Chăm sóc có nghĩa là trao ban niềm hy vọng

Trong bài diễn văn nhậm chức được tổ chức vào chiều thứ sáu, ngày 09 tháng 02, Đức ông Duffé, giáo  sư giảng dạy bộ môn đạo đức xã hội và sức khỏe, đồng sáng lập và giám đốc học viện quyền con người của đại học Công giáo Lion nhấn mạnh chủ đề “Cuộc hành trình nội tâm và xã hội của sự lệ thuộc và trách nhiệm luân lý của sự hiện diện, việc lắng nghe. Một đóng góp đạo đức và tinh thần”. Đức ông nêu bật những khó khăn trong việc giúp đỡ những ai sống trong tình trạng nghiện ngập: “Chúng ta sẽ không bao giờ biết nơi nó đã đi qua, đang qua và sẽ đi qua. Nhưng quan trọng là mỗi người có thể đi theo chính con đường, sự thật, cuộc sống của mình, nghĩa là mỗi người tự tìm hành trình cho chính mình, cái mà làm cho mình tin tưởng, trong quá khứ, vào ngày mai. Bởi vậy, chăm sóc những người nghiện ngập có nghĩa là cùng với họ chúng ta hy vọng. Trên thực tế, không tồn tại việc chữa lành mà trước hết không có một hy vọng, nghĩa là đặt cược vào tương lai đối với người khác, mà cũng là đặc cược vào tình yêu. Do đó, khi chăm sóc cũng là học cách yêu thương”.

Theo Ngài giai đoạn từ nghiện ngập, lệ thuộc đến tự khẳng định mình là một quá trình đi từ cái chết đến sự sống. Ngài lưu ý: “Con đường này không thuộc về ai. Chúng ta có mặt trên cõi đời này là để trao dâng cuộc sống của chúng ta, một cuộc sống vượt trên cái chết. Mặt khác, mỗi kinh nghiệm của nghiện ngập thường có mối liên hệ tới một sự tổn thương, một mối tương quan sai lầm trong đó pha trộn niềm vui và sợ hãi, đặc trưng với dấu hiệu của sự mâu thuẫn. Chính sự mâu thuẫn này làm cho việc gặp gỡ, chăm sóc, lắng nghe và nâng đỡ những người nghiện ngập rất khó khăn. Do đó, điều quan trọng là thúc đẩy một hành trình, được hiểu như kinh nghiệm của sự gần gũi. Hành trình, nếu được hiện hữu tinh tế và tôn trọng, trở thành một trải nghiệm chân lý, mở ra cho cuộc sống. (L’osservatore romano 10-02-2018)

Ngọc Yến

Nguồn: http://vi.radiovaticana.va/news