Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP.
1. Lời Chúa bị giản lược
Đời sống người Kitô hữu Việt Nam, theo cảm nhận của tôi, ít là nơi một số giáo xứ ở thành phố, có nhiều tiến bộ đáng mừng trong những năm gần đây. Nhờ vào một số nỗ lực của Giáo Hội, qua một số hội đoàn, qua một số phong trào…, nhiều anh chị em giáo dân tìm được một đời sống tâm linh khá phong phú; không phải chỉ là một vài hứng khởi bốc đồng, nhưng là một đời sống đạo tín trung; không phải chỉ là một số “sinh hoạt” theo đám đông, nhưng là một lòng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Chúa của chính bản thân. Đặc biệt, kể từ năm sống Thánh Thể, tôi thấy đã có nhiều Kitô hữu yêu mến việc cầu nguyện riêng với Chúa Giêsu Thánh Thể, và nhờ đó, đời sống đức tin cũng được đổi mới một cách đáng mừng.
Tuy nhiên, trong khía cạnh Lời Chúa, cũng theo cảm nhận của riêng tôi, thì đời sống Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn chưa được đổi mới bao nhiêu. Nếu xét đến năm “Sống Lời Chúa”, thì hình như kết quả đạt được khá nghèo nàn. Điểm chính yếu mà Giáo Hội chưa làm được, có lẽ là chưa “mở khóa tư tưởng” để “mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Kitô hữu” (MK 21b). Hình như hệ quả của cuộc ly giáo từ thế kỷ XVI vẫn còn đè nặng trong đời sống của Giáo Hội.
Chúng ta đã quá biết lập trường ban đầu của anh em “Tin Lành”, lập trường mỗi người Kitô hữu được quyền “tự do thể nghiệm điều mình cảm nhận nơi Kinh Thánh”[1]. Đối lại với lập trường ấy, Giáo Hội Công Giáo đã khẳng định vai trò của Huấn Quyền trong việc hiểu và thực hành Lời Chúa. Khẳng định ấy dĩ nhiên là cần thiết, và vẫn được lập lại trong bản văn Hiến Chế Mạc Khải của công đồng Vatican II:
“Nhiệm vụ chú giải đích thực Lời Chúa đã được viết ra hay lưu truyền chỉ được ủy thác cho Quyền Giáo Huấn sống động của Giáo Hội, và Giáo Hội thi hành quyền đó nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên Quyền Giáo Huấn này không vượt trên Lời Chúa, nhưng để phục vu Lời Chúa, chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (MK 10b).
Chính vì thế mà, trong nghi lễ phụng vụ của Giáo Hội, chỉ những thừa tác viên chính thức của Giáo Hội mới được giảng giải và cắt nghĩa Lời Chúa. Ở đây, chúng ta không đặt vấn đề về Quyền Giáo Huấn, điều mà nhiều giáo hội Tin Lành sau này cũng đã bắt đầu nhận ra là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng lập trường “tự do thể nghiệm điều mình cảm nhận nơi Kinh Thánh” có phần nào giá trị, vì lập trường đó đưa đến kết quả là người tín hữu đón nhận Lời Chúa không phải chỉ là một bài học chung chung, nhưng thiết yếu là Lời, trong Thánh Thần, được gởi tới mỗi người Kitô hữu, trong mối tương giao thân thiết và với trọn vẹn bản thân của mỗi người với Chúa, chứ không phải chỉ là một bài học luân lý nhằm đến lý trí con người mà thôi. Giá trị ấy cũng được trình bày trong hiến chế tín lý về Mạc Khải như một ý tưởng then chốt của Lời Chúa, Lời Chúa là “Lời ngỏ”. Hiến chế Mạc Khải nói:
“Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài [X. Ep 1,9]. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa [X. Ep 2,18; 2P 1,4]. Trong việc mạc khải này, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình [X. Cl. 1,15; 1Tm 1,17] ngỏ lời với loài người như với bạn hữu [Xac. 33,11; Ga 15,14-15], Ngài đối thoại với họ [X. Br. 3,38] để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài” [MK 2a][2].
