Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì?

Người đã bị sỏi thận nếu không ăn uống theo chế độ bác sỹ khuyên thì viên sỏi thận sẽ ngày càng to ra. Nếu đã chữa khỏi sỏi thận cũng phải ăn uống hợp lý để không bị tái phát. Vậy chế độ ăn uống thích hợp dành cho người sỏi thận là như thế nào?

Chế độ ăn uống khi bị sỏi thận

Dưới đây là một vài thay đổi trong chế độ ăn uống giúp chống sỏi thận:

– Khi bị sỏi thận, nên uống nhiều nước

Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.

– Giảm lượng muối ăn

Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.

– Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ

Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300 mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi.

– Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.

– Giảm vitamin C khi bị sỏi thận

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

– Hạn chế đường và protein động vật

Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.

– Bổ sung chất xơ không hòa tan

Chất xơ là một phần khó tiêu hóa của thực vật. Có hai loại chất xơ: hòa tan (tan trong nước) và không hòa tan. Cả hai đều cung cấp các chức năng quan trọng trong cơ thể. Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Nó kết hợp với canxi trong ruột, để canxi được bài tiết phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.

Vì vậy, tạo một thói quen ăn trái cây và rau hàng ngày trong thức ăn của bạn. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn để chữa bệnh sỏi thận hiện có cũng như ngăn cản bạn từ các vấn đề sỏi thận trong tương lai.

Một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế


Bị sỏi thận kiêng ăn gì

Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau:

– Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.

– Sỏi oxalat: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày.

– Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).

Tuy nhiên, việc ăn kiêng không làm tan được mà chỉ tránh tái hình thành các hạt sỏi thận. Khuynh hướng hiện nay là dùng thuốc để trị bệnh.

Dưới đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế:

Rau: Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, đậu, rau cải, khoai lang, đậu xanh, bí, cải xoăn, rau bina, cải xoong, ớt, cà tím, đậu tương. Các loại rau làm tăng axit uric bao gồm đậu, súp lơ, rau bina, măng tây và nấm.

Trái cây: Quả việt quất, quýt, dâu tây, quả mâm xôi, nho đỏ, vỏ cam quýt… có hàm lượng oxalat cao cũng tăng nguy cơ gây sỏi thận.

bị sỏi thận không nên ăn vỏ cam quýt

Thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trị bệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số sản phẩm từ sữa vì chúng có nhiều canxi như phomat và sữa chua. Đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.

Người bị sỏi thận cũng nên kiêng nội tạng động vật, các loại thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm nấm men, nước thịt, nước dùng xương và đồ uống có cồn. Người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn có chứa nhiều chất béo.

Rau cải xoong điều trị sỏi thận

Với hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… cao, rau cải xoong không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà cả sỏi gan, thận…

Kết quả phân tích các thành phần hoá học trong 100g rau cải xoong (phần dùng để ăn được) có 93g nước, protein 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng iốt và canxi trong rau cải xoong rất cao như canxi 20 – 30mg/100g và vitamin C 40 – 50mg/100g…

Nhờ trong rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khoẻ, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, i-ốt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá. Còn i-ốt cần cho tuyến giáp để phòng chống bướu cổ và tăng khả năng tự vệ cho cơ thể, tăng sự trao đổi chất của tế bào, chống còi xương và bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người già. Lượng i-ốt cần cho cơ thể rất nhỏ chỉ 0,1 – 0,15mg/ngày, nhưng thiếu lại sinh bệnh, như vậy mỗi ngày cần ăn rau cải xoong từ 9 – 10g là đủ lượng i-ốt trên.

Bên cạnh đó, cải xoong còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ăn rau cải xoong nấu với cá tươi có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

Chữa thận, mật có sỏi: Lấy một lượng rau cải xoong phơi khô trong râm mát, thoáng. Mỗi ngày dùng 50g rau cải xoong khô này sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày, uống nóng.

Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì, thưa bác sĩ?

Em 21 tuổi! Em bị sỏi thận hơn 1 năm nay, lần khám siêu âm gần đây nhất cho thấy sỏi thận ở đài đưới đạt mức 6-7mm! Thận không ứ nước, xét nghiệm máu cho thấy kết quả bình thường, xét nghiệm nước tiểu cho thấy nhiễm trùng đường tiểu nhẹ!

Triệu chứng gần đây: đi tiểu rất nhiều, thường 20 phút đến 30 phút là lại buồn tiểu có khi vừa mới tiểu xong lại thấy buồn tiểu ngay! Mỗi đêm đi tiểu 2-4 lần có khi nhiều hơn! Có một lần đi tiểu ra máu, sau đó đi khám, bác sĩ cho uống một liều thuốc trong đó có Docyxilin và thuốc kháng viêm uống trong 5 ngày nhưng sau đó thì hiện tượng đi tiểu nhiều vẫn không thuyên giảm! Nếu tiểu buốt là có cảm giác đau trước hoặc sau khi đi tiểu thì em không bị triệu chứng này nhưng thay vào đó là mỗi lần đi tiểu xong em có cảm giác nước tiểu vẫn chưa ra hết và vẫn muốn đi tiểu lại, nếu nín nhịn thì cũng chỉ tầm 20-30 phút sau thì em lại phải đi tiểu!

Do sợ bị viêm và nhiễm trùng đường tiểu (có thể dẫn đến suy thận) nên em uống nước rất nhiều trong ngày, không biết điều này có tác động tới việc đi tiểu nhiều của em hay không! Vào buổi sáng (có thể vào 3h hoặc 5h sáng tùy vào việc buồn tiểu vào ban đêm) nước tiểu thường có màu đục… và khi uống nước nhiều thì nước tiểu trong lại!

