Bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa: Những điều bạn nên làm để tránh rủi ro!

Bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa: Những điều bạn nên làm để tránh rủi ro!

Tiểu Đinh 23 tuổi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Bác sĩ cho rằng thói quen xấu của cô chính là tác nhân gây bệnh. Đây là các dấu hiệu ung thư và cách phòng tránh bạn nên biết. 

Trong những năm gần đây, những người bị ung thư đang dần trẻ hóa. Trong đó, ung thư dạ dàylà một trong những căn bệnh có xu hướng trẻ hóa nhanh nhất, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng.

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh đặc trưng nhất của loại bệnh có nguyên nhân xuất phát từ thói quen sống hàng ngày. Nó gắn liền với những thói quen xấu mà giới trẻ ngày ngay đang mắc phải, rất dễ dàng để nhận diện.

Sinh viên năm cuối bị ung thư giai đoạn cuối, ai sẽ đau đớn nhất?

Trong khi các bạn cùng lớp đang mải mê thực hiện những công đoạn cuối cùng trong chương trình thực tập và viết luận để tốt nghiệp thì Tiểu Đinh, cô sinh viên năm cuối Đại học tại Trung Quốc lại rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng buồn.

Các bác sĩ cho biết, cô đã được phát hiện mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Người phụ trách ca bệnh này là Bác sĩ, Giáo sư Trình Tinh, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Hiệp Hòa, Vũ Hán, Trung Quốc.

Trước đó, Tiểu Đinh vốn là nữ sinh viên học hành chăm chỉ, cố gắng nỗ lực. Nhưng có thể cách chăm sóc sức khỏe của cô không đúng, thường xuyên thức khuya và ăn uống thất thường trong thời gian dài dẫn đến những nguy hại khủng khiếp cho dạ dày.

Kể từ khi bước vào giảng đường Đại học, mọi người thường gọi Tiểu Đinh với biệt hiệu "con cú đêm" vì cô hầu như thức khuya theo kiểu "ngủ ngày, càng đêm". Thức qua đêm gần như đã trở thành thói quen hàng ngày của Đinh, kèm theo đó, cô gần như đổi ngày thành đêm, đêm thành ngày vậy. Ban đêm học hành và ăn uống như ban ngày.

Không những thế, vì là một người rất chú trọng hình thức nên Đinh luôn chú ý việc giữ dáng, cô luôn trong trạng thái muốn giảm cân để duy trì thân hình mảnh mai. Ban ngày thường ngủ hoặc ít ăn đúng bữa, buổi tối cô ăn các món đồ ăn sẵn bán ở chợ đêm, đặc biệt là các loại thịt chiên nướng, thậm chí còn coi đó là món ăn "tự thưởng" cho bản thân trước khi đi ngủ.

Sau một thời gian ăn uống "ép cân" thì thật may mắn là công cuộc giảm cân của Đinh cũng đã có hiệu quả.

Cho đến gần đây, Đinh thường xuyên cảm thấy đau bụng, buồn nôn và các triệu chứng khác. Đến khi không chịu đựng được những cơn đau tấn công, cô đã vội vã vào bệnh viện khám.

Đáng tiếc rằng, kết quả khám đã khiến cô bị sốc. Bệnh ung thư dạ dày đã lấy đi hầu hết sự an toàn sức khỏe của cô, chúng đang hoạt động mạnh và tiến về giai đoạn cuối. Các bác sĩ cho rằng cô đã bỏ qua mất cơ hội để điều trị.

Với một cô gái trẻ 23 tuổi, là sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp, sống trong xã hội mà đa số các gia đình đều chỉ có 1 con. Nỗi đau này thật sự không hề khó để hình dung.

Bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa: Những điều bạn nên làm để tránh rủi ro! - Ảnh 1.