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra khía cạnh “lời ngỏ” của Lời Chúa là điều còn thiếu sót sâu xa trong đời sống của Giáo Hội Công giáo: người Kitô hữu Công giáo, nói chung, vẫn đón nhận Lời Chúa như một bài học chung chung chứ không như một lời ngỏ thân tình. Lời Chúa được các thừa tác viên chính thức của Giáo Hội trình bày, đáng lý ra phải là một sự hướng dẫn cần thiết để khai đường mở lối cho mỗi người Kitô hữu có thể tự mình khám phá ra lời ngỏ của chính Chúa cho bản thân mình, thì chỉ dừng lại ở mức độ một bài học khách quan cho mọi người; hoặc thường là đưa ra những bài học luân lý và kêu mời những quyết tâm của người tín hữu. Không mấy người Kitô hữu, có lẽ cả các linh mục và tu sĩ nữa, biết tự mình đọc Lời Chúa, hoặc nghe công bố Lời Chúa để nhận ra lời ngỏ thân tình của Chúa cho chính mình. Sự thiếu sót này, có lẽ, không được phép coi như một sai sót nhỏ, vì nó làm biến đổi “bản chất” của việc đọc Lời Chúa cũng như ảnh hưởng sâu xa tới bản chất của đời sống đức Tin, vốn là đạo của mối tương giao sống-với, chứ không phải là đạo của những giáo huấn luân lý khách quan.
2. Lời Chúa, Lời ngỏ thân tình
Đối với người Do Thái, lời nói không phải chỉ là một âm vang và cũng chẳng phải chỉ là một âm thanh nhằm chuyển đạt mối số ý nghĩa nào đó, nhưng là sự chuyển thông chính chủ thể nói đến người nghe. Lời nói thể hiện hành động của một ngôi vị và người ta có thể nhận biết một ngôi vị qua chính lời nói của người ấy. Chính vì thế, Thiên Chúa là Đấng “nói” với loài người chứ không phải như các tượng thần “có mắt có miệng, không nh́n không nói” [Tv 115,5].
Trong chiều hướng ấy, Lời Chúa, một cách chính yếu, không phải là một tư tưởng, nhưng là chính sự hiện diện “bản thân” của Chúa. Cũng thế người nghe lời Chúa không phải là một ai đó ngẫu nhiên bắt được “làn sóng âm thanh” của Chúa, nhưng là người được Chúa nhắm đến, là người mà Chúa biết rơ và đang chờ đợi. Lời Chúa như thế là một nhịp cầu nối liền hai ngôi vị “có tên có tuổi” chứ không phải là bài học viết trong sách và ai đó tình cờ đọc được. Lời Chúa nói với mỗi người chúng ta như một anh/chị, [tức là ở ngôi thứ hai], chứ không phải nói với “hắn”, hay là nói cho “họ” [ngôi thứ ba].
Với tính cách như một lời ngỏ, Lời Chúa mời gọi bản thân người Kitô hữu đi vào một cuộc đối thoại thực sự; cuộc đối thoại trực tiếp, “cuộc đối thoại ngôi hai”, thể hiện trong một lòng trân trọng lẫn nhau như một ngôi vị.
Lời ngỏ luôn bao hàm ý nghĩa trân trọng người đối thoại. Lời ngỏ “chọn lựa” người đối thoại trong một đám đông vô danh và làm xuất hiện sự hiện diện của người ấy khỏi đám đông; đó là lời đặt người đối thoại vào tư thế đặc biệt được lýu tâm, và người ấy xuất hiện như một cá nhân cụ thể và đặc biệt. Lời ngỏ không phải là lời nói trông trổng, lời nói bất cần người nghe, hoặc lời khinh dể như một người ngồi lên đầu thiên hạ, lời hằn học mang bản chất đối nghịch.
Lời ngỏ là lời tin tưởng vào người được ngỏ lời. Kẻ ngỏ lời không còn muốn là người tự mình giải quyết một vấn đề nào đó, nhưng kêu gọi sự hợp tác; lời ngỏ dám đặt một phần quyết định của vấn đề vào tay người đối thoại. Lời ngỏ như thế có thể đi vào con tim chứ không phải lời cưỡng chế bên ngoài. Lời ngỏ khơi lên sự chủ động, trong sự tôn trọng tự do và tự nguyện nơi người được ngỏ lời. Lời ngỏ khai mở tư thế của sự “hiệp lực” chứ không phải coi người được ngỏ lời như một “đối lực”.
