Trang Chủ
Giới Thiệu
Lịch sử Hội Dòng
Linh Đạo - Sứ mạng
Các Trung Tâm
Đấng Đáng Kính William Gagnon
Phòng Truyền thống
Các thánh trong Dòng
Ơn gọi
Giới thiệu Ơn gọi
Cổ võ Ơn gọi
Đời sống thánh hiến
Thông tin
Thông tin Giáo Hội
Thông tin Hội Dòng
Cầu Nguyện
Suy niệm Lời Chúa
Tản mạn - Suy tư
Tĩnh tâm - Thường huấn
Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót
Phụng vụ
Chia sẻ
Y Học
Hoạt động khám chữa bệnh
Bài viết y học
Huấn luyện cộng tác viên
Mục vụ chăm sóc bệnh nhân
Học Tập
Triết học
Thần học
Nội san
Thông tin
Chia sẻ
Đạo đức sinh học
Bảo vệ sự sống con người toàn diện
Ngừa thai - Phá thai
Chết êm dịu
Trách nhiệm của thầy thuốc
Quyền của Bệnh nhân
Năm điều nên biết về chuyến viếng thăm Thái Lan của ĐTC Phanxicô
Gửi Ý Kiến Phản Hồi
Họ và tên của bạn:
*
Vui lòng nhập họ tên
Email:
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Nội dung:
*
Vui lòng nhập nội dung
Mã bảo vệ:
*
Vui lòng nhập mã bảo vệ
Processing...
Gửi Email Cho Bạn Bè
Họ và tên của bạn:
*
Vui lòng nhập họ tên
Email của bạn:
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Gửi đến (To):
*
Vui lòng nhập địa chỉ email
Địa chỉ email không đúng
Đồng gửi đến (CC):
Địa chỉ email không đúng
Nội dung:
*
Vui lòng nhập nội dung
Mã bảo vệ:
*
Vui lòng nhập mã bảo vệ
Processing...
Năm điều nên biết về chuyến viếng thăm Thái Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
19/Nov/2019
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan vào ngày hôm nay là chuyến viếng thăm đầu tiên miền đất này của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo kể từ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1984. Như thế là 35 năm đã trôi qua. Theo nhận định của tờ Crux, có 5 điều sau chúng ta nên biết về chuyến viếng thăm này cũng như lịch sử của Giáo hội tại Thái Lan:
1. Chuyến viếng thăm này chủ yếu là để nâng cao tinh thần cộng đoàn Công Giáo tại đây.
Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đề cập đến một số mối quan tâm xã hội mà ngài thường nêu bật, nhưng chuyến thăm này của ngài chủ yếu là nhằm tăng cường tinh thần cho cộng đồng Công Giáo. Thật thế, trong video gởi cho người dân Thái trước chuyến đi, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong chuyến viếng thăm, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo Thái Lan để củng cố họ trong đức tin và trong việc đóng góp cho xã hội Thái. Họ là những người Thái và phải hoạt động vì chính đất nước của họ.”
Ngài cũng nói rằng ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác liên tôn, đặc biệt là trong việc phục vụ người nghèo và chính nghĩa hòa bình.
2. Đạo Công Giáo có một lịch sử lâu dài tại Thái Lan
Số người Công Giáo tại Thái Lan không nhiều. Chỉ có khoảng 388,000 người trong tổng số 67.8 triệu dân. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo có lịch sử lâu dài ở Thái Lan. Các nhà truyền giáo dòng Đa Minh được sự tài trợ của người Bồ Đào Nha đã đến Thái Lan - khi đó còn gọi là Xiêm La - vào năm 1567, và Giáo hội đã thành lập một phái bộ truyền giáo chính thức vào năm 1669 dưới sự chỉ đạo của Hội Truyền Giáo Étrangères de Paris, được coi là Hội Truyền Giáo hiện diện chính tại Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Người Công Giáo bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ và chủ nghĩa thực dân trong khu vực, đặc biệt là trong thời kỳ Thế chiến II, khi một chính phủ quốc gia tìm cách cải đạo tất cả mọi người Thái sang Phật giáo. Tình hình đã có sự thay đổi đáng kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi vào năm 1946. Nhà vua cổ vũ cho Quan hệ hài hòa như là quy tắc ứng xử trong xã hội.
3. Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan ngày nay.
Thái Lan được coi là đất nước sùng đạo Phật nhất trên thế giới. Ngày nay có khoảng 388,000 người Công Giáo, tức là 0.58% trong số 67.8 triệu dân. Về cơ bản, có hai cộng đồng Công Giáo ở Thái Lan: cư dân đô thị của thủ đô có con cái học tại các trường tư thục và cao đẳng uy tín do Giáo hội điều hành, và các thành viên người dân tộc thiểu số ở phía đông bắc và phía bắc. Nhiều cộng đồng Công Giáo nông thôn bao gồm con cháu của những người tị nạn chạy trốn các cuộc bách hại tại Việt Nam.
4. Các tiêu điểm Đức Giáo Hoàng muốn nhắm đến
Đức Phanxicô thường điều chỉnh các thông điệp của mình cho phù hợp với các địa điểm nơi ngài nói. Ngài sẽ nói chuyện công khai tại hai Thánh lễ, một là tại sân vận động quốc gia trước đám đông dự kiến 50,000 người, nơi có lẽ ngài sẽ nói về nạn buôn người và việc bóc lột phụ nữ và trẻ em, cả hai đều là những vấn đề lâu dài trong khu vực. Người tị nạn là một mối quan tâm liên quan khác mà có thể ngài sẽ đề cập đến. 35 năm trước, vấn đề người tị nạn Việt Nam vượt biên tìm tự do đã là một trong những chủ đề chính trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia này đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó đã khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.
Cha Bernardo Cervellera, tổng biên tập của Asia News, cho biết Đức Giáo Hoàng cũng có thể bày tỏ mối quan ngại về chủ nghĩa duy vật, là một trong những chủ đề thường xuyên của ngài, và thảo luận với các đối tác Phật giáo về vấn đề thế tục hóa trong xã hội.
5. Cuộc gặp gỡ với Vua Thái.
Đức Phanxicô sẽ gặp Quốc vương Maha Vajirusongkorn. Ông là một vị hoàng tử khi chào đón Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến thăm của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 1984. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và người đứng đầu cộng đồng Phật giáo Thái Lan, là Đức Tăng Thống Somdet Phra Maha Muneewong Ariyavongsagatayana.
Các cuộc gặp gỡ riêng của ngài sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm 40 người bệnh và tàn tật tại Bệnh viện Thánh Louis ở thủ đô Bangkok, cũng như một cuộc họp với các tu sĩ Dòng Tên đang làm việc tại Thái Lan. Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên và luôn có những cuộc gặp gỡ như vậy với các linh mục, tu sĩ cùng dòng trong các chuyến đi của ngài.
Source:
Crux
5 things to know about Pope Francis’s visit to Thailand
Bản In
Gửi email
Phản hồi
Tin bài khác
Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho TT Donald Trump?
(Ngày đăng 17/11/2024)
ĐHY Parolin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Trump
(Ngày đăng 08/11/2024)
Đức Hồng Y Tagle: Sống Năm Thánh bằng cách đặt trái tim vào trung tâm cuộc sống của
(Ngày đăng 07/11/2024)
Tính hiệp hành, một sự hoán cải để trở nên
(Ngày đăng 28/10/2024)
MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
(Ngày đăng 25/10/2024)
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ
(Ngày đăng 19/10/2024)
THỐNG KÊ VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NĂM 2024
(Ngày đăng 19/10/2024)
SỐ NGƯỜI CÔNG GIÁO TRÊN THẾ GIỚI TĂNG NHẸ
(Ngày đăng 18/10/2024)
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2024
(Ngày đăng 17/10/2024)
Bức tranh đa dạng những đóng góp cho các vấn đề
(Ngày đăng 15/10/2024)
Xem tất cả »
Thánh Tổ Phụ
Thư viện Video
Thánh Benedicto Menni. OH, con người và ơn gọi
Chuẩn Bị Bệnh Nhân Đón Nhận Bí Tích Xức Dầu
Video Mục vụ Chăm sóc Bệnh nhân tại Giáo phận Long Xuyên
Mừng kính thánh Gioan Granda - Bổn mạng GĐCSBN Gx. Tân Phú
Khóa tập huấn chăm sóc bệnh nhân tại giáo phận Xuân Lộc 2017
GĐCSBN 6 Giáo Phận gặp gỡ tại Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa 2017
Tam nhật và Lễ Phục Sinh 2017- Dòng Gioan Thiên Chúa
Video: Lễ bổn mạng Dòng Gioan Thiên Chúa 08.03.2017
Video: Lễ an táng thầy Giuse Khang Trần Quốc Sử. OH
Video: Lễ thụ phong Linh mục, Dòng OH
Video: Hoạt động khám chữa bệnh - Phòng khám Thiên An
Video: Mục vụ thăm viếng bệnh nhân
Thông báo
CÁO PHÓ: TH. GIUSE BÙI VĂN TÂM. OH QUA ĐỜI_29.03.23
CÁO PHÓ: TU SĨ, LINH MỤC SAVIO TRẦN NGỌC TUYÊN QUA ĐỜI
Cáo phó Bà Cố Maria – Thân mẫu thầy Đaminh Cao Quang Tình qua đời
CÁO PHÓ: TU HUYNH GB. NGUYỄN TRƯỜNG THẾ QUA ĐỜI
CÁO PHÓ: TU HUYNH DAMIANO BÙI ĐỨC AN QUA ĐỜI
Cáo phó Ông Cố Phêrô – Thân phụ của thầy Phêrô Nguyễn Đức qua đời
Cáo phó Bà Cố Maria – Thân mẫu của thầy Đaminh Lê Huy Hoàng qua đời
Ông Cố Thầy Gioan Baotixita Trần Công Hải, qua đời
Ông Cố Đaminh và Bà Cố Maria - Thân Phụ và thân Mẫu của Thầy Đaminh Đặng Văn Hoà qua đời
Thân Phụ Thầy Vinh Sơn Maria Nguyễn Văn Hiển, qua đời
Thân Phụ của Thầy Martino Nguyễn Trung Dũng.OH qua đời
LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 02/2018
Liên kết nhanh
Facebook
Thống kê truy cập
Đang online:
248
Hôm nay:
2102
Hôm qua:
6321
Tổng truy cập:
7,679,091