Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết

Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết. Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới (chiếm 2,8% trong số tất cả các bệnh ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Sóng điện thoại di động tác động lên tủy xương trong vùng não người làm tăng tỷ lệ bạch cầu nhiều hơn tỷ lệ hồng cầu. Đây cũng là cảnh báo chung cho các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á với thói quen sử dụng điện thoại di động.

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u.

Độ tuổi thường gặp đối với bệnh ung thư máu dưới 15 tuổi là 21.7% và trên 15 tuổi là 78.2%. Số lượng bệnh nhân ung thư máu chủ yếu từ 35-69 tuổi.

Bạch cầu là một trong ba loại tế bào của máu : hồng cầu, bạch cầu và tiểu bào.

Hồng cầu chứa huyết cầu tố, mang dưỡng khí nuôi các cơ quan bộ phận.

Bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các chất lạ như vi sinh vật, hóa chất xâm nhập cơ thể và tạo ra kháng thể.

Tiểu cầu giúp máu đóng cục, tránh xuất huyết ở vết thương.

Tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc đa hiệu (pluripotent stem cells) ở tủy xương. Nơi đây, tế bào máu lớn lên cho đến khi trưởng thành thì chuyển sang dòng máu. Bình thường, các tế bào này tăng sinh theo nhu cầu của cơ thể. Khi già yếu, chúng tự hủy và được thay thế bằng những tế bào mới trẻ trung, nhiều sinh lực.

Phần dung dịch lỏng của máu là huyết tương, có các hóa chất hòa tan như đạm, hormone, khoáng, vitamins, kháng thể.

Ung thư bạch cầu ( thường được gọi là “ung thư máu” ) là bệnh trong đó tủy và hệ bạch huyết bị rối loạn và tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ngoài tầm kiểm soát và nhu cầu của cơ thể, lấn át các tế bào khác trong máu khiến cho máu không hoàn thành được các nhiệm vụ thường lệ.

Bệnh có cả ở súc vật như mèo, heo, trâu bò và dĩ nhiên ở người. Với người, bệnh xuất hiện ở bất cứ tuổi nào. Nam giới bị ung thư máu nhiều hơn nữ giới.

Ung thư có thể là mãn tính hoặc cấp tính, tùy theo tốc độ tiến triển tình trạng nặng nhẹ của bệnh.

Trường hợp cấp tính, xuất hiện nhiều tế bào máu chưa trưởng thành và vô dụng ở tủy xương và máu. Bệnh nhân bị thiếu máu vì hồng cầu thấp; dễ xuất huyết vì thiếu tiểu cầu; dễ mắc bệnh nhiễm vì khả năng tự vệ giảm. Do đó bệnh trở nên trầm trọng rất nhanh.

Trong mãn tính, dấu hiệu xảy ra chậm hơn, bệnh nhân có đủ thời gian tạo ra tế bào máu trưởng thành nhưng có thể chuyển sang tình trạng cấp tính.

Ung thư bạch cầu mãn tính nhiều hơn cấp tính và thường thấy ở người ngoài 67 tuổi. Trẻ em dưới 19 tuổi thường hay bị ung thư máu cấp tính lympho bào.

Ung thư cũng được chia loại tùy theo bạch cầu hiểm ác được tạo ra từ hệ bạch huyết hoặc từ tủy xương.

Nguyên nhân

Nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số rủi ro có thể gây ra bệnh. Đó là :

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.

Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.

Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.

Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.

Triệu chứng có thể gặp khi bị ung thư máu 

Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư máu? Hãy lưu ý các triệu chứng sau đây nhé vì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư máu đấy

Trong y học, bệnh ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống máu nói riêng và sức khỏe nói chung. Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.  

Vậy, làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này? 

Bạn hãy lưu ý các triệu chứng sau đây nhé vì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư máu! 

Đốm đỏ trên da 

Nếu bạn phát hiện có những đốm màu đỏ hoặc màu tím nổi trên da thì bạn hãy lập tức đến gặp bác sĩ nhé. Bởi rất có thể, hiện tượng đó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chăn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da. 

Đau xương 

Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.   

Nhức đầu 

Các bệnh nhân được chuẩn đoán mắc ung thư máu thường có những cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao.  

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cungn cấp đủ oxy nên gây đau đầu.  

