Các Phương Pháp Cầm Máu Và Làm Garo

ĐẠI CU'ƠNG.

Máu lưu thông trong cơ thể cung cấp cho các tổ chức tế bào oxy và chất dinh dưỡng, do đó để đảm bảo cho sự cung cấp này thì phải duy trì sự lưu thông tuần hoàn của máu trong cơ thể. Huyết áp và áp lực dể duy trì sự lưu thông tuần hoàn của máu.

Mất nhiều máu làm giảm huyết áp. Nếu chảy máu ở mức độ ít trầm trọng thì cơ thể sẽ bù, lại bằng cách tăng nhịp tim và hạn chế máu tới tổ chức dưới da và ruột, để tăng cường lượng máu tới các cơ quan sống còn của cơ thể như não. Nếu như huyết áp thấp bất thường vì bất cứ nguyên nhân gì thì chỉ sau một thời gian, thậm chí chỉ sau 30 phút thì những cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim và thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Thận là cơ quan đặc biệt nhạy cảm với sự giảm lưu lượng tuần hoàn và suy thận có thể xảy ra ngay sau một giai đoạn sốc ngắn.

Cơ thể có những cơ chế bảo vệ để chống lại sự chảy máu. Khi mạch máu bị cắt đứt thì đầu mạch máu bị đứt co lại để giảm sự chảy máu.

Mạch máu co lại làm giảm lưu lượng máu tới các đầu mạch bị tổn thương tạo điều kiện để các cục máu đông được hình thành, do đó chống lại sự mất máu thêm.

CáC LOạI CHảY MáU.

2.1. Chảy máu động mạch:

Máu động mạch (trừ máu động mạch phổi) có màu đỏ tươi. Khi bị đứt động mạch, máu chảy ra thành tia và phun mạnh lên khi mạch đập.

2.2. Chảy máu tĩnh mạch:

Máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm (trừ máu tĩnh mạch phổi). Khi bị đứt tĩnh mạch máu chỉ đùn ra hoặc phun ra từ từ.

2.3. Chảy máu mao mạch:

Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Máu rỉ ra từ vết thương trong những trường hợp vết thương là vết cắt hoặc giập nát nhỏ. Trong những vết thương lớn hơn có tổn thương cả tĩnh mạch hoặc động mạch hoặc cả động mạch tĩnh mạch thì các mao mạch CHẢY RA BỊ MÁU TĨNH MẠCH VÀ ÐỘNG MẠCH ÁT ÐI.

Sự CHảY MáU Có TH?Ðược PHÂN THàNH 2 LOạI

3.1. Chảy máu ngoài: Máu chảy ra từ vết thương trên cơ thể (nhìn thấy được)

3.2. Chảy máu trong:

Máu chảy ra từ vết thương bên trong cơ THỂ (KHÔNG NHÌN THẤY ÐƯỢC). MẤT MÁU trong cơ thể là: mất máu trong ẩn dấu (máu đọng lại bên trong cơ thể không nhìn thấy) và mất máu trong lộ ra (nhìn thấy). Khi đã nhận định, đánh giá tình trạng chảy máu xong thì phải có những ưu tiên để cầm máu và chăm sóc.

Trong những trường hợp chảy máu nặng thì cần sự hồi sinh cho nạn nhân. Có những trường hợp không thể cầm máu hoàn toàn được nhưng tiến hành cầm máu và hồi sinh ngay cho nạn nhân nên đã duy trì được sự sống của nạn nhân cho đến khi chuyển tới cơ sở y tế có khả năng giải quyết VÀ NẠN NHÂN ÐÃ ÐƯỢC CỨU SỐNG.

TRIệU CHứNG Và DấU HIệU CủA MấT NHIềU MáU.

- Bằng chứng của sự mất máu: có thể có hoặc không.

- Da xanh nhợt, lạnh, vã mồ hôi.

