Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng mong muốn của bậc cha mẹ muốn chăm sóc

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng mong muốn của cha mẹ của một đứa bé bị bệnh hiểm nghèo được đồng hành và chăm sóc con mình "cho đến cùng".

Ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho hay Đức Thánh Cha đang theo dõi "bằng sự yêu mến và cảm động" về những sự kiện liên quan đến Charlie Gard, một bé sơ sinh 10 tháng tuổi sinh ra tại Anh với hội chứng suy nhược DNA ty thể, gây ra sự suy nhược cơ bắp, tổn thương não và suy hô hấp hoặc suy gan; nó thường gây ra tử vong.

Hôm 02/7/2017, trong tuyên bố của Văn phòng báo chí Tòa thánh, ông Greg Burke cho biết Đức Thánh Cha cầu nguyện cho cha mẹ của Charlie Gard, và hy vọng "mong muốn đồng hành và chăm sóc cho con của họ đến cùng không bị bỏ qua".

Ở London, Chris Gard và Connie Yates, cha mẹ của Charlie, đã quyên góp được gần 1,7 triệu đô la trong vòng 4 tháng để tài trợ cho việc chữa trị cho con họ ở Mỹ. Tuy nhiên, khi các viên chức bệnh viện muốn ngừng cung cấp hỗ trợ sự sống cho đứa bé, cha mẹ bé đã đến tòa án London với vụ kiện của họ, nhưng tòa án ra phán quyết đứa trẻ nên được "chết vì phẩm giá" và các bác sĩ có thể ngừng cung cấp hỗ trợ sự sống. Các hành động tiếp theo của toà án, bao gồm cả một quyết định của Toà án Nhân quyền Châu Âu hôm 27 tháng 6, đã giữ nguyên phán quyết.

Yêu cầu tiếp theo của cha mẹ đứa bé gởi đến bệnh viện là cho phép họ đưa Charlie về nhà chết. Yêu cầu đó đã bị từ chối, và bệnh viện cho biết sẽ đình chỉ hỗ trợ sự sống vào ngày 30 tháng 6 - một ngày kể từ ngày được gia hạn.

Trên Twitter chính thức của Đức Thánh Cha, @Pontifex, đã đăng một tweet vào ngày 30 tháng 6, "Bảo vệ sự sống con người, nhất là khi bị tổn thương do bệnh tật, là một bổn phận của tình yêu mà Thiên Chúa trao phó cho tất cả mọi người".

Theo tin tức ngày 5/7/2017, dù những với áp lực ngoại giao, các viên chức tại Bệnh viện Greater Ormond Street của London nói rằng họ không thể cho phép bé Charlie Gard được chuyển đến một bệnh viện khác ở Rôma hoặc ở Mỹ để điều trị.

Mặc dù Bệnh viện Bambino Gesu của Tòa Thánh Vatican lên tiếng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho Charlie Gard và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã hứa sẽ sắp xếp tương tự tại Mỹ, nhưng các viên chức tại Bệnh viện Greater Ormond Street nói rằng "lý do pháp lý" ngăn cản họ cho phép chuyển viện.

Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson, đã đưa ra lời giải thích tương tự với người đồng cấp Ý Angelino Alfano, để giải thích tại sao chính phủ của Anh sẽ không can thiệp để cho phép cháu bé được chuyển viện.

Học viện Giáo hoàng về Sự sống cùng Hội đồng Giám mục Anh và Xứ Wales đã cầu nguyện cho Charlie, cho các nhân viên y tế chăm sóc cho bé và cha mẹ bé.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, nói tình hình của Charlie và cha mẹ bé "có ý nghĩa cả đau đớn lẫn hy vọng cho tất cả chúng ta" và ngài đã bảo đảm với họ trong lời cầu nguyện của ngài.

"Chúng tôi cảm thấy gần gũi với cháu bé, với mẹ, cha và với tất cả những ai quan tâm đến cháu bé và cùng nhau đấu tranh với cháu bé cho đến giờ", Đức Cha cho hay như trên trong một văn bản tuyên bố ngày 28 tháng 6 và được Đài phát thanh Vatican công bố trực tuyến hôm 29 tháng 6.

Ngài cho hay câu hỏi quan trọng cần đặt ra trong trường hợp này và những trường hợp tương tự không may khác là: "Lợi ích tốt nhất của bệnh nhân là gì?"

Ngài cho biết: "Chúng ta phải làm tất cả những gì để nâng cao sức khoẻ của bệnh nhân, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận các giới hạn của y học", và theo giáo huấn của Công giáo, "tránh các thủ tục y tế hung hăng không cân xứng với bất kỳ kết quả dự tính nào hoặc quá nặng nề đối với bệnh nhân hay gia đình".

Tuy nhiên, mong muốn của cha mẹ cũng phải được lắng nghe và tôn trọng, "nhưng họ cũng phải được giúp đỡ để hiểu được những khó khăn đặc biệt về tình hình của họ và không bị đối diện với những quyết định đau đớn của họ một mình".

Đức Tổng Giám Mục nói rằng nếu mối quan hệ giữa bệnh nhân, người giám hộ và bác sĩ "bị can thiệp, mọi thứ trở nên khó khăn hơn, và hành động pháp lý sẽ trở thành phương án cuối cùng".

Ngoài ra còn có "nguy cơ đối với những hành động về ý thức hệ hoặc chính trị, điều luôn luôn phải tránh, hoặc xu hướng giật gân của truyền thông, vốn có thể là bề ngoài buồn bã".

Phản ứng với phán quyết của tòa án châu Âu, một phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công giáo nói rằng phán quyết cuối cùng cho rằng "đứa trẻ Charlie Gard không thể trải qua bất cứ một sự điều trị nào khác là đau lòng, nhất là đối với cha mẹ và gia đình cháu bé".

"Trong trường hợp khó khăn này, tất cả các bên đã cố gắng hành động với tính toàn vẹn và vì sự tốt lành của Charlie khi họ nhìn thấy nó. Có thể hiểu được, cha mẹ của Charlie muốn làm mọi thứ để cứu và cải thiện cuộc sống của Charlie. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng sau quyết định này, họ có thể là một gia đình tìm kiếm sự bình an trong những ngày và những tuần sắp tới. Chúng tôi cũng khuyến khích cộng đồng Công giáo cầu nguyện cho Charlie, cha mẹ của cháu bé và tất cả những người đã chăm sóc cho cháu bé".

Tuyên bố cũng nói thêm: "Đáng buồn thay, căn bệnh hiểm nghèo là một phần trong điều kiện của con người. Chúng ta không bao giờ nên hành động với ý định cố ý chấm dứt sự sống con người, bao gồm việc loại bỏ dinh dưỡng và hydrat hóa để có thể làm cho chết đi. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta phải nhận ra những hạn chế của những gì có thể làm được, trong khi luôn hành động nhân đạo để phục vụ người bệnh cho đến khi xảy ra cái chết tự nhiên".

Tạ Ân Phúc

Nguồn:http://www.ubmvgiadinh.org