hình thành bám vào thành mạch, gây chít hẹp lòng mạch hoặc mạch vành bị co thắt, đều được gọi bằng tên chung là bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mạch vành là do mảng xơ vữa.
Bệnh mạch vành còn có nhiều tên gọi khác như suy vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ cơ tim.
Bệnh động mạch vành đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành.
Khi động mạch vành bị hẹp trên 50% diện tích lòng mạch sẽ làm ảnh hưởng tới lượng máu nuôi tim, khiến tim bị thiếu ôxy nuôi dưỡng đặc biệt là khi cơ thể làm việc nặng, gây ra cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực này thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, nên người ta gọi là cơn đau thắt ngực ổn định.
Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ ra thì cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi nên người ta gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Đây là tiền đề chính gây ra cơn nhồi máu cơ tim, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Triệu chứng rõ ràng nhất giúp bạn nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm là đau ngực. Cơn đau thường khu trú ở xương ức, kéo dài từ một vài phút cho đến vài chục phút. Cảm giác của cơn đau này giống như bị dao đâm, nghẹt thở như có gì ép lên ngực.
Ở một số người, cơn đau ngực rất nhẹ, thoáng qua rồi bình thường ngay hoặc đơn thuần chỉ cảm thấy khó chịu dưới xương ức. Ngoài vùng ngực, cơn đau có thể xuất hiện ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ nhồi máu cơ tim đến rất gần, ngoài các dấu hiệu kể trên là hiện tượng đổ mồ hôi lạnh kèm theo mệt mỏi bất thường.
Nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, người bệnh không nên chậm trễ mà cần đi khám ngay. Thậm chí, có những cơn nhồi máu cơ tim khó nhận thấy đến nỗi nếu không đi kèm những triệu chứng khác như: lạnh toát mồ hôi, đau đầu nhẹ hoặc buồn nôn thì bệnh nhân không thể tự nhận biết được.
Mối liên hệ mật thiết giữa bệnh động mạch vành và suy tim
Cơn nhồi máu cơ tim do sự hình thành cục máu đông là con đường ngắn nhất dẫn tới suy tim.
Suy tim là trạm dừng chân cuối cùng của phần lớn bệnh tim mạch trong đó có bệnh mạch vành. Có thể lý giải mối liên hệ mật thiết giữa bệnh động mạch vành và suy tim như sau:
Đặc điểm của bệnh động mạch vành là các động mạch vành bị thu hẹp do sự tích tụ cholesterol ở thành mạch, làm giảm lượng máu đến tim. Chính lý do này khiến cho cơ tim bị thiếu máu. Theo thời gian, hiệu quả bơm máu của tim giảm và dẫn tới suy tim.
Và còn có một con đường ngắn nhất từ bệnh mạch vành dẫn tới suy tim đó là hậu quả sau nhồi máu cơ tim. Suy tim khiến cuộc sống của người bệnh trở nên chật vật, leo lắt với những cơn khó thở, ho, đau ngực, mệt mỏi triền miền. Do vậy, đừng để bệnh động mạch vành chuyển sang suy tim trước khi quá muộn.
Phòng ngừa suy tim do bệnh mạch vành
Chế độ và thực đơn ăn uống phù hợp cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó mộc nhĩ trắng và đen là thực phẩm được khuyên dùng thường xuyên với bệnh nhân động mạch vành.
Mục tiêu điều trị để phòng suy tim do bệnh mạch vành: giãn mạch để cải thiện tuần hoàn mạch vành, tiêu cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa, tăng cường sức bóp cho tim.
Mặc dù, hiện chưa có loại thuốc nào giải quyết tận gốc bệnh động mạch vành, nhưng bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để đạt được mục tiêu điều trị cho người bệnh kết hợp theo dõi kết hợp điều trị bệnh một cách chu đáo cũng như thay đổi lối sống sẽ giúp ngăn bệnh nặng thêm và hạn chế biến chứng suy tim không mong muốn, bao gồm:
- Giữ lối sống lành mạnh, thăng bằng, tránh căng thẳng và điều độ.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu.
- Tập thể thao hàng ngày hoặc ít nhất 4 ngày/ tuần, duy trì 30-60 phút hoặc vừa phải theo sức của mỗi người.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: tránh da, mỡ, phủ tạng động vật, trứng, bơ, sữa béo; giảm muối trong khẩu phần ăn; nên ăn nhiều cá, rau quả.
- Nếu bệnh nhân mắc thêm những bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì phải được phát hiện sớm hoặc điều trị hiệu quả.
- Dùng thuốc đầy đủ và đúng theo đơn.
- Thăm khám định kỳ, thông báo cho bác sỹ điều trị những triệu chứng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Những thập niên gần đây, xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị bên cạnh thuốc điều trị nền được nhiều người quan tâm. Phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả đã được ghi nhận trong thực tế.
Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm hỗ trợ sử dụng cho người bệnh tim mạch đã có nghiên cứu và được đăng Tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada 2014.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cùng với thuốc điều trị, sự có mặt thêm của sản phẩm hỗ trợ Ích Tâm Khang – được tiếp thị và phân phối bởi Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây – giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, suy tim.
Sản phẩm được dùng cho các trường hợp người bị suy tim, người mắc bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.(*)Cùng với thuốc điều trị, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, suy tim của người bị suy tim, người mắc bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.