Men gan cao hiện không còn là căn bệnh hiếm gặp. Theo những nghiên cứu từ thực tế cho thấy bệnh men gan cao xuất hiện chủ yếu ở đàn ông – những người thường xuyên sử dụng rượu bia. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ men gan cao tăng mạnh như hiện nay. Tăng men gan là dấu hiệu cảnh báo các tế bào gan đang viêm hoặc đang bị hoại tử. Nếu người bệnh không kiểm soát tốt sẽ tiến triển thành viêm gan.
Men gan có 4 loại, trong đó AST (SGOT), ALT (SGPT) 2 loại này có trong tế bào gan, khi gan bị viêm, bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu khiến cho tỉ số man gan tăng cao. Loại men gan thứ ba là ALGALINE PHOSPHATE có trong các mảng tế bào gan và loại thứ tư là GGT có trong thành tế bào của ống mật.
Trong các chỉ số men gan, AST (SGOT) và ALT (SGPT) là hai chỉ số chính giúp phản ánh tình trạng của tế bào gan. Hàng ngày, một số tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa sẽ phóng thích vào máu một lượng men gan ở nồng độ dưới 40 U/L. Nếu men gan tăng từ 1 - 2 lần so với mức cho phép là mức độ nhẹ, tăng từ 2 - 5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng. Trong các trường hợp viêm gan cấp tính, men gan có thể tăng từ 10 - 20 lần.
Theo đó, chỉ số AST và ALT trong men gan cao sẽ dự báo tuổi thọ của bệnh nhân giảm dần, tăng tỉ lệ tử vong từ 21 - 78%. Vì vậy, biết được nguyên nhân men gan tăng cao, triệu chứng của men gan tăng cao là gì sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới men gan cao:
- Viêm gan là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng men gan cao. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hóa chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể.
- Một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan.
- Ngộ độc thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…).
Các biện pháp phòng bệnh men gan cao:
- Rượu bia, thuốc lá là hai thứ đại kỵ với lá gan, vì thế bạn nên tránh xa. Nếu có lỡ dùng đến thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc từ bác sĩ.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành, tiền sinh tố A trong dầu gấc, polyphenol trong nấm đông cô…
- Ăn uống đủ chất. Phối hợp các loại men kháng viêm và kháng oxy hóa như papain trong đu đủ, bromalin trong thơm, trong chế độ dinh dưỡng. Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của lá gan.
Nguồn: https://vtv.vn