Hãy coi chừng những Kitô hữu cứng nhắc và luôn hoàn hảo

Đức Thánh Cha: Hãy coi chừng những Kitô hữu cứng nhắc và luôn hoàn hảo

Ơn cứu độ là quà tặng của Thiên Chúa. Người ban cho chúng ta thần khí tự do. Đức Thánh Cha đã nói như thế trong bài giảng thánh lễ hôm 16/10 tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha dặn dò hãy đề phòng những kẻ giả hình, con tim họ không mở ra với ân sủng 

Trần Đỉnh, SJ

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu được mời đến dùng bữa với một người Pharisiêu. Ngài ngồi vào bàn mà trước đó không thực hiện nghi thức rửa tay theo quy định của luật.

Các tiến sĩ luật chướng mắt với Chúa Giêsu

Có sự khác nhau giữa sự mến thương mà dân chúng dành cho Chúa Giêsu, vì ngài chạm vào con tim của họ (và cũng có một chút ích lợi), và sự ghét bỏ của các tiến sĩ luật, kinh sư, Xa-đốc, Pharisiêu luôn tìm cách bắt lỗi Người. Họ là những người “trong sạch.”

Họ thực sự là mẫu gương của những nghi thức, thủ tục. Nhưng họ lại thiếu sự sống. Vì thế, có thể nói, họ là những “keo dán cứng”, những người cứng nhắc. Và Chúa Giêsu biết tâm hồn họ. Điều này làm chúng ta sốc bởi vì họ lại cảm thấy chướng mắt vì những điều Chúa Giêsu làm khi Người tha tội, và chữa lành vào ngày Sabath. Họ xé áo mà nói: “Ôi! Xúc phạm, chướng tai quá! Người này không phải người của Thiên Chúa, vì lẽ ra ông ta làm điều này.” Dân chúng không phải là điều quan trọng với họ, nhưng là luật lệ, các quy tắc và luật chữ đỏ.

Các ông giống như mồ mả tô vôi

Nhưng Chúa Giêsu chấp nhận lời mời dùng bữa với người Pharisiêu, vì ngài tự do, và Ngài tới với ông ta. Đối với ông Pharisiêu, ông thấy bị sốc bởi cách hành xử của Ngài vượt qua các luật lệ. Chúa Giêsu nói: những người Pharisiêu các ông rửa sạch bên ngoài chén và đĩa, nhưng bên trong các ông đầy những thứ tham lam, thèm muốn và xấu xa.

Đó là những lời không hay chút nào, đúng thế không? Chúa Giêsu nói rõ ràng, không giả hình. Ngài nói thẳng thắn. Và Ngài nói với họ: “tại sao các ông nhìn bên ngoài? Hãy nhìn những điều bên trong đi. Một lần khác ngài cũng nói với họ: “các ông là những mồ mả tô vôi.” Có phải đó là một lời khen tốt đẹp không? Họ đẹp, họ tốt từ bên ngoài, tất cả đều tuyệt vời,… tất cả đều tuyệt vời… Nhưng bên trong đầy những thứ đồi bại, sa đoạ, tham lam, xấu xa. Chúa Giêsu phân biệt cái biểu hiện bên ngoài với thực tế bên trong. Những quý ông này là những “tiến sĩ bề ngoài”: họ luôn hoàn hảo, nhưng bên trong có những thứ gì?

Những người giả hình chỉ quan tâm đến những thứ bên ngoài

Trong những đoạn Tin Mừng khác, Chúa Giêsu lên án những người như thế, như trong dụ ngôn người Samaritano nhân hậu hay khi nói về thói phô trương trong việc ăn chay và bố thí của họ. Bởi vì họ chỉ thích thứ bên ngoài. Chúa Giêsu đặc tả những người như thế với từ: “giả hình.” Những người này có một con tim tham lam, có khả năng giết người. “Và khả năng trả tiền để tạo ra những tin xấu, những tin tức làm bôi nhọ người khác.”

Đằng sau sự cứng nhắc là những vấn đề nghiêm trọng

Nói cách khác, những người Pharisiêu và tiến sĩ luật là những người cứng nhắc, không muốn bước đi. Nhưng bên dưới và trong một sự cứng nhắc như thế, luôn có những vấn đề. Thậm chí là những vấn đề nghiêm trọng. Ta thường xuất hiện như một Kitô hữu tốt, thánh thiện, ta cố tỏ vẻ một cách nào đó, ta trang điểm cho linh hồn. Và thường có những vấn đề, mà ở đó, không có Chúa Giêsu, nhưng là tinh thần thế gian.

Vậy tôi có mở rộng con tim mình không?

Và Chúa Giêsu gọi họ là “những kẻ ngốc”, và Ngài khuyên họ hãy mở rộng con tim của mình cho tình yêu để ân sủng đi vào. Bởi vì ơn cứu độ là “một món quà nhưng không, món quà miễn phí của Thiên Chúa. Không ai cứu được chính mình thậm chí bằng những thực hành của đám người này.

Hãy cẩn thận với những người cứng nhắc. Hãy để ý tới những Kitô hữu – là giáo dân, linh mục, hay giám mục – những người tỏ ra những điều hoàn hảo, nghiêm túc. Hãy chú ý, hãy cẩn thận. Ở đó không có thần khí của Thiên Chúa. Ở đó thiếu vắng tinh thần tự do. Và chúng ta phải cẩn thận với chính mình, bởi điều này giúp chúng ta suy nghĩ, phản tỉnh về cuộc sống của mình. Tôi có đang chỉ chú tâm vào những điều bên ngoài không? Tôi có không hoán cải con tim mình? Tôi có không mở con tim cho cầu nguyện, cho việc tự do cầu nguyện, cho việc tự do bố thí, cho việc tự do thực thi lòng thương xót hay không?

Nguồn: https://www.vaticannews.va