Với triệu chứng trên thì em có thể uống thuốc gì để chữa việc tiểu dắt và tiểu đêm (có thể do nhiễm trùng đường tiểu, em sẽ đi xét nghiệm lại trong thời gian gần nhất)! Và để chữa sỏi thận em nên uống thuốc gì, nên ăn với chế độ ăn như thế nào, nên ăn gì và kiêng ăn gì!

Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ như thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau muống. . . => em lại sợ chế độ ăn của em như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em! Mong bác sĩ cho em lời khuyên! Xin chân thành cảm ơn! (Xuân Hoàng)

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa thận:

Em Xuân Hoàng thân mến,

Tiểu nhiều do rất nhiều nguyên nhân: trong số đó có thể là nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, uống nhiều nước. Em có sỏi thận, đã từng bị nhiễm trùng tiểu (và hiện nay có khả năng em bị nhiễm trùng lại!), trong ngày uống quá nhiều nước nên đó có thể đều là nguyên nhân gây tiểu nhiều ở em.

Tiểu đêm thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi có suy thận mạn, với tuổi của em thì ít nghĩ đến. Để xác định đâu là nguyên nhân chính em nên tái khám để được điều trị dứt điểm.

Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalat, calci phosphat và calci oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.

Việc hình thành sỏi không chỉ do chế độ ăn quá nhiều calci mà còn do nhiều cơ chế chuyển hóa và thải trừ trong cơ thể. Do đó đối với người bị sỏi thận nên ăn uống theo các nguyên tắc sau:

Uống nhiều nước: nên uống khoảng 2, 5-3 lít nước/ ngày

Về ăn uống :

– Ăn cá tốt hơn ăn thịt,

– Ăn uống thực phẩm chứa calci vừa phải: không ăn uống quá nhiều nhưng không kiêng tuyệt đối

– Ăn nhiều rau tươi

– Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sô cô la

– Giảm các thực phẩm chứa nhân purin (làm tăng acid uric gây sỏi) như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Điều trị sỏi thận:

– Phương pháp nội khoa dùng thuốc (thường đối với sỏi <7 mm, không có triệu chứng, không gây ứ nước thận): có thể dùng Kim tiền thảo ngày uống 2-3 lần, lần 5 viên. - Các phương pháp khác được chỉ định tùy trường hợp và kích thước sỏi như phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng xung điện, tán sỏi niệu nội soi. Lấy sỏi thận qua da, là những phương pháp nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp mổ hở trước đây.

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Mẹ tôi năm nay 58 tuổi, bà bị bệnh sỏi thận cách đây 2 năm, xin hỏi cách điều trị và chế độ ăn uống, có phải ăn kiêng gì không?xin chân thành cảm ơn! (Trần Thị Huệ)

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa thận:

Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm canxi oxalat, calci phosphat và calci oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy.

Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.

Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò:

Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc, rau muống…

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa calci niệu do tăng thải calci từ xương, do tăng hấp thu calci từ ruột, và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu…

Uống nhiều trà đá gây sỏi thận

Uống quá nhiều trà đá sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Trà đá cắt cơn khát rất tốt và là thức uống phổ biến để giảm nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà đá sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Các chuyên gia tiết niệu của Đại học Loyola Chicago – Mỹ cảnh báo, uống nhiều trà đá có thể gây sỏi thận do hàm lượng oxalate cao (muối và este của axit oxalic).

Sỏi thận là những tinh thể nhỏ của muối và khoáng chất, thường tích tụ trong các niệu quản, làm hẹp đường dẫn ống nước tiểu từ thận tới bàng quang.

Bình thường, nếu sỏi thận có kích thước nhỏ nó sẽ không gây ra tác hại gì nhiều cho chúng ta. Nhưng khi chúng phát triển và có kích thước lớn, mắc kẹt trong niệu quản sẽ gây cảm giác đau đớn và khó chịu, thậm chí có nhiều trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Theo các chuyên gia, ở nam giới, tỷ lệ mắc và khả năng phát triển bệnh sỏi thận cao, nhanh hơn gấp 4 lần so với phụ nữ. Còn ở phụ nữ, nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận bao gồm những phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ có nồng độ estrogen thấp, cũng như những người phụ nữ sau mãn kinh và người phải cắt bỏ buồng trứng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống ít trà đá, nên sử dụng nước lọc là tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dùng nước chanh vì nó có chứa hàm lượng citrate rất cao có thể ngăn chặn được sự hình thành, tích tụ của muối và khoáng chất gây nên sỏi thận.

Uống nước chanh hàng ngày giúp phòng sỏi thận

Một phương pháp đơn giản và không hề tốn kém để ngăn ngừa căn bệnh sỏi thận đó là uống nước chanh hàng ngày.

Theo ông Roger Sur, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu các biện pháp phòng chống sỏi thận UC San Diego, Mỹ, việc sử dụng chanh là một trong năm biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh sỏi thận.
Ngoài ra, việc uống nhiều nước chanh còn có tác dụng giảm sự hấp thụ đối với muối, canxi và protein đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Chanh chứa nhiều citrate (hợp chất tự nhiên có tác ngăn chặn việc tạo thành sỏi thận) nhất trong các loại quả.

Nghiên cứu của ông Sur cho thấy việc uống mỗi ngày khoảng 140g chanh vắt lấy nước hòa vào hai lít nước có thể làm giảm khả năng mắc bệnh sỏi thận tới 7-8 lần.

Nước ép các loại quả khác chứa ít citrate hơn và thường chứa một lượng nhất định canxi và chất oxalate, một trong những thành phần cơ bản tạo ra sỏi thận.

NGUỒN: CHUYÊN ĐỀ HỎI ĐÁP BÁC SĨ

http://nhipcausuckhoe.com.vn/hoi-dap-chuyen-de-benh-thuong-gap/blog.ncsk