Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày Giáo hội Công giáo tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô. Hầu hết các tín hữu Kitô khác cũng tưởng niệm trọng thể cuộc thương khó vào ngày này.
Theo Tin mừng, Đức Giêsu bị Giuđa phản bội vào đêm Bữa Tiệc Vượt Qua được tưởng nhớ trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Tản sáng hôm sau khi Đức Kitô bị bắt, họ điệu Đức Giêsu đến ông Cai-pha, một tư tế có quyền bính. Cai-pha kết tội Đức Giêsu vì những lời nói phạm thượng của Đức Giêsu khi cho mình là Con Thiên Chúa. Từ đó Đức Giêsu được đem đến cho tổng trấn Philatô.
Philatô đã tra hỏi Đức Giêsu nhưng không tìm thấy bất cứ lý do nào để kết án Ngài. Thay vào đó, ông đề nghị giới lãnh đạo Do Thái cứ đem ông Giêsu đi mà xử theo luật của các ông. Nhưng ngoài luật Rôma, họ không thể xử tử Đức Giêsu, vì thế họ đã nại đến Philatô để giết đức Giêsu.
Philatô lại truyền dẫn Đức Giêsu đến cho vua Hêrôđê và vua này cũng chẳng thấy tội nào nơi Đức Giêsu và ông ấy cho giải Người lại với ông Philatô. Philatô tuyên bố Giêsu vô tội và rửa tay để tỏ ý ông ta vô can trong vụ ông Giêsu, nhưng đám đông thì vẫn hung tàn nhốn nháo. Để đề phòng cuộc bạo loạn và bảo đảm chức vị của mình, Philatô đã miễn cưỡng đồng ý kết tội Giêsu và tuyên án Đức Giêsu bị đóng đi vào thập giá. Đức Giêsu bị kết án với lời tuyên bố chính Ngài là Vua dân Do Thái.
Trước khi hành quyết Đức Giêsu, Ngài chịu đòn roi vốn là tục lệ thông thường khiến nạn nhân yếu nhược trước khi bị đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh vào thập giá là một cách hành quyết đau đớn và được người Rôma áp dụng. Bản án ấy chỉ dành cho những phạm nhân nguy hiểm và thông thường bản án này không được áp dụng đối với những ai là cư dân Rôma, phụ nữ và chiến binh.
Trong khi bị đánh đòn, các lính tráng đã hành hạ đức Giêsu, kết một vòng gai làm vương niệm cho Ngài và nhạo báng Ngài.
Sau khi bị đánh đòn, Đức Giêsu bị thúc dục vác thập giá đến nơi hành quyết tại đồi Canvê. Trong khi vác thập giá, Ngài đã ngã xuống đất ba lần và lính tráng Rôma bắt ông Simon Kyrênê vác thập giá đỡ Đức Giêsu.
Tại ngọn đòi Canvê, Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, mỗi người một bên còn Đức Giêsu thì ở giữa. Một trong hai tên gian phi ấy đã ăn năn hối hận tội lỗi của mình và đón nhận Đức Kitô trong lúc ở bên cạnh Đức Giêsu trên thập giá. Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá như ám chỉ Đức Giêsu là một phạm nhân; bảng đó có ghi: “Giêsu Nadarét, Vua dân Dothái.”
Suốt những giờ sau cùng của Đức Kitô trên thập giá, bóng tối bao trùm mặt đất. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy dấm, buộc vào cành hương thảo rồi đưa lên miệng Đức Giêsu.
Trước khi chết, Đức Giêsu nói những lời sau cùng này: “Lạy Cha, Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con?” Lời này là lời mở đầu của thánh vịnh 22 và nó thường được dùng để thuật lại những dòng thánh thi nhằm công bố một sứ điệp lớn lao. Hiểu một cách đúng đắn thì những lời sau cùng của Đức Giêsu như một bài ca chiến thắng khải hoàn. Sau đó bọn lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người để chắc rằng Người đã chết.
Khi Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng, đất rung đá vỡ, mồ mả bật tung. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn chướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa.
Sau những sự kiện lạ thường của ngày hôm ấy, thi hài Đức Giêsu được hạ xuống khỏi thập giá, rồi Ngài được đặt vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá và được an táng theo tập tục người Do Thái.
Những sự kiện của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh được tưởng niệm trong những chặng đàng thánh giá. Người Công giáo trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là thứ Sáu Tuần Thánh thường đi lại 14 chặng đáng thánh giá với nhiều tâm tình thiêng liêng.
Trong Giáo Hội Công Giáo, thứ Sáu Tuần Thánh là ngày giữ chay kiêng thịt. Theo truyền thống thì ngày này không có thánh lễ và không cử hành bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên phụng vụ vẫn được cử hành và có rước lễ từ Mình thánh Chúa của ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Rửa tội, xưng tội và xức dầu bệnh nhân có thể vẫn được cử hành, nhưng chỉ trong vài hoàn cảnh đặc biệt. Nhà thờ không giật chuông. Các bàn thờ để trống.
Bầu không khí trầm lắng và thánh thiêng được giữ cho tới đêm vọng Phục Sinh.
Phạm Đình Ngọc SJ
Lược dịch: http://www.catholic.org/lent/friday.php
Nguồn: https://dongten.net/