Lời ngỏ cũng là lời hy vọng được đáp lại. Nơi đây, bản thân người được ngỏ lời trở thành quan trọng đối với chính kẻ ngỏ lời. Người ngỏ lời, một cách nào đó, như muốn “khẩn cầu” câu trả lời đồng ý của người được ngỏ lời; một sự “khẩn cầu” có khả năng giúp người đối thoại tập trung tất cả năng lực của mình để đáp trả một cách tự nguyện và mạnh mẽ nhất. Đây không phải là một chiến thuật “tâm lý” để lấy lòng người khác, nhưng là chân nhận một ý nghĩa cao quí thật sự của bản thân người khác.
Chúng ta có thể thấy những yếu tố của lời ngỏ trong trình thuật truyền tin cho đức Maria; nơi đó, sứ thần thoạt tiên đã chào Mẹ là Đấng Đầy Ơn Phúc; rồi khi đề nghị chương trình với Mẹ, Thiên Chúa và, nói như kiểu nói của các giáo phụ, cả thiên đàng nín thở chờ đợi lời “xin vâng” của đức Maria. Chỉ với một tinh thần tôn trọng như thế Chúa mới có thể mời gọi Mẹ Maria đi vào một hành trình gian khó trong nhiệm cục cứu độ. Nếu chúng ta hiểu ra đức Maria chính là hình ảnh tiên trưng của Giáo Hội và là Kitô hữu thứ nhất, chúng ta có thể hiểu ra rằng mỗi người Kitô hữu cũng được Thiên Chúa ngỏ lời và được Thiên Chúa chờ đợi nói lời xin vâng như thế. Thư Do Thái nói:
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Dt 1,1-2)
Như thế, trong nhiệm cục Lời Chúa, điều chính yếu không phải là ý tưởng bao hàm trong Lời Chúa, nhưng là chính chủ thể của Lời tỏ hiện ra như một sự hiện diện với, như một sự dấn thân để đồng hành, như một tấm lòng yêu thương muốn sẻ chia cuộc đời, như một thái độ tin tưởng có khả năng chờ đợi… chính sự hiện diện dấn thân và yêu thường ấy mới thực sự là động lực mời gọi, là sức mạnh thúc giục câu trả lời, là ý nghĩa của mối giây nghĩa tình, chứ không phải ý tưởng của một lời nói. Nói một cách cụ thể hơn, lời ngỏ giống như người mẹ khẩn thiết nài nỉ đứa con từ bỏ ma tuý. Lời nài nỉ này có sức mạnh khác xa những lời diễn giải trên báo chí về sự nguy hiểm của ma tuý; lời nài nỉ ấy có thể đi đến tận nỗi cô đơn sâu xa, như nguyên nhân căn bản của một thái độ ve vuốt giác quan cách bệnh hoạn của kẻ nghiện ngập.
3. Cuộc đối thoại trong tự do
Khi ngỏ lời với con người, với mỗi người, Thiên Chúa thấu rơ mọi tình tiết trong cuộc đời của con người, thấu rơ trong tình thương và trong quyền năng tuyệt đối của Ngài. Đây là cuộc giao tiếp của con người với Thiên Chúa, một Thiên Chúa vừa quyền năng, vừa khôn ngoan, vừa yêu thương. Với ba phẩm tính căn bản ấy nơi Thiên Chúa, con người được mời gọi đi vào cuộc đối thoại một cách thanh thản; vì điều xấu chỉ có thể xẩy ra cho người đối thoại, nếu như người kia, hoặc là: yêu thương và quyền năng nhưng không khôn ngoan; hoặc là: khôn ngoan và quyền năng nhưng không yêu thương; hoặc là: yêu thương và khôn ngoan nhưng lại không quyền năng. Như thế, cuộc đối thoại chân thực của con người với Thiên Chúa có khả năng giải toả hết mọi khó khăn cố hữu của con người trong tương giao. Vì thế, cuộc đối thoại với Thiên Chúa là một cuộc đối thoại chân thật nhất và tự do nhất. Nơi đây, con người được giải thoát mọi nỗi sợ khiến người ta phải