Sưng hạch bạch huyết 

Khi bị bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu mất dần khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn.  

Do vậy, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau. 

Xanh xao, mệt mỏi 

Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu”  

Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.  

Chảy máu cam 

Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, tuy nhiên, nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này. Thông thường, chảy máu cam thưởng xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay.  

Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu - tế bào có tác dụng cầm máu. 

Sốt cao thường xuyên 

Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu mất dần khả năng tiêu diệt và kháng cự vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể.  

Chính vì thế, cơ thể chúng ta thường xuyên bị vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành. 

Khó thở 

Như đã nói ở trên, ung thư máu dẫn đến sự suy giảm hồng cầu, điều này đã khiến cơ thể không có đủ oxy để thực hiện các chức năng hô hấp và trao đổi dưỡng khí trong cơ thể. Cơ thể bệnh nhân mắc ung thư máu luôn trong tình trạng thiếu oxy dẫn đến khó thở nghiêm trọng. 

Đau bụng 

Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi. Mất cảm giác ngon miệng, buồn

Dấu hiệu của bệnh thay đổi tùy theo số lượng bạch cầu trong máu và tùy theo nơi mà các bạch cầu ác tính tụ tập. Các dấu hiệu này cũng không tiêu biểu cho ung thư bạch cầu.

Sau đây là các dấu hiệu thường thấy :

- nóng sốt,

- đổ mổ hôi ban đêm,

- dấu hiệu thần kinh như nhức đầu,

- mệt mỏi, suy yếu,

- xuống cân,

- dễ dàng mắc các bệnh truyền nhiễm vì khả năng miễn dịch suy yếu,

- xuất huyết dễ dàng vì thiếu tiểu cầu,

- sưng và chẩy máu nướu răng, da dễ bị bầm tím,

- đau nhức xương, khớp,

- bụng chướng, gan, lách sưng, đau vì chứa nhiều bạch cầu ung thư,

- nổi hạch ở cổ, nách…

Nếu không được điều trị, ung thu cấp tính đưa tới tử vong rất mau.

Ung thư mãn tính có thể không có dấu hiệu, khó chẩn đoán, dễ tử vong vì bội nhiễm các loại vi khuẩn.

Đôi khi bệnh được khám phá tình cờ trong khi khám sức khỏe tổng quát.

Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu:

- Môi trường ô nhiễm, nhiều chất phóng xạ, bức xạ ở mức độ cao: bom nguyên tử, điều trị xạ trị kéo dài, X-quang, CT cắt lớp...

- Hút thuốc lá.

- Tiếp xúc với benzene ở môi trường làm việc, môi trường sống… có cả trong khói thuốc lá và xăng dầu.

- Điều trị hóa trị đối với bệnh nhân ung thư.

- Hội chứng bệnh Down.

- Hội chứng rối loạn máu.

- Siêu vi ung thư bạch cầu tế bào T ở người loại 1.

- Yếu tố di truyền: rất hiếm gặp chỉ vài người trên thế giới. Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp đều không qua yếu tố di truyền.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu

Việc chẩn đoán u bạch huyết bắt đầu với những bệnh nhân có tiền sử và việc kiểm tra sẽ bao gồm nhưng bước như sinh thiết, chụp CT, chụp xương và chụp PET/CT.

Ngoài ra bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm về Mô bệnh học, Mô bệnh học + đo dòng tế bào, Mô bệnh học + đo dòng tế bào + nhiễm sắc thể với mục đích nắm rõ loại bệnh ung thư máu để có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.

Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều dạng. Do các triệu chứng đa dạng tùy thuộc vào loại biến chứng, nên việc chẩn đoán chính xác và chi tiết bởi các chuyên gia là rất cần thiết để có phương pháp chữa trị đúng lúc và thích hợp.

Chẩn đoán bệnh

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau :

- Khám tổng quát cơ thể, tìm coi gan, lách, hạch có sưng;

- Thử nghiệm đếm số tế bào máu và số lượng huyết cầu tố, các chức năng của gan, thận;

- Xét nghiệm tế bào tủy xương và nước tủy,

- Chụp hình X-quang cơ thể.

Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả chưa phải là cao lắm so với các căn bệnh ung thư khác.

Các phương pháp điều trị

Tất cả các kết quả sẽ được phân tích để đưa ra chẩn đoán rõ ràng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị, chữa trị kháng thể, và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết.

Sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào những điều sau đây:

- Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính).

- Tuổi tác của người bệnh.

- Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy.

- Tính năng của các tế bào ung thư máu.

- Triệu chứng và sức khỏe của người bệnh.

Hiện phương pháp điều trị ung thư máu đang được áp dụng tại các bước: hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên.

- Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe.

- Điều trị nhắm vào mục tiêu: Sử dụng thuốc để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

- Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.

- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

- Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.

Tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư máu:

- Khi điều trị ung thư máu bằng các phương pháp khác nhau dẫn đến giảm mức độ của các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, bị thâm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng, cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co rút bắp thịt, phát ban, đau đầu, suy nhược cơ thể.

- Một số loại hóa trị có thể gây ra vô sinh (có thể xảy ra nếu điều trị cho bệnh nhân dưới 15 tuổi)

- Có thể làm hỏng hoặc biến đổi các tế bào tinh trùng ở nam giới. Nếu nam giới đang ở độ tuổi sinh sản họ nên lưu trữ tinh trùng tại ngân hàng trước khi điều trị.

- Đối với nữ giới có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hỏng buồng trứng, kém rụng trứng, tính tình nóng nảy…

- Việc cấy/ ghép tế bào gốc có thể dẫn đến một số phản ứng chống lại các mô bình thường của người bệnh. Một số mô còn có thể bị đào thải hoặc ảnh hưởng như gan, da, tiêu hóa…

Điều trị

Bệnh cần được các bác sĩ chuyên môn nhiều ngành như huyết học, u bướu hóa xạ trị chăm sóc, điều trị.

Mục đích điều trị là đưa bệnh tới tình trạng không còn triệu chứng, bệnh nhân bình phục với tế bào máu và tủy xương lành mạnh như trước.

Phương thức điều trị tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Các phương pháp trị liệu gồm có :

Hóa trị ( Chemotherapy )

Hóa trị dùng các dược phẩm khác nhau bằng cách uống, chích vào tĩnh mạch hoặc vào tủy xương để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị rất công hiệu và được áp dụng cho đa số bệnh nhân.

Có nhiều loại thuốc và người bệnh có thể chỉ uống một thứ hoặc phối hợp hai ba thuốc.

Tuy nhiên, hóa trị cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường và gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, lở môi miệng, nôn mửa, tiêu chẩy, ăn mất ngon, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh sản.

Xạ trị ( Radiation therapy )

Với một máy phát xạ lớn, các tia phóng xạ được đưa vào các bộ phận có nhiều bạch cầu ung thư tụ tập, như lá lách, não bộ để tiêu diệt chúng.

Tác dụng phụ gồm có : mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.

Sinh trị liệu ( Biological Therapy )

Còn gọi là miễn dịch trị liệu, sinh trị liệu xử dụng kháng thể để hủy hoại tế bào ung thư. Kháng thể là những chất đạm đặc biệt được cơ thể sản xuất khi có một vật lạ xâm nhập. Kháng thể này sẽ phát hiện và tiêu diệt các vật lạ đó khi chúng trở lại cơ thể.

Sinh trị liệu được thực hiện qua hai phương thức :

. Gây miễn dịch để kích thích, huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư .

. Cho bệnh nhân dùng các kháng thể đặc biệt được sản xuất trong phòng thí nghiệm để trị ung thư.

Ghép tế bào gốc ( Stem Cell Transplant )

Ghép tủy là lấy tủy xương ( thường là ở xương hông ) có tế bào gốc của một người cho khỏe mạnh rồi đưa vào người bệnh với mục đích tái tạo tế bào máu và hệ thống miễn dịch.

Tế bào gốc từ máu, cuống rốn thai nhi và nhau thai cũng được dùng để điều trị một vài loại ung thư máu.

Trong bệnh ung thư bạch cầu, tế bào gốc của tủy trở thành bệnh hoạn, sản xuất ra quá nhiều bạch cầu non yếu nhưng độc ác, gây trở ngại cho sự tăng sinh của tế bào bình thường ở máu. Chúng cũng xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiều rối loạn khác.

