Cắt túi mật ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn?

Hoàng Yến  

Cắt túi mật ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn?

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật tương đối an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn hoặc dài hạn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần có những giải pháp toàn diện để phòng ngừa biến chứng.

Khi nào có chỉ định cắt túi mật?

Hàng ngày, gan sản xuất ra khoảng 1 lít dịch mật, được dự trữ trong túi mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp tống đẩy dịch mật xuống tá tràng để giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn.

Khi không có thức ăn, dịch mật được cô đặc và dự trữ trong túi mật, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo.

Nếu không có túi mật, dịch mật không còn nơi dự trữ mà trực tiếp đi xuống ruột. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng hoặc thiếu dịch mật để tiêu hóa thức ăn khiến bạn ăn uống khó tiêu hoặc gây tiêu chảy do lượng dịch mật xuống ruột quá nhiều.

Như vậy, túi mật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tiết dòng chảy của dịch mật theo nhịp độ bữa ăn, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

Vì thế, việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở) cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ, trong các trường hợp như:

- Sỏi túi mật kích thước quá lớn, chiếm 2/3 diện tích túi mật, hoặc sỏi gây viêm túi mật và ứ tắc dịch mật

- Viêm tụy cấp do sỏi mật.

- Túi mật bị viêm, teo, thành dày mất khả năng co bóp, túi mật bị vôi hóa ( túi mật sứ).

- Mắc kèm cả sỏi và polyp túi mật.

Cắt túi mật ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn? - Ảnh 1.

Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chỉ định cắt túi mật

Các biến chứng sau cắt túi mật

Trong những trường hợp bị biến chứng do sỏi mật, cắt túi mật là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.

Nhưng nếu sỏi mật chưa có biến chứng thì phẫu thuật này không thực sự cần thiết. Vậy cắt túi mật có ảnh hưởng gì không, để hiểu rõ hơn hãy tìm hiểu một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật dưới đây:

- Biến chứng liên quan đến phẫu thuật: nhiễm trùng, xuất huyết, rò rỉ dịch mật, tổn thương đường mật hoặc một số rủi ro gây mê…

- Biến chứng sau phẫu thuật: Phẫu thuật cắt túi mật cũng gây ra những xáo trộn bất thường lên hệ thống tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị đầy trướng, khó tiêu sau mỗi bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc tiêu chảy kéo dài.

Hội chứng sau cắt túi mật cũng là vấn đề nhiều người bệnh gặp phải sau phẫu thuật với các biểu hiệu đau vùng mạn sườn phải do căng giãn đường mật, đầy trướng, chậm tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy… như lúc chưa phẫu thuật. Nguyên nhân có thể do rối loạn hoạt động cơ vòng oddi, hẹp đường mật, có khối u đường mật, sót sỏi trong đường mật…

Đặc biệt, người bệnh cần nhớ cắt túi mật không có nghĩa là chữa khỏi hoàn toàn bệnh sỏi mật mà chỉ là giải pháp tình thế vì sỏi mật vẫn có thể tái phát trở lại ở các vị trí khác chẳng hạn như ở đường dẫn mật trong gan. Vì thế, điều trị sỏi mật triệt để cần phối hợp nhiều phương pháp nhằm tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật thông qua chế độ ăn uống khoa học, có thể kết hợp thêm sử dụng thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn để dự phóng tái phát sỏi.

Lưu ý sau mổ cắt túi mật

Chế độ ăn uống:

Cắt túi mật ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn? - Ảnh 2.

- Uống nhiều nước: bắt đầu bằng một ngụm nhỏ, sau đó tăng lên theo sức chịu đựng.

- Những ngày đầu sau mổ chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Sau đó dần ăn đặc lên, vừa ăn vừa thăm dò để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

- Nên tiêu thụ nhiều chất xơ, hạn chế chất béo và đồ ăn chứa nhiều cholesterol.

Chế độ sinh hoạt - vận động:

- Rời giường ngay khi được cho phép và đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn, tránh táo bón hoặc liệt ruột sau mổ

- Giữ cho vết mổ luôn khô ráo và sạch sẽ. 

- Không mang vác vật nặng trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần sau mổ.

Thảo dược hỗ trợ giảm đầy trướng khó tiêu sau cắt túi mật

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phối hợp của 8 thảo dược truyền thống: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo tạo ra tác động kép: giúp tăng lưu thông, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm.

Nhờ đó, hỗ trợ làm giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu sau cắt túi mật như đau, đầy trướng, chậm tiêu do thiếu dịch mật, phục hồi tổn thương do sỏi và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - Dùng cho người sỏi mật

Cắt túi mật ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn? - Ảnh 3.

 theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: http://soha.vn/cat-tui-mat-anh-huong-the-nao-den-suc-khoe-va-he-tieu-hoa-cua-ban-2018