Theo đài Radio Vatican ngày 29/11/2016 thì các nhà lãnh đạo quốc gia, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp từ hơn 100 quốc gia đã tụ họp về Budapest để thảo luận làm thế nào để ngăn chặn những khủng hoảng và xung đột toàn cầu về việc xử lý nước. Các đại biểu tham dự ba ngày hội nghị thượng đỉnh Budapest về việc xử lý nước đã lắng nghe các bài từng trình của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống của nước Hung gia lợi, người đã mô tả nước như là "nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa nhất" và kêu gọi hành động ngay lập tức để tăng cường an ninh về việc xử lý nước.
Theo bản báo cáo của ông Stefan Bos thì khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi của các vị lãnh đạo các Giáo Hội trước việc việc duy trì an toàn các nguồn nước. Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Bartholomew I, Tổng Giám Mục thành Constantinople, kêu gọi những người tham dự hãy ý thức giá trị của nước trong viễn tượng phát triển bền vững.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ông Ban Ki-moon cũng đồng ý quan điểm ấy. Trong một thông điệp bằng video, ông nói việc cấu trúc lại cách thức thế giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều rất quan yếu. Ông nói tiếp: "Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên của chúng ta. Chúng ta phải đầu tư về nước và vệ sinh môi trường vì lợi ích của tất cả".
Nhưng Ngài Tổng thống János Ader của Hung Gia Lợi đề nghị chúng ta không có nhiều thời giờ để xây dựng một chiến lược. Ông cho rằng sự tăng trưởng dân số toàn cầu và nhu cầu thực phẩm làm tăng việc xử dụng nước tiêu thụ tăng vọt thêm 30 phần trăm vào năm 2030. Và Ông Ader cho rằng ngành công nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn ít nhất 50 phần trăm vào năm 2050, sẽ làm cho cho việc chống lại sự biến đổi khí hậu trở nên phức tạp và cấp bách hơn! Nhưng ông nhấn mạnh: "Nước là nguồn thiên nhiên tối quan trọng nên đây phải là đề tài trọng yếu cho những tư duy và hành động chính trị!”
Tư tưởng đó đã được Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh ủng hộ hoan nghênh khi bà nêu lên rằng hầu hết nhiều người công dân trong nước bà không có được nước sạch mà dùng! Bà nói: "Các quốc gia trong vùng của chúng tôi đối diện với một thách đố lớn lao là làm sao có khả năng xây dựng và phục hồi thảm họa liên quan đến nước, song song với những nỗ lực thích ứng trước cố gắng phòng chống nạn biến đổi khí hậu nữa."
Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới sẽ phải đối diện với một trận chiến đầy khó khăn để bảo đảm nguồn xử lý nước và ngăn chặn xung đột toàn cầu như thế giới đã và đang có nhiều xung khắc trước vấn nạn biến đổi khí hậu.
Mặc dù có nhiều nhà phê bình còn hoài nghi, nhưng LHQ đã công bố số liệu cho thấy mức tăng về nhiệt độ trung bình là 3-4 độ C trong thế kỷ này hơn 1,5-2 độ C được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trước đây.
Các tham dự viên tại Hội nghị cấp cao về việc xử lý nước đồng ý phải cấp bách việc phối hợp cần thiết để đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại trong khắp thế giới trước vấn nạn về việc xứ lý nước này.
Thanh Quảng sdb11/29/2016
Nguồn:vietcatholic.net