dối trá, phải bận tậm giải thích, thanh minh, hay trả giá hơn thua… Trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, con người được sống trong sự chân thật của bản thân, vì nơi đây, tất cả những tình tiết riêng tư nhất, khó giải thích nhất ... đều được đón nhận trong sự cảm thông trọn vẹn. Điều này loại bỏ mọi nỗi sợ bị hiểu lầm hay sợ bị tính toán một cách oan uổng. Thật sự, mỗi con người là một huyền nhiệm mà không ai có thể hiểu trọn vẹn, ngay cả chính bản thân của người ấy. Ai có thể đo được mức độ ảnh hưởng của những yếu tố di truyền ? Ai có thể giải thích được trọn vẹn ảnh hưởng của môi trường văn hoá ? Ai có thể nắm bắt được hành trình lịch sử của một con người để “đi guốc trong bụng” người khác, và khẳng định một chân lý bất di bất dịch về người ấy ? Chính bản thân mỗi người cũng thường xuyên đánh lừa chính mình, ảo tưởng về con người của mình; hoặc cố gắng “thanh minh thanh nga” những hành động của mình với người khác mà chẳng được chấp nhận. Thế nhưng, trong giao ước trọn vẹn bản thân với Thiên Chúa và trong cuộc đối thoại thân tình với Thiên Chúa, mỗi người có thể thanh thản để sống bản thân mình, một cách chân thực và tự do nhất.
Quả thực bản chất của lời ngỏ vốn là một đề nghị phiêu lưu, một cuộc phiêu lưu không được bảo đảm do một sự vật nào, không được tìm thấy một sự an toàn nào nơi những tính toán, nơi những phương tiện, nơi những vốn liếng, tinh thần và vật chất, của bản thân mình, mà chỉ được nuôi dưỡng bằng niềm tin tưởng vào nhau. Chính vì thế, cuộc phiêu lưu đầy sáng tạo và tự do của tình nghĩa giữa hai bên chỉ có thể được khơi mào trong lời ngỏ, nghĩa là hành trình đi vào một sự gặp gỡ bản thân.
Do đó, không phải hồ nghi ý định của Thiên Chúa như ông Giacaria, nhưng Đức Maria vẫn có quyền và thanh thản để nói lên hoàn cảnh riêng của mình trước khi chấp nhận lời đề nghị của Thiên Chúa: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” (Lc 1,34).
Như thế, lời ngỏ của Thiên Chúa như một lời mời gọi, không thể phát xuất từ một lối nh́n chủ quan, không thể là một đ̣i hỏi quá mức, nhưng ngược lại, chính là một sự “lấn trước“ trong tình nghĩa, nghĩa là sự cảm thông vượt quá lòng mong đợi của con người. Lời ngỏ của Thiên Chúa chính là thái độ đi bước trước của Thiên Chúa, thái độ chấp nhận bản thân người được ngỏ lời một cách vô điều kiện, chấp nhận và hy vọng khi mà Ngài thấy tỏ mọi yếu kém và tầm thường nhất của mỗi người đối thoại. Chấp nhận lời ngỏ của Thiên Chúa, con người không sợ bị “hớ”, không sợ rơi vào tình trạng “bút sa gà chết”. Chính điều đó giúp con người có khả năng loại bỏ hoặc giảm bớt mọi nỗi sợ hăi, loại bỏ hoặc giảm bớt những thứ đe doạ làm cho con người cứ phải lo pḥng vệ cho bản thân mình. Thật sự con người cần được một lần “lật ngửa ván bài” của đời mình để có thể thanh thản trong mối tương giao với tha nhân. Chính khi chấp nhận lời ngỏ của Thiên Chúa như một Đấng đã hiểu hết về bản thân mình mà con người được tự do, tự do với chính mình và tự do với mọi áp lực xã hội để đi vào cuộc phiêu lưu với Thiên Chúa.
