Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường

(VOH) - Trong 10 người ca bệnh thì cả 10 đều hiểu sai về dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường, mức độ trầm trọng của bệnh. Ngày nay, bệnh tiểu đường đã có nhiều phương tiện để chẩn đoán, theo dõi và điều trị được cải tiến nhảy vọt. Đặc biệt, việc điều trị bệnh tiểu đường không không còn khó như ngày xưa (10 năm trước). Cuộc sống người bệnh tiểu đường cần nhiều niềm vui để căn bệnh không nặng hơn. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng tư vấn về dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường. 

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Là do lượng đường ở lại trong máu quá lâu mà không vào bắp thịt. Do tụy tạng phóng thích insulin quá ít không kéo đủ đường từ máu vào trong  bắp thịt. Người bệnh tiểu đường dù ăn món nào cũng làm tăng lượng đường trong máu.

Ngày xưa, người bị tiểu đường ăn kiêng làm cho bệnh chậm trở nặng hơn. Ngày nay, thuốc hạ đường huyết tốt hơn trước kia nhiều, phối hợp cùng chế độ vận động nên người bệnh  không cần kiêng cử nhiều lắm, chỉ tránh một số món làm đường tăng đột ngột ….

Người tiểu đường có thể ở 2 nhóm: ốm- mình hạc xương mai, hoặc mập- có da có thịt. Dù ở nhóm nào thì khi đường huyết không ổn  định (dù đường huyết không cao ) thì sẽ dễ bị biến chứng.

Người bệnh tiểu đường dễ bị phì đại tiền liệt tuyến (tùy theo lứa tuổi và các yếu tố lịch sử bản thân). Ngược lại người phì đại tiền liệt tuyến cũng dễ dẫn đến bệnh tiểu đường nếu không điều trị đến nơi đến chốn.

Triệu chứng bị tiểu đường

Người bị tiểu đường thường mang tâm lý tiêu cực, buồn bực vì phải kiêng ăn uống nên dẫn đến làm cho nhiều người bệnh dễ bị trầm uất, cơ thể mỏi mệt, mỏi mòn. Các thuốc đặc hiệu trị tiểu đường dùng dài lâu sẽ tác dụng phụ và làm người bệnh trầm uất.

Triệu chứng người tiểu đường là sẽ bị rối loạn chất điện giải trầm trọng nên khát nước và uống nhiều nước và thường tiểu nhiều lần.

Người tiểu đường dễ bị rối loạn nước và điện giải khi đó các khoáng tố canxi, magiê bị xáo trộn, thất thoát làm nhu động ruột cũng bị xáo trộn co thắt, gây ra hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. 

Cách chữa trị bệnh tiểu đường

Tránh lo lắng, vì lo lắng càng làm tăng đường huyết.

Người tiểu đường cần phải uống nhiều nước để tránh cho tế bào thiếu nước, tránh rối loạn điện giải. Cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày. Không nên uống vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm.

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh phải vui vẻ, có thái độ tích cực trong cuộc sống.

Trước đây, người ta tránh hội chứng tăng đường huyết buổi sáng nên thầy thuốc cho thuốc an thần để bệnh nhân tránh mất ngủ. Nhưng sau này cho thấy, thuốc an thần hóa chất tổng hợp gây ra tác dụng phụ và gây hại cho người tiểu đường nên dùng các biện pháp khác châm cứu, dược thảo để người bệnh dễ ngủ.

Do người tiểu đường dễ bị rối loạn nước và điện giải, nhu động ruột cũng bị xáo trộn thay đổi co thắt làm táo bón hoặc tiêu chảy. hiện tượng lên men trong đường ruột làm cho thuốc hạ đường huyết mất tác dụng…thầy thuốc cần theo dõi cả ion đồ để xem khoáng tố có ổn định hay không chứ không chỉ điều trị chứng táo bón hay tiêu chảy.

Nhiều công trình nghiên cứu cho biết rõ 40 % bệnh tim mạch phía sau là bệnh tiểu đường. Khi rối loạn điện giải cũng làm rối loạn biến dưỡng (chất béo) dẫn đến người bệnh tiểu đường dễ bị bệnh tim mạch Do đó không chỉ theo dõi lượng đường mà còn cần theo dõi điện tâm đồ, siêu âm tim… để phòng ngừa bệnh tim mạch cho người bệnh tiểu đường. Nhiều trường hợp tiểu đường không cần thiết dùng thuốc loãng máu (tây y) nhưng trong chế độ ăn uống cần dùng loại rau có tác dụng làm loãng máu như: ngò, dấp cá, rau cải…

Người bệnh tiểu đường nếu có dòng máu thông thoáng thì sẽ giảm phân nửa biến chứng của bệnh. Cần thư giãn vui vẻ, yêu đời tích cực làm cho dòng máu loãng, thông thoáng hơn. Những người có dòng máu thông thoáng sẽ giảm hơn phân nửa biến chứng khi bị tiểu đường.

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ bị hội chứng mãn kinh gây rối loạn nội tiết tố, thiếu nội tiết tố dẫn đến stress và làm nội tiết tố tuyến thượng thận tiết ra nhiều hơn dẫn đến tăng đường huyết và dễ bị bệnh tiểu đường hơn. Cần điều trị việc rối loạn nội tiết tố ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ để tránh nguy cơ  bệnh tiểu đường.

Thai phụ trong thai kỳ sẽ bị tiểu đường, tăng đường huyết (hội chứng tiểu đường giả trong thai ký) do trong thai kỳ sẽ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến bị tiểu đường nhưng 90% sẽ tự hết tiểu đường sau khi sanh. Đừng quá lo lắng.

Điều trị tiểu đường bằng tiêm ilsulin ( type 1) làm hạ đường huyết, nhưng người bị tiểu đường vẫn phải kiêng cử ăn uống. Đừng nghĩ đã chích insulin thì ăn uống thả giàn. Do đó dù chích hay không chích đều cần kiêng cử, vận động thích hợp

Khi bị tiểu đường cần vận động, tập thể dục (15 phút-30 phút) sau khi ăn để việc tiêu thụ lượng đường tốt hơn.

Lời khuyên chung trong việc chữa trị bệnh tiểu đường đó là: bệnh tiểu đường ngày nay không còn là nan y, không phải khổ sở suốt đời vì bệnh. Do đó,có cuộc sống càng vui vẻ, tích cực, yêu đời thì càng sống lâu với bệnh tiểu đường.

VOH Online

Nguồn:http://www.voh.com.vn/y-khoa-vui-ve/dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong