Những điều không nên làm với bệnh nhân ung thư

Bệnh tật luôn khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đối với những người bị ung thư, sự lo âu thường khiến họ suy sụp, tuyệt vọng. Đôi khi, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bệnh nhân ung thư cũng có thể gặp khó khăn trong việc nói phải nói chuyện với người bệnh như thế nào về tình trạng của họ. Một lời nói, thái độ, hành động của người thân đôi khi tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống của người bệnh khi điều trị. Nó có thể mang lại hy vọng, sự phục hồi của họ hoặc ngược lại.

Hãy cân nhắc những lời nói và việc làm của mình để giúp người bệnh cảm thấy tích cực hơn chứ không phải thêm tuyệt vọng.

Lời nói

Trong một số trường hợp, bạn bè và những người quen biết thường đưa ra các ý kiến không hữu ích, do họ không phải trong hoàn cảnh của người bệnh. Không ai có thể hiểu tình trạng và mong muốn của bệnh nhân ung thư hơn chính họ.

Thay vào việc khuyên bệnh nhân nên làm gì, bạn hãy để họ đưa ra những quyết định liên quan đến bệnh tình của mình, chẳng hạn như có nên phẫu thuật hay không.

Một số người không muốn biết cơ hội sống sót của mình là bao nhiêu, hay các chỉ số và tỷ lệ tái phát bệnh, trừ khi họ yêu cầu bạn nói với họ.

Bạn có thể cùng họ đến những buổi trao đổi với các bác sĩ và chuyên gia. Những thông tin này mới giúp ích cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Thái độ

Thái độ đau khổ của người thân, bạn bè sẽ khiến tâm trạng của bệnh nhân ung thư trở nên tồi tệ.

Hãy mang cho người bệnh một chiếc tai nghe, một bờ vai để khóc hay giúp đỡ họ trong việc đưa ra những quyết định phù hợp là những việc mà bạn bè và gia đình có thể làm.

Bạn hãy cùng họ làm những công việc hàng ngày như chăm sóc con cái, đi mua sắm, đến bệnh viện, dọn dẹp nhà cửa, dắt chó đi dạo hay nấu một bữa ăn… Điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng mình có ích và không hoàn toàn là gánh nặng của người thân và bạn bè.

Gia đình thường cố gắng quan tâm bệnh nhân bằng mọi cách như chăm sóc một đứa trẻ vậy. Nhưng không phải ai cũng thích sự giúp đỡ này.

Hành động

Cuộc sống của bệnh nhân đã bị đảo lộn vì bệnh tật và họ đang cố gắng điều chỉnh tâm lý để thích ứng với một thực tế mới. Hãy dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự để giúp họ thích nghi với tình hình hiện tại.

Bạn muốn giúp đỡ người bệnh để giúp họ giảm bớt đau đớn và khó khăn trong quá trình điều trị. Nhưng bạn nên lưu ý hành động của mình để khiến bệnh nhân không mặc cảm và tự ti. Bạn hãy hỏi người bệnh mỗi khi bạn muốn giúp đỡ họ.

Không biến mình thành bác sĩ

Đây là vai trò của những người được đào tạo chuyên sâu về y tế, họ là người có đủ kiến thức và năng lực để đưa ra những lời khuyên về tình trạng của bệnh nhân.

Rất nhiều cách để giúp đỡ người bệnh nhưng bạn không được đưa ra những ý kiến cá nhân về y học.

(Theo Minh Hải/Zing)

Nguồn: http://nld.com.vn