Tác giả:
Jos. Tú Nạc, NMS
Những nhà truyền giáo: Hãy xây những nhịp cầu nơi mà không ai muốn giúp đỡ
José María Viadero thuộc Dòng Hospitaller Thánh Gioan của Chúa. Ông đã sống vài năm ở Liberia và ở đó trong đợt cấp cứu Ebola vào năm 2014.
Sư huynh Jose Maria Viadero, Hospitaller Order of St. John of God:
“Trải nghiệm Ebola đã đánh dấu cuộc đời tôi. Có trước và có sau. Ngay cả bây giờ khi nhìn lại giai đoạn đó, tôi vẫn xúc động vì đó là một trải nghiệm rất căng thẳng. Chúng tôi đã mất 2 sư huynh truyền giáo người Tây Ban Nha.”
Sư huynh nhớ lại việc các bệnh viện ở Liberia phải đóng cửa, khiến nhiều người chết vì những căn bệnh mà trong những trường hợp khác có thể chữa khỏi. Những người bị nhiễm bệnh đã được đưa đến bệnh viện dã chiến mà từ đó họ không quay trở lại, như đã xảy ra với một nhà truyền giáo khác, Sư huynh Patrick.
Sư huynh Jose Maria Viadero, Hospitaller Order of St. John of God:
“Sư huynh của chúng tôi, Patrick, là người đầu tiên chết. Sau anh, là một sư huynh khác qua đời, rồi những nhân viên khác, những người mà chúng tôi đã có thể chôn cất ở những địa điểm đã biết. Tuy nhiên, Sụ huynh Patrick đang ở trong một ngôi mộ tập thể ở đâu đó. Chúng tôi vẫn chưa biết vị trí chính xác.”
Trở thành một nhà truyền giáo đã cho phép bạn đạt được một điều mà bạn có thể rất tự hào: xây dựng những cây cầu. Đó cũng là những gì Sr. Alejandra đã làm ở Chad, một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Sr. Alejandra Moreira Jimenez, Comboni Missionary:
“Bạn có thể nói rằng tôi đã có một nghề nghiệp muộn, vì tôi đã có một công việc, hai bằng cấp.”
Nữ tu Alejandra cảm thấy rằng Thiên Chúa đang nói với chị rằng chị có thể làm nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao chị quyết định trở thành một nhà truyền giáo. Chị đã hoàn thành một phần quá trình đào tạo của mình ở Chad, một quốc gia nơi người Hồi giáo chiếm phần lớn dân số. Chị nói rằng những người ở đó đánh giá cao những người truyền giáo bởi vì có điều gì đó khiến họ khác biệt với nhiều tổ chức phi chính phủ: khi chiến tranh bùng nổ, những nhà truyền giáo vẫn ở lại.
Sr. Alejandra Moreira Jimenez, Comboni Missionary:
“Chúng ta đau khổ, chúng ta sống, chúng ta chia sẻ niềm vui và khó khăn. Tôi nghĩ đó là điều tạo nên sự khác biệt. Đôi khi họ nói, ‘Chúng tôi đang đau khổ và trải qua nỗi thống khổ này. Chúng tôi không biết liệu chúng tôi có còn sống đến ngày mai hay không, nhưng dù sao thì các bạn vẫn ở bên chúng tôi.’”
Trong thời gian ở Chad, Sour Alejandra phát hiện ra rằng đối thoại giữa các tôn giáo là điều cần thiết. Đó là một công cụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường quảng bá — trong các thông điệp của ngài, như “Fratelli tutti”, và trong tài liệu của ngài về Tình huynh đệ nhân loại được ký với nhà lãnh đạo tinh thần của người Sunni vào năm 2019.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn