Liệu có một nền luân lý tuyệt đối không
Jonh đến từ Ohama, Nebraska, đang nghe đài KVSS. John anh đang nối máy trực tiếp với Karlo Broussard.
Chào mọi người, cảm ơn đã nhận cuộc gọi của tôi.
Tôi có một đứa con trai đang học đại học, hôm nọ nó tranh cãi với tôi rằng hiện nay có sự bào chữa cho thuyết tương đối về luân lý, và vì thế nó không còn tin rằng có bất cứ điều luân lý tuyệt đối nào.
Tôi đã tra cứu một số thông tin nhằm bác bỏ quan điểm của nó.
John, nếu anh đang tìm kiếm một số nguồn thông tin, thì ngay lúc này, tôi muốn giới thiệu một sản phẩm mà Cy vừa mới giới thiệu: CD audio những buổi nói chuyện của tôi mang tên “Your Truth, My Truth” đi kèm với chỉ dẫn thực hành. Trong những chỉ dẫn ấy, tôi sẽ chỉ cho anh nhiều phương cách để anh có thể nhận định và phê bình thuyết tương đối luân lý cũng như lý trí.
Và cũng có một quyển sách rất tuyệt vời ở đây, John. Tựa đề sách là “Feet Firmly Planted in Mid-Air” (Đôi chân vững vàng giữa không trung).
Đó là “Thuyết tương đối: Đôi chân vững vàng giữa không trung” của Francis Beckwith and Gregory Koukl.
Anh biết không, đó là một cuốn sách tuyệt vời. Một cách tiếp cận thấu đáo với Thuyết tương đối và nó hướng dẫn anh làm thế nào để có thể đáp trả lại Thuyết tương đối với mọi dạng thức khác nhau của nó.
Nhưng John này, về cơ bản tôi nghĩ rằng anh nên thử chia sẻ với con trai anh những ví dụ bằng trực giác nó có thể nhận thức được luân lý thực sự.
Ví như anh có thể sử dụng trường hợp Hitler và Đức Quốc Xã đã làm nhằm tiêu diệt người Do Thái, hoặc ví dụ về Chế độ chiếm hữu nô lệ. Đấy là một cách giúp anh khơi dậy trong nó trực giác về luân lý và John, anh có thể nói với nó là: “Này, con trai, nếu con thực sự tin rằng các chân lý về luân lý – điều gì là tốt, điều gì là xấu – chỉ mang tính tương đối xảy ra với một cá nhân thì chúng ta không thể kết tội hành động của Hitler là sai trái.
Chúng ta không thể kết tội chính phủ với những Luật nô lệ trước đây là sai lầm.
Về cơ bản, nếu sự thật luân lý không tuyệt đối, mà chỉ tương đối thì khi ấy ta không thể kết tội bất kỳ ai với BẤT KỲ hành động sai trái nào.
Tại sao?
Bởi theo lẽ đó chỉ cá nhân ấy mới là người phán xét cuối cùng điều gì đúng điều gì sai.
Sau cùng thì, John, anh có thể cho con trai anh thấy rằng thuyết tương đối về luân lý hủy hoại đạo lý hoàn toàn.
Và nó thật vô lý, lố bịch. Tôi nghĩ thậm chí thằng bé rồi sẽ nhận thấy rằng luân lý tương đối trong tư tưởng, nhưng con sẽ không là nhà luân lý tương đối trong thực hành.”
Bởi vì John, anh có thể xoay ngược tình thế và nói với nó “Được rồi, con trai, giả thuyết: Con sẽ cảm thấy thế nào nếu như cha bỏ con vào phòng, khóa trái cửa và bỏ đói con tới chết?”
Đúng không?
Ý tôi là, đó là một ví dụ nực cười, nhưng về cơ bản, nếu như thuyết luân lý tương đối là đúng, và anh nhận thấy nó đúng và phù hợp với anh. Thì khi đó, anh sẽ không bị kết án về hành động ngược đãi của mình,
Phải không?
Thế nên anh muốn nắm chắc tính logic của thuyết luân lý tương đối, và áp dụng nó vào những trường hợp khác nhau mà ở đó anh biết thằng bé sẽ nhận thức được bằng trực giác rằng thật nực cười khi nó phải từ bỏ thuyết luân lý tương đối. Thế nên có một cách trong nhiều cách, đó là anh có thể tiến hành phê bình quan điểm của nó: bằng cách cho nó thấy thuyết ấy hủy hoại hoàn toàn nền luân lý, làm ta không thể lên án người khác có hành động sai trái.
Anh nghĩ lời khuyên này thế nào, John?
Nghe thật tuyệt.
Anh biết không, tôi đang cố tiếp cận vấn đề này theo khía cạnh lý trí.
Con trai tôi đang học đại học và nó vẫn tham dự thánh lễ, nó vẫn là một tín hữu, nhưng tôi đang cố tiếp cận vấn đề này theo lý trí hơn là chỉ nói với nó “Ừ thì Chúa phán vậy, nên đó là lý do.”
Tôi hoàn toàn đồng ý, John ạ.
Tôi nghĩ thật quan trọng khi chúng ta cho chúng thấy rằng có những điều không nhất thiết cần đến Kinh Thánh để giải quyết.
Kinh Thánh có cho chúng ta những chân lý tuyệt đối về luân lý hay không?
Có.
Ngợi khen Chúa Giê-su Ki-tô vì điều ấy, bởi vì rất nhiều lần chúng ta có những sai lầm lẫn lộn.
Nhưng đó là những điều khiến chúng ta bắt đầu nhận biết bởi ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, và một lần nữa, nếu anh dùng những nguồn tài liệu mà tôi đã đề cập ở đầu buổi nói chuyện,
John, anh sẽ thấy trong nó có những nền tảng mang tính lý trí rất, rất mạnh cho tính khách quan của chân lý về luân lý.
Cảm ơn John về cuộc gọi này.
Chuyển ngữ: Vũ Huy
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Thiên Kính, S.J.
Nguồn:https://dongten.net/2018/12/30/lieu-co-mot-nen-luan-ly-tuyet-doi-khong/