4 triệu người Việt mắc bệnh đại tràng

4 triệu người Việt mắc bệnh đại tràng: Thủ phạm có thể là món "ưa thích" trên mâm cơm

Tiểu Nhã  

4 triệu người Việt mắc bệnh đại tràng: Thủ phạm có thể là món "ưa thích" trên mâm cơm

Theo chuyên gia tiêu hoá và dinh dưỡng, thói quen ăn nhiều thịt mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây viêm đại trại, trực tràng thậm chí là yếu tố tăng nguy cơ ung thư.

4 triệu người mắc bệnh một loại bệnh rất nguy hiểm

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mãn tính đã lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu, lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu.

Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa gây ra viêm đại tràng như: chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, đồ ăn khó tiêu hoặc ôi thiu, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, nhiễm khuẩn dẫn đến hội chứng lị, có nhiều loại giun sống ký sinh ở đại tràng…

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính là ung thư đại tràng. Theo thống kê của bộ y tế năm 2015, 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng.

Nguy cơ ung thư tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài dai dẳng từ 7-10 năm. Niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

4 triệu người Việt mắc bệnh đại tràng: Thủ phạm có thể là món ưa thích trên mâm cơm - Ảnh 1.

TS BS Vũ Trường Khanh

Theo TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai bệnh đại tràng chia 2 thành loại có loại gây ung thư có loại không.

Ví dụ, bệnh đại tràng chức năng, không có tổn thương trên niêm mạc đại tràng nhưng vẫn gây đau bụng, táo bón, ỉa lỏng, hoặc gây cả hai táo bón và tiêu chảy - gọi là bệnh đại tràng chức năng hay bệnh đại tràng mạn tính. Bệnh này ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng.

Còn bệnh đại tràng trên niêm mạc có tổn thương viêm, viêm loét gây chảy máu đại tràng thì sau 8-10 năm thừơng tiến triển nặng, nguy cơ tiến triển thành tế bào ác tính gây ung thư.

Một loại nữa không viêm nhưng soi thấy polyp, trong đó có polyp tuyến trên 1cm thì nguy cơ gây ung thư cao hơn nhiều, dưới 0,5cm thì ít gây ung thư.

TS Khanh cho biết, các bệnh nhân nhập viện khám thường được điều trị ngoại trú và diều trị cân bằng cách sống, tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao nhưng bệnh nhân không làm được vì tâm lý bệnh ổn định là lãng quên ngay.

Ngoài ra, tuỳ theo yếu tố điều chỉnh, ăn uống chế độ vệ sinh tốt còn điều trị đặc hiệu khó hơn, táo bón kéo dài thì bổ sung vi sinh vật có lợi cho sức khoẻ.

Bệnh trẻ hóa do lối sống

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tình trạng viêm đại tràng thường gặp hơn từ thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do ăn uống không hợp lý, thiếu điều độ.

4 triệu người Việt mắc bệnh đại tràng: Thủ phạm có thể là món ưa thích trên mâm cơm - Ảnh 2.

Lối sống là nguyên nhân chính gây viêm đại tràng

Thậm chí, thời gian và thói quen ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng nghiêm trọng cơ quan tiêu hóa và gây bệnh này. Ngoài ra, có nhiều trường hợp do thời gian làm việc liên tục không nghỉ ngơi đã dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng lâu dài.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, mỗi ngày uống không quá 2 đơn vị rượu (1 đơn vị là 30ml rượu trắng, 40ml rượu vang, 1 hộp bia 330ml), nam giới không quá 2 đơn vị rượu và không quá 5 ngày/tuần nữ không quá 1 đơn vị rượu. Nhưng ở nước ta tỷ lệ này quá cao nhất là ở người trẻ tuổi. 

PGS Lâm nhấn mạnh tới khẩu phần ăn, người Việt ăn uống không cân đối. Đặc biệt PGS Lâm cho rằng thói quen ăn nhiều thịt nhất là thịt chế biến sẵn dễ gây nguy cơ ung thư đại tràng.

Hiện nay người Việt Nam ăn nhiều thịt, một số trẻ béo phì ăn 250-300g thịt/ngày. Người Nhật Bản ăn trung bình chỉ có 63g thịt/người/ngày và họ chuyển sang ăn cá, ăn nhiều thực phẩm đậu đỗ dễ tiêu hoá và hấp thu hơn.

Ăn nhiều thịt khiến nhiều cặn bã đọng lại trong đại tràng gây ra viêm đại tràng. Chế độ ăn không cân bằng thiếu rau xanh. Rau xanh ở nước ta rất nhiều nhưng người dân chỉ ăn có nửa phần rau được khuyến cáo so với người dân

PGS Lâm cho biết, người Việt hay "chê" đậu phụ vì quan niệm bữa ăn có đậu phụ không sang như vậy không đúng. Nên tăng cường đậu phụ trong bữa ăn vì đậu phụ cung cấp lượng protein rất tốt, ngoài rat hay vì ăn thịt có thể chuyển sang ăn cá, ăn các loại rau củ quả vừa tăng cường chất oxy hoá và chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: http://soha.vn/4-trieu-nguoi-viet-mac-benh-dai-trang-thu