Ăn uống sai cách là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày (Ảnh minh họa)

Ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa, dấu hiệu lại không rõ ràng

So với những bệnh nhân cao tuổi bị ung thư dạ dày, tỉ lệ người trẻ tuổi mắc ung thư hiện đang ở mức đáng cảnh báo, trong đó đa số do chủ quan hoặc "chịu đau chờ khỏi" nên khi đến viện khám thì đã rơi vào giai đoạn muộn. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mà cơ hội điều trị cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Ung thư dạ dày được các bác sĩ nhận xét là rất "xảo quyệt", bởi vì các triệu chứng cảnh báo hầu như không rõ ràng hay đặc biệt để người bệnh dễ nhận thấy. Hơn nữa, chỉ đau bụng và đầy hơi thì rất dễ bị người bệnh coi nhẹ, hoặc cho rằng đó là chứng viêm dạ dày hay các chứng bệnh về tiêu hóa khác.

Không những thế, đa số những người rơi vào cảm giác đau bụng kiểu này thường sẽ nghĩ nó sẽ tự khỏi, chịu đau một chút hoặc uống ít thuốc giảm đau.

Theo Bác sĩ Trịnh Thanh, chuyên gia khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Giao thông Thượng Hải (TQ), nhiều người trẻ hiện nay gần như không biết quan tâm đến sức khỏe, không "quý" mạng sống nên bệnh phát khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu sau đây, hãy khẩn trương đi khám để điều trị kịp thời.

- Khẩu vị thay đổi

- Người sút cân

- Đại tiện phân đen

- Thường xuyên đau bụng

- Bị đầy hơi.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên làm nội soi dạ dày, đường ruột thì không nên từ chối hoặc chủ quan với yêu cầu này. Bởi khi có nghi ngờ, nội soi chính là giải pháp kiểm tra hiệu quả nhất để sớm phát hiện và có những giải pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa: Những điều bạn nên làm để tránh rủi ro! - Ảnh 2.

Hãy học cách chăm sóc dạ dày như nâng niu một đứa trẻ vừa sinh

Chăm sóc dạ dày, duy trì trong trạng thái khỏe mạnh nhất là điều không khó, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Đây là những giải pháp quan trọng nhất.

1. Ăn 3 bữa chính/ngày, đúng giờ, đúng lượng 

Dạ dày là một cơ quan đặc biệt rất biết "xem" đồng hồ. Chúng sẽ biết nhắc bạn khi đói nếu bạn không ăn đúng giờ, đúng lượng.

Ngoài ra, dịch vị trong dạ dày cũng hoạt động có nguyên tắc, đúng giờ trong suốt cả ngày. Chúng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, thực hiện mọi công đoạn mà nó "phụ trách". Vì vậy, bạn nhất định phải ăn đúng giờ, đúng bữa trong cả ngày, đặc biệt tránh hiện tượng bữa thì ăn quá no, bữa thì lại nhịn đói.

Bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa: Những điều bạn nên làm để tránh rủi ro! - Ảnh 3.

2. Hạn chế các món ăn gây kích thích

Dạ dày cũng là cơ quan rất nhạy cảm với nhiệt độ. Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều là những tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày.

Khi cơ thể con người gặp phải không khí lạnh, dạ dày cũng có thể xuất hiện phản ứng co thắt cơ, từ đó gây ra khó tiêu, cản trở hoạt động của dạ dày, dẫn đến đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

3. Hạn chế ăn bữa khuya

Thông thường, bạn nên ăn bữa tối trước 8h, tốt nhất thì nên ăn vào khung 7h tối hàng ngày. Việc ăn đêm thường xuyên không chỉ khiến cho bạn bị nặng bụng, trằn trọc khó ngủ, mà còn bắt dạ dày phải "làm thêm giờ". Nếu duy trì thói quen này sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức, dẫn đến viêm loét và các bệnh liên quan khác.

4. Ăn chậm, nhai kỹ

Yếu tố để có dạ dày khỏe là bạn phải ăn chậm, nhai kỹ theo nguyên tắc công đoạn phía trước càng làm tốt bao nhiêu thì công đoạn phía sau càng thuận lợi bấy nhiêu. Miệng nhai kỹ thì dạ dày ít phải làm việc nhiều.

Khi nhai, khoang miệng được kích thích sẽ làm tăng bài tiết nước bọt, có lợi cho quá trình tiêu hóa thực phẩm, cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

*Theo Health/39

Nguồn: http://soha.vn