Mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 không?

Mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/7 đưa ra một số khuyến cáo về việc tiêm vaccine Covid-19 với phụ nữ đang mang thai.

Tôi đang mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 hay không?

Mang thai khiến bà mẹ có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, tuy nhiên hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với nCoV (ví dụ nhân viên y tế), hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền), nên tham vấn với bác sĩ để cân nhắc về việc tiêm vaccine Covid-19.

Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không?

Có. Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vaccine Covid-19 nếu có sẵn vaccine. Tiêm vaccine an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau tiêm vaccine.

Tiêm chủng vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi không?

Không có bằng chứng khoa hộc về việc tiêm vaccine ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới. Vaccine Covid-19 không thể can thiệp đến hoạt động của cơ quan sinh sản. Vì vậy, bạn hãy yên tâm rằng vaccine Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Tôi có thể tiêm vaccine khi đang có kinh nguyệt không?

Không có lý do gì để không tiêm vaccine Covid-19 nếu bạn đang có kinh nguyệt.

Theo WHO, tiêm chủng vaccine giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc Covid-19. Sau khi tiêm vaccine, bạn có thể gặp các phản ứng nhẹ như đau đầu, sốt và đau mỏi toàn thân, thường hết sau một vài ngày. Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm thường hiếm gặp và cần được thông báo cho nhân viên y tế.

Hiệu lực bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19 chỉ đạt được sau khi tiêm vaccine từ 2 đến 3 tuần. Nếu bạn được tiêm vaccine loại 2 liều, miễn dịch đầy đủ chỉ đạt được sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai từ 2 đến 3 tuần. Bạn vẫn có thể mắc bệnh trước khi cơ thể tạo ra đầy đủ miễn dịch.

Để bảo vệ bản thân và mọi người, hãy tiếp tục giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi và tránh những nơi thông gió kém.

WHO: Không uống thuốc giảm đau, dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19

Hiện tượng tăng huyết áp trước tiêm vaccine Covid-19 35

Có nên uống thuốc chống dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19?

Sốt hay không sốt sau tiêm vaccine Covid-19 thì tốt hơn? 36

Việc nên và không nên làm trước khi tiêm vaccine Covid-19

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã lan ra hầu khắp cả nước. Các chiến sĩ áo trắng đang căng mình chống dịch trong mùa hè oi bức. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Thúy Quỳnh

Nguồn: https://vnexpress.net