Ngày nào cũng có người bị rắn cắn nhập viện, BV Bạch Mai khuyến cáo 7 điều không được làm

Nhận biết rắn độc hay rắn thường

Theo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính – Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai bình thường mùa đông rắn ngủ đông đến mùa hè rắn ra ngoài kiếm ăn và vào mùa mưa thì rắn càng di chuyển đi kiếm ăn nhiều hơn vì thế vào những ngày của mùa này trung bình ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận 1- 2 ca bị rắn độc cắn.

Bác sĩ Chính cho biết nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn khi đi du lịch. Ở phía Bắc, các khu du lịch Tam Đảo, Hạ Long, Cát Bà… là những nơi khách thích hành trình khám phá, leo trèo thám hiểm khu vực rừng núi nên dễ bị rắn lục tấn công.

Do rắn lục có khả năng ngụy trang gần giống với màu lá, mầu thân cây nên khách du lịch khó phát hiện để phòng ngừa. Chỉ khi bị tấn công thì mới phát hiện ra, vì vậy, khách du lịch hạn chế hái hoa, lá, dựa bám vào các cành, thân cây khi mùa rắn sinh nở, kiếm ăn…

Ngày nào cũng có người bị rắn cắn nhập viện, BV Bạch Mai khuyến cáo 7 điều không được làm - Ảnh 1.

Mùa mưa là mùa rắn đi kiếm mồi nên người dân hay bị rắn cắn

Cách nhận biết rắn độc hay rắn thường, theo bác sĩ Chính rắn lục có đầu hình tam giác, mắt có con ngươi hình elíp dựng đứng. Rắn lục xanh: có màu xanh lá cây các mức độ khác nhau, thường ở vùng rừng núi - cả ba miền đều có.

Rắn khô mộc, rắn lục mũi hếch: thân màu nâu hoặc giống như màu cành cây khô, thường ở vùng rừng núi phía Bắc. Rắn choàm quạp: thân màu nâu, thường ở vùng rừng phía Nam.

Cách đặt băng ép:

Cách một: với vết cắn ở bàn, ngón tay, cẳng tay:

- Băng ép bàn, ngón tay, cẳng tay.

- Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.

- Dùng khăn hoặc dây treo lên cổ bệnh nhân.

- Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có thuốc giải độc (bác sĩ quyết định thời điểm tháo băng ép).

Cách hai: Vết cắn ở thân mình:

- Ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.

- Không băng ép khi rắn lục cắn: rắn choàm quạp, lục xanh, khô mộc.

Khi bị rắn lục cắn, tại chỗ sẽ bị sưng nề, phỏng nước, chảy máu và chảy máu toàn thân, khó cầm. Từ đó dẫn đến tử vong do chảy máu, mất máu.

BS Chính nhấn mạnh, khi đó tuyệt đối không trích, nặn vì càng làm tăng nguy cơ chảy máu, không cầm máu và dẫn đến tử vong.

Ngoài những trường hợp bị rắn cắn khi đi du lịch thì số bệnh nhân bị rắn cắn do nuôi rắn và bắt rắn cũng nhiều.

Những trường hợp này chủ yếu là bị rắn hổ mang, cạp nia và các bệnh nhân lại đều là người nghèo, người dân tộc không có bảo hiểm y tế.

Điều đau lòng là người bệnh thường đến viện muộn do tin vào thuốc nam, kinh nghiệm dân gian hoặc các thầy lang. Khi đến viện, thường đã quá muộn, tổ chức gân cơ đã bị hoại tử và khi đó liệu trình điều trị huyết thanh không còn giá trị.

7 điều tuyệt đối không được làm khi bị rắn cắn

Khi gặp người bị rắn cắn, người xung quanh nên động viện bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự đi lại (vì vận động nhiều sẽ làm nọc độc di chuyển vào cơ thể nhanh hơn. Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp).

Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim; Cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.

Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động.

Duy trì biện pháp băng ép và bất động, khẩn trương vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là bằng ô tô.

Ngày nào cũng có người bị rắn cắn nhập viện, BV Bạch Mai khuyến cáo 7 điều không được làm - Ảnh 3.

Khi bị rắn cắn chỉ băng ép, tuyệt đối không garo

Trong khi vận chuyển nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân. Không nên đưa bệnh nhân đi thẳng lên các bệnh viện tuyến trên vì đường xa và có thể bị nguy hiểm trên đường đi mà không được hỗ trợ.

Đặc biệt, bác sĩ Chính nhấn mạnh khi bị rắn cắn bất cứ ai cũng phải nhớ không được làm những việc sau:

- Không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc.

- Không đợi ở nhà và chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện.

- Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch.

- Không làm các biện pháp khác, như: chườm đá, gây điện giật,…

- Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

- Dùng băng rộng khoảng 5-10 cm, dài vài mét, có thể băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

- Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo.