Để cấp cứu người bị tai nạn giao thông, có vài điều mà mọi người đều nên nhớ để sẵn sàng ứng cứu người bị nạn khi cần.
Giờ đầu tiên là quan trọng nhất
Bệnh nhân nên được chuyển tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Tắc nghẽn đường thở, mất máu và chậm trễ phẫu thuật là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau tai nạn.
Khi gặp người bị nạn, nên gọi cấp cứu sớm nhất có thể để người bị nạn được hỗ trợ, hạn chế mất máu. Giờ đầu tiên sau tai nạn được gọi là "giờ vàng", nếu được chăm sóc đúng cách trong một tiếng này, cơ hội sống cũng như phục hồi của nạn nhân sẽ rất cao.
Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân
Nên làm sạch đường thở, chắc chắn không có gì làm tắc nghẽn hơi thở của nạn nhân. Lấy những thứ kẹt trong miệng họ ra, ví dụ như mảnh răng gãy… Nới lỏng cổ áo, ngực áo và hông cho họ. Thiếu oxy là nguyên nhân gây tử vong chỉ sau chấn thương, mất máu.
Cầm máu
Ngăn mất máu quá nhiều cũng rất quan trọng. Đặt vật cầm máu đè lên vết thương, che vết thương bằng vải dày hoặc băng gạc, ấn lên để ngăn máu ngừng chảy.
Giảm tổn hại đến cột sống
Điều quan trọng không kém là nên giảm thiểu tác động tới đầu, cột sống của nạn nhân, vì nó có thể dẫn tới thương tật cả đời. Nên giữ đầu và cột sống nạn nhân thẳng, giữ đầu và cổ của họ nếu cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi nhớ những điều sau để giữ an toàn cho mình:
Giữ bình tĩnh: Bình tĩnh rất quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp, giúp bạn nhanh chóng quyết định phải phản ứng như thế nào.
Liên lạc với người quan trọng của nạn nhân: Xem danh bạ điện thoại của nạn nhân để xác định người thân của họ, gọi cho họ thông báo về tai nạn. Khi đi xa, bạn cũng nên lưu số điện thoại "Nên gọi khi cần thiết" vào điện thoại, để mọi người liên hệ được đúng người cần gọi.
Chú ý tới đường đang đi: Khi đi trên đường cao tốc, bạn nên lưu tâm đến những dấu hiệu khác bên đường, ví dụ như ghi nhớ trạm điện thoại gần nhất vừa đi qua, số điện thoại cần gọi khi gặp chuyện trên đường...
nguồn: http://www.baomoi.com/nhung-dieu-can-nho-khi-giup-nguoi-bi-tai-nan-giao-thong