Để tiêu hủy các tế bào bất thường này, cần dùng một số lượng khá lớn hóa chất hoặc phóng xạ. Các chất này cũng tác hại lên các tế bào lành mạnh trong máu và tủy.

Ghép tủy không hoàn toàn bảo đảm tránh được sự tái phát của ung thư nhưng có thể tăng khả năng trị bệnh và kéo dài đời sống người bệnh.

Phòng ngừa

Một số bệnh ung thư có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu tiếp xúc với rủi ro gây ung thư ( như tránh khói thuốc lá ), bằng nếp sống lành mạnh ( không hút thuốc lá, uống nhiều rượu… ), bằng dinh dưỡng đầy đủ hợp lý. Riêng với ung thư bạch cầu thì không có các rủi ro rõ rệt để phòng tránh.

Vì vậy người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất độc mà có những dấu hiệu bệnh bất thường đều nên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sớm khám phá ra bệnh.

Ghép Tế Bào Gốc

Vào giữa thế kỷ thứ 19, các khoa học gia người Ý đã gợi ý rằng tủy xương là nguồn gốc của tế báo máu nhờ có một hóa chất nào đó trong tủy. Tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là một số tế bào ở tủy tạo ra tế bào máu. Họ gọi các tế bào này là “tế bào gốc”-stem cells. Kết quả nhiều nghiên cứu kế tiếp đã xác định dữ kiện này.

Tế bào gốc có trong tủy xương và máu. Tủy là lớp mô bào xốp nằm giữa các khoảng trống của xương. Ở trẻ sơ sinh, tất cả xương đều có tủy hoạt động mạnh. Tới tuổi tráng niên, tủy ở xương tay chân ngưng hoạt động trong khi đó tủy ở các xương sọ, hông, sườn, ức, cột sống vẫn tiếp tục sản xuất tế bào gốc.

Vì máu và tủy đều chứa nhiều tế bào gốc cho nên có nhiều đề nghị các chữ “ghép tế bào gốc -stem cells transplantation” để thay thế cho “ghép tủy xương-bone marrow transplantation”. Đặc tính của các tế bào gốc là có thể tự sinh ra tế bào khác y hệt như mình và tạo ra các tế bào trưởng thành như hồng cầu, bạch huyết cầu, tiểu cầu.

Ngoài tủy xương, tế bào gốc còn có trong dòng máu lưu thông hoặc máu từ cuống rốn thai nhi, nhau thai..

Ở tủy xương, cứ khoảng 100.000 tế bào máu thì có một tế bào gốc, trong khi đó số lượng tế bào gốc ở máu chỉ bằng 1/100 ở tủy.

Khái niệm ghép tủy để trị bệnh được khảo sát một cách khoa học vào cuối thế chiến II khi có nhiều nạn nhân bị hoại tủy do tiếp cận với phóng xạ, đặc biệt là sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật.

Kỹ thuật ghép tủy xương được thực hiện thành công vào năm 1968 để điều trị các bệnh ung thư bạch cầu, thiếu máu vô sinh (aplastic anemia), u ác tính các hạch bạch huyết như bệnh Hodgkin, rối loạn miễn dịch và vài loại u như ung thư noãn sào, vú.

Trong ghép tủy, các tế bào bệnh hoạn của tủy bị tiêu diệt và tế bào gốc lành mạnh được truyền vào máu, tập trung vào ổ xương và bắt đầu sinh ra tế bào máu bình thường cũng như thiết lập một hệ miễn dịch mới.

Ghép tế bào gốc cứu sống nhiều người và chỉ thực hiện được khi có người cho thích hợp. Điều này không dễ dàng, vì để phương thức thành công, tế bào đôi bên phải hầu như 100% tương xứng. Chỉ dưới 30% bệnh nhân cần ghép tế bào mầm có thể tìm được tương xứng ở thân nhân.

Nếu người nhận và người cho là sanh đôi đồng nhất (identical twins), do một trứng được thụ tinh rồi phân chia tạo ra hai thai nhi, thì mọi sự êm đẹp, không có phản ứng khước từ (reject). Ngược lại khi người cho và người nhận không là sinh đôi đồng nhất thì cần phải tìm một người cho có loại tế bào gần tương tự như tế bào người nhận. Đây là việc làm khá khó khăn, tốn nhiều thời gian để có đối tác tương ứng.

