Nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Truyền thông tự nhiên, cơ chế sinh học trong các tế bào nấm men có thể giải thích mối liên hệ giữa đường và các khối u ác tính.
Theo đó, khi các tế bào ung thư tiêu thụ đường quá mức dẫn đến một chu kỳ luẩn quẩn của việc kích thích, phát triển và tăng trưởng các tế bào ung thư liên tục.
Bên cạnh đó, khi bạn ăn nhiều đường, cơ thể có xu hướng sinh nhiều năng lượng hơn, năng lượng thừa có thể dẫn đến béo phì. Trong khi đó béo phì có liên quan đến nhiều loại ung thư.
Không chỉ đánh thức tế bào ung thư, đường còn có thể gây ra 4 căn bệnh cực kỳ nguy hiểm
Vậy ngoài việc đánh thức tế bào ung thư, chất gây nghiện toàn cầu này cũng có thể phá hủy cơ thể bạn theo những cách sau:
Đường gây bệnh tim mạch
Nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng ăn quá nhiều đường có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Trên thực tế, nhóm người ăn 17-21% calo từ đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với người chỉ ăn 8% đường.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Nghiên cứu của trường Đại học Tuft phát hiện ra rằng, những người uống một loại đồ uống ngọt có đường mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao về bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn so với những người chỉ uống đồ uống không đường.
Hội chứng rò rỉ ruột và nhiều bệnh khác
Các vi sinh vật trong ruột hoạt động tương tự như cơ quan trao đổi chất, các nhà nghiên cứu tin rằng thay đổi vi sinh đường ruột có thể gây ra hội chứng rò rỉ đường ruột. Điều này có thể gây viêm mãn tính, từ đó dẫn đến chứng béo phì và các bệnh mãn tính.
Tiểu đường
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí PLOS ONE cho thấy, mỗi người dùng 150 calo đường mỗi ngày (tương đương với 1 lon soda) có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 lên 1,1%. Thậm chí, nguy cơ này không hề giảm xuống kể cả khi các đối tượng tham gia nghiên cứu điều chỉnh các thực phẩm ăn vào bao gồm thịt, ngũ cốc, thực phẩm giàu chất xơ.
'Chất gây nghiện' toàn cầu ẩn nấp dưới nhiều tên gọi khác nhau
Bạn có thể không biết rằng, đường lén lút xâm nhập vào chế độ ăn hàng ngày của bạn với hàng loạt tên khác nhau được ghi trên nhãn sản phẩm. Tiến sĩ Josh Axe cho biết, nguyên tắc để đọc nhãn thực phẩm có đường ẩn dưới các tến gọi khác nhau là xác định thành phần kết thúc bằng chữ "ose" – đây chính là đặc điểm nhận dạng thành phần đường.
Thực tế, các chất làm ngọt như nước mía, đường từ củ cải, nước ép trái cây, xiro gạo hay mật mía về bản chất đều là đường. Nạp lượng lớn các loại đường này cũng có thế tác động xấu đến sức khỏe.
Đường ẩn nấp dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Đường có thể ẩn nấp trên nhãn mác sản phẩm dưới một số các tên dưới đây:
- Dextrose khan
- Đường nâu
- Đường bột bánh kẹo
- Si rô bắp
- Dextrose
- Fructose
- Sulfô ngô fructose cao, hoặc HFCS
- Đường khử nước
- Lactose
- Xi rô Malt
- Maltose
- Mật đường
- Mật hoa (ví dụ như mật ong đào hoặc quả lê)
- Đường thô
- Sucrose
*Theo DrAxe
Nguồn: http://soha.vn