Trong lời ngỏ, Thiên Chúa chấp nhận trước bản thân của con người; và người được ngỏ lời được mời gọi để dấn bước trong sự phiêu lưu, dám phó thác cho Chúa mặc dù chưa nắm rơ mọi tình huống sẽ xẩy ra. Đó là thái độ vượt lên trên lối tính toán ṣng phẳng, vượt trên cái biết để sống mức độ của lòng tin. Quả thật trong mối tương quan do lời ngỏ thiết lập, cả hai bên đều phải vượt trên mức độ “thuận mua vừa bán” hoặc “tiền trao cháo múc”, từ bỏ thái độ an toàn bằng cách muốn “nắm đằng chuôi”, để đi vào thái độ quảng đại phó thác cho nhau, dám chấp nhận nhau vượt trên sự tính toán khôn ngoan hay công bằng theo lẽ thường. Cả hai bên đều phải biết sống theo kiểu “niềm tin vượt lên trên cái biết”; bởi vì sống theo cái biết là “biết đến đâu thì sống đến đó”, va cái biết thật ra cũng chỉ là biết sự vật. Chỉ có lòng tin mới có thể đụng đến bản thân của người khác như một huyền nhiệm và dám đi bước trước.
4. Lời ngỏ mời gọi sống sự công chính mới
Trong khi Cựu Ước là một giao ước đặt nền tảng trên lề luật, thì Tân Ước lại đặt nền tảng đời sống đức Tin trên Thánh ý Chúa. Người dân trong Cựu Ước lo tìm sự công chính bằng cách tuân giữ thật kỹ lýơng lề luật của Chúa, như chúng ta thấy trong cuộc đời ông Giacaria và bà Elisabét (X. Lc 1,6). Thế nhưng sự công chính ấy của Giacaria đã không đủ sức giúp ông đi vào sự công chính mới, đi vào cuộc phiêu lưu vượt ra ngoài lề luật. Trong Tân Ước, Thánh Ý Chúa được tỏ hiện một cách trọn vẹn hơn trong lời ngỏ. Lời ngỏ là một đề nghị vượt trên mức độ bắt buộc của lề luật, là lời đề nghị một sự dấn thân tự nguyện, kêu gọi một sự tự do đáp lại trong nghĩa tình. Đức Maria và thánh Giuse lại là những mẫu gương của một sự công chính mới, những người nhận ra ơn gọi và sứ vụ của Chúa cho riêng mình, những người dám vượt trên mức độ đ̣i buộc của lề luật để chấp nhận điều diễn tả thánh ý Chúa. Đó là sự công chính mới và là mức độ nghĩa tình của sự sống mới trong Tân Ước.
Chính lời ngỏ là yếu tố đưa người kitô hữu vào mối tương quan thân tình và triệt để hơn Cựu Ước, bởi vì lời ngỏ giúp người tín hữu sống Thánh Ý Chúa chứ không phải chỉ dừng lại ở mức độ lề luật. Chính lời ngỏ đưa người tín hữu đạt đến mức độ công chính mới, chính lời ngỏ giúp người tín hữu sống thái độ thân quen, tình nghĩa; dám vượt lên sự trả giá, dám lấn trước trong niềm tin tưởng vào nhau.
Thánh Kinh không phải chỉ là những bài học. Điều chính yếu khi chúng ta đọc Lời Chúa, đó là nhận ra chính lời ngỏ của Thiên Chúa đối với hoàn cảnh hiện tại, của Giáo Hội, của xã hội và của từng người. Đọc Thánh Kinh, nhận ra lời ngỏ của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta sẽ nhận ra mình vẫn đang được Thiên Chúa đồng hành trên bước đường đời, mình đang có Thiên Chúa cùng lo toan những khó nhọc, cùng chia sẻ những trách nhiệm, cùng chung vui trong những thành công . . .
Lời Chúa là lời ngỏ, nghĩa là Lời Chúa chỉ thực sự là Lời Chúa khi thực hiện được một cuộc đối thoại thân tình giữa Chúa với con người và với mỗi người. Đó không là gì khác hơn chính đời sống tâm linh của người kitô hữu. Trung tín với Lời Chúa không chỉ có nghĩa là hiểu, là biết, là trở thành chuyên viên về Kinh Thánh, nhưng quan trọng hơn hết, là sống Lời Chúa như một lời ngỏ. Trung tín với Lời Chúa tức là để cho Thần Khí của Chúa thực hiện một sự biến đổi một bản văn trở thành Lời của sự sống; và từ đó người Kitô hữu có thể đi vào cuộc đối thoại thân tình với Chúa hàng ngày, và trong từng hoàn cảnh…
Kết
Sức mạnh của một con vật được thống nhất một cách trọn vẹn trong bản năng sinh tồn. Trong khi đó, với lý trí hiểu biết, con người lại thường bị phân tán năng lực trong những cái biết khác nhau và điều đó thường lại làm giảm đi sức mạnh của chính con người. Con người chỉ có thể tìm được một sự thống nhất bản thân và làm nên sức mạnh lớn lao “vô cùng” của con người, không phải bằng lý trí, nhưng bằng khả năng khám phá ý nghĩa căn bản của đời mình, khám phá lẽ sống của mình, khám phá ra tình yêu lớn nhất và duy nhất của bản thân mình. Đặc biệt, đối với con người, sức mạnh đó chỉ được triển nở trọn vẹn trong tình yêu hy sinh cho người mình yêu. Sức mạnh như thế không thể nào phát lộ được bằng sự cưỡng chế, nhưng bằng những gì có thể làm “động lòng trắc ẩn”, nghĩa là bằng con đường của lời ngỏ đi vào trong tim.