Nhu cầu của bệnh nhân cần được ghép tế bào gốc rất cao mà kiếm được hai loại tế bào tương xứng giữa người cho và người nhận rất khó khăn.

Vì thế nhiều tổ chức bất vụ lợi quốc tế đã đứng ra để ghi danh những vị tình nguyện hiến tủy hoặc tế bào mầm trong máu. Mỗi vị ghi danh là một niềm hy vọng cho những bệnh nhân khao khát chờ đợi được cứu sống.

Hiện nay danh sách có khoảng hơn 10 triệu người trên thế giới sẵn sàng dâng hiến. 

Kết luận

Mỗi ngày có khoảng 6000 người bị ung thư bạch cầu, u lympho bào mòn mỏi có được ân nhân tương xứng để nhận lãnh tế bào gốc trong tủy, trong máu để tránh khỏi lưỡi hái tử thần. Xin hãy mở rộng lượng từ tâm.

Giải đáp về nguyên nhân gây bệnh ung thư:

1- Cái gì gây bệnh ung thư?

Yếu tố nguy cơ ung thư bao gồm tuổi, giới và tiền sử bệnh tật gia đình. Các yếu tố khác liên quan tới các yếu tố gây ung thư trong môi trường. Có tới trên 80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, trong đó chủ yếu là hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý đã chiếm tới 65% nguyên nhân gây bệnh.

Các yếu tố khác phải kể đến là làm việc trong môi trường có các chất độc hại, nhiễm một số loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng... Nhờ việc từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc và xây dựng một lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tránh béo phì, chúng ta có thể phòng tránh được phần lớn các bệnh ung thư ở người.

2- Bệnh ung thư có di truyền không?

Nói chung bệnh ung thư không di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị ung thư thì không có nghĩa là con sẽ bị ung thư. Mặc dù ở một số gia đình có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là ung thư có tính di truyền.

3- Bệnh ung thư có lây được không?

Không! Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Do vậy bạn đừng e ngại khi đến thăm hay chăm sóc bệnh nhân ung thư.

4- Hút thuốc lá có gây ung thư phổi không?

Có! Các tài liệu của các tổ chức y tế trên thế giới và hội chống ung thư đã khẳng định điều này. Các khuyến cáo về tác hại của thuốc lá đã được phổ biến rộng rãi.

5- Tại sao rất nhiều người hút thuốc lá mà không bị ung thư phổi?

Điều này có thể là do tính nhạy cảm khác nhau ở từng người vì điều này là đặc điểm chung cho các bệnh của con người. Ví dụ như chỉ có dưới 25% những người nhiễm virút bệnh bại liệt là bại liệt.

6- Có thể bị ung thư do va đập không?

Không! Không có bằng chứng nào về một vết thương đơn độc ví dụ như bị đánh vào ngực sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, những kích thích kéo dài tại một điểm (như sự cọ sát liên tục của chiếc răng giả lắp tồi) có thể gây nên một số bệnh nhân bị ung thư.

7- Tắm nắng có gây ung thư không?

Nếu ở mức độ vừa phải thì không. Tuy nhiên, nếu phơi nắng quá nhiều có thể bị ung thư da. Người da trắng dễ bị ung thư da hơn người da mầu. Tắm nắng trong những kỳ nghỉ không có hại đối với người sử dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Bạn có thể dùng các loại kem chống nắng để giảm bớt tác hại.

8- Dùng đèn ánh sáng mạnh có nguy hiểm không?

Nếu dùng vừa phải thì rất an toàn. Tuy nhiên nếu dùng quá mức có khả năng bị ung thư da.

9- Tia X có nguy hiểm không?

Nếu được các bác sĩ sử dụng thì không nguy hiểm. Chỉ có những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, còn nếu chụp Xquang đúng mức, với thời gian ngắn và có tấm chì bảo vệ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, vì lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể rất ít. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp Xquang.

10- Có thể phòng chống được bệnh ung thư không?

Trong một số bệnh ung thư thì có thể được. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây ung thư từ môi trường sống và họ ước tính rằng 80% các bệnh ung thư có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài. Vì vậy bạn có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách thay đổi lối sống và có cách bảo vệ chính mình.

Nguồn: http://www.phununet.com