Ung thư vòm họng là một dạng hiếm của ung thư đầu cổ, xảy ra ở vòm họng, tức là phần trên của họng phía sau mũi.
Mũi họng được đặt "bấp bênh" ở đáy hộp sọ, phía trên vòm miệng. Lỗ mũi thông với vòm họng. Khi bạn hít thở, không khí đi vào mũi và đi tới cổ họng và vòm họng, sau đó mới đi vào phổi.
Ung thư vòm họng cũng được gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC).
Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Các nhà khoa học không chắc chắn về các nguyên nhân chính xác gây ra ung thư vòm họng. Tuy nhiên, ung thư này có mối liên quan chặt chẽ với virus Epstein-Barr (EBV). Mặc dù nhiễm EBV rất thường gặp nhưng không phải tất cả những ai nhiễm EBV cũng sẽ bị ung thư vòm họng.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng có thể đến từ chế độ ăn thịt và cá ướp muối. Thuốc lá và rượu cũng nằm trong danh sách gây bệnh mặc dù mối liên hệ giữa chúng với ung thư vòm họng không rõ nét. Một số nhà khoa học tin rằng các chất hóa học trong thuốc lá và rượu phá hủy ADN trong tế bào.
Ai dễ măc ung thư vòng họng?
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, chưa tới 1/100.000 người Mỹ mắc loại ung thư này. Nhưng ung thư vòm họng lại thường xuyên xảy ra hơn ở phía Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Bạn sẽ bị mắc ung thư vòm họng nếu:
- Nam giới
- Hay ăn thịt và cá ướp muối
- Gia đình có người mắc ung thư vòm họng
- Có những gen nhất định liên quan đến sự phát triển của ung thư
- Nhiễm virus EBV
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Tiếp xúc với bụi gỗ hoặc hóa chất formaldehyde
Các triệu chứng của ung thư vòm họng
- Có khối u ở mũi hoặc cổ
- Có máu trong nước bọt
- Đau họng
- Khó thở hoặc khó nói
- Chảy máu mũi
- Nghẹt mũi
- Mất thính lực
- Thường xuyên nhiễm trùng tai
- Đau đầu
Lưu ý rằng những triệu chứng trên có thể cảnh báo những căn bệnh khác, vốn ít nguy hiểm hơn so với ung thư vòm họng. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi khám ở cơ sở y tế. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận bạn có bị ung thư vòm họng hay không.
Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng
- Khám sức khỏe và tiểu sử bệnh tình: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiểu sử bệnh tật của bạn và gia đình, sau đó sẽ khám tổng quát cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu bệnh như sưng các hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác mà trông không bình thường.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để xem các tế bào hoặc mô nhằm kiểm tra các dấu hiệu bệnh ung thư. Bác sĩ thường lấy các mẫu mô trong khi nội soi mũi;
- Xét nghiệm: Bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), X-ray.
Các giai đoạn bệnh và tiên lượng
Nếu bạn bị chẩn đoán bị ung thư vòm họng, các bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm khác để xem ung thư đã lan rộng tới đâu. Cái này gọi là giai đoạn bệnh.
Ung thư vòm họng được chia từ giai đoạn 1 (giai đoạn sớm nhất) cho đến giai đoạn 4 (giai đoạn muộn nhất).
Tiên lượng cho từng giai đoạn: Tỷ lệ sống 5 năm cho từng giai đoạn bệnh lại khác nhau, theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010.
- Giai đoạn 1: 72%
- Giai đoạn 2: 64%
- Giai đoạn 3: 62%
- Giai đoạn 4: 38%
Phương pháp điều trị cho bệnh ung thư vòm họng
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào những yếu tố như giai đoạn bệnh, loại bệnh, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe của người bệnh.
Bác sĩ sẽ sữ dụng ba phương pháp điều trị tiêu chuẩn, bao gồm:
- Xạ trị: Sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc chùm proton, để tiêu diệt tế bào ung thư;
- Hóa trị: Bác sĩ dùng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể ở dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Bác sĩ có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị;
- Phẫu thuật: Bác sĩ thường không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dùng phương pháp này để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.
Ung thư vòm họng có ngăn chặn được không?
Trong nhiều trường hợp, ung thư vòm họng không thể ngăn chặn được nhưng bạn hãy thực hiện những bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh ăn cá và thịt ướp muối
- Không hút thuốc
- Không uống rượu
- Theo WebMD, Cancer.org
- Nguồn: http://soha.vn