Đánh mất ý nghĩa của lời ngỏ, đó là một khía cạnh trong “căn bệnh trầm kha” của đời sống đức Tin Kitô giáo, một căn bệnh biểu hiện trong hầu hết mọi khía cạnh của đời sống đạo. Đó là “đạo thực dụng”; nghĩa là biến một sự gặp gỡ bản thân trở thành sự “lợi dụng” bản thân của người khác như một sự vật. Đạo thực dụng nghĩa là thay vì gặp gỡ chính Chúa, người ta chỉ sống với đạo lý, với giới răn, với ân huệ, với thưởng phạt như một sự trả giá… Ta có thể thấy điều đó, trước hết, trong khía cạnh của Đức tin. Đức Tin, một cách chính yếu, là sống gắn bó với Chúa, nhưng trên thực tế, lại nghiêng lệch nhiều hơn về việc chấp nhận những chân lý mạc khải của Chúa.
“Tin trước hết là gắn bó bản thân con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý Thiên Chúa đã mạc khải: nhờ bao hàm cả hai điều trên, đức tin Kitô giáo khác với việc tin tưởng một người phàm.” (Giáo lý Hội thánh Công Giáo, số 150).
Vì thế, việc Thiên Chúa mạc khải chính bản thân Ngài[3] cho con người, qua Lời và hành động của Ngài, để đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và thân tình, thì thường bị giản lược, trong thực tế của đời sống Kitô hữu, thành việc Thiên Chúa mạc khải những chân lý đức tin. Ta có thể thấy rất nhiều Kitô hữu tin có Chúa, và tin vào giáo lý của Chúa, chứ không còn sống rơ nét niềm tin cậy và tin yêu. Từ đó, chúng ta có thể thấy hầu hết những khía cạnh trong đức Cậy và đức Mến bị đánh mất.
Trong khía cạnh đức Cậy, ta thấy việc giản lược lý tưởng sống thánh thiện trở thành một lối sống chọn lựa “trung b́nh cộng”, dựa theo việc phân biệt tội nặng và tội nhẹ; việc những người tội lỗi khao khát được cứu độ nhưng không được đón nhận và nâng đỡ; việc không ai dám sống “luật tiệm tiến” mà tông huấn “Đời Sống Gia Đ́nh” đã nêu ra…
Trong khía cạnh đức Mến, chúng ta có thể thấy đường nét man mát trong cuộc sống Kitô hữu tính cách của đạo luân lý, ít thể hiện được nét căn bản của một “đạo cứu độ”; nghĩa là không đón nhận được sức mạnh của tình yêu Chúa cho hành trình cuộc đời của mình, nghĩa là biến những hồng ân được sống-với, được gặp gỡ … trở thành những sự hưởng thụ đầy tính cách vật chất…
Theo tôi, điều cần thiết trong việc tìm lại sức sống của Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội chính là việc giúp người tín hữu tìm thấy Lời Chúa như lời ngỏ thân tình đối với chính bản thân của mỗi người.
________
[1] “libre examen de L’ E’criture”.
[2] Xc. MK 21a : “Thực thế, trong các Sách Thánh, Chúa Cha trên trời, bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ”.
[3] Xc. MK 2a “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (X. Ep 1,9)”.
Nguồn:http://catechesis.net/index.php/muc-vu/hoi-nhap-van-hoa