- Hoảng hốt, giãy giụa, kích thích, ý thức lú lẫn, lộn xộn, thay đổi mức độ tỉnh táo

- Nhịp thở nhanh nông (đói không khí)

- Mạch nhanh và yếu

- Tiến triển dần tới tình trạng "sốc"

CáC Kỹ THUậT CầM MáU.

5.1. Cầm máu mao mạch, tĩnh mạch.

Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương hoặc dùng tay ép vết thương lại. Nếu có điều kiện thì đặt lên vết thương một miếng gạc hoặc miếng vải sạch trước khi ép trực tiếp lên vết thương.

- Ðặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương vì sự nâng cao làm giảm áp lực máu ở vùng đó nên làm giảm chảy máu.

- Dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc miếng vải vào vết thương. Không băng quá chặt như hình thức ga rô.

- Nếu máu thấm qua bông thì dùng băng quấn thêm lên băng cũ. Ðừng tháo bỏ băng cũ khi thấm máu.

- Giữ yên tĩnh cho nạn nhân, động viên an ủi nếu nạn nhân tỉnh táo.

- Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế nếu thấy cần thiết.

- Trong khi chờ đợi hoặc trên đường vận chuyển phải luôn kiểm tra theo dõi tình trạng hô hấp, tuần hoàn của nạn nhân. Giữ ấm cho nạn nhân. Nâng cao chân và tay bị tổn thương. Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho uống nhiều nước.

* Một số điểm chú ý khi xử trí vết thương chảy máu

- Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ một vật gì đâm vào mà vẫn còn cắm ở VẾT THƯƠNG THÌ KHÔNG BAO GIỜ DƯỢC rút những dị vật đó ra khỏi vết thương. Trong trường hợp này một vòng đệm (vành khăn) làm bằng một miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật sau đó dùng băng ép lại rồi chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

- Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm được máu, máu vẫn chảy ra nhiều thì phải dùng các biện pháp khác để cầm máu.

- Phương pháp ấn vào động mạch chi phối vùng có vết thương.

- Ðiểm ấn vào động mạch là điểm mà ở chỗ đó động mạch đi trên một nền cứng ví dụ như xương. Khi ấn vào điểm này động mạch sẽ bị ép vào xương do đó cắt đứt luồng máu cung cấp cho vùng ở phía bên kia của điểm ấn nên sẽ kiềm chế được sự chảy máu ở vết thương tạo điều kiện cho vết thương tự cầm máu. Ví dụ: Khi ấn động mạch đùi thì toàn bộ chi dưới không được cung cấp máu. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi đã băng ép trực tiếp lên vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn KHÔNG CẦM ÐƯỢC MÁU. CÓ 6 điểm ấn chính được sử dụng để làm ngừng chảy máu trên những vùng khác nhau của cơ thể.

+ Ðộng mạch cảnh: Ðộng mạch này nằm ở bên cạnh khí quản. Khi ấn phải ấn về phía sau lên trên cột sống vì nếu ấn sang bên thì SẼ ẤN VÀO KHÍ QUẢN LÀM TẮC ÐƯỜNG THỞ. Ấn động mạch cảnh để khống chế sự chảy máu ở vùng cổ và đầu.

+ Ðộng mạch thái dương: Ðiểm ấn của động mạch này ở NGAY PHÍA TRƯỚC CỦA TAI.

+ Ðộng mạch mặt: Ðiểm ấn của động mạch này ở cách góc hàm khoảng 2,5cm về phía trước. Khi ấn phải ấn vào mặt ngoài xương hàm dưới....

+ Ðộng mạch dưới đòn: Ðiểm ấn ở ngay phía sau đầu trong xương đòn.

Khi ấn phải ấn xuống dưới về phía xương sườn thứ ri.hất.

+ Ðộng mạch cánh tay: Ðiểm ấn ở mặt trong của tay ở đoạn giữa của khuỷu tay và vai. Khi ấn dùng tay bóp vào trong xương cánh tay.

+ Ðộng mạch đùi: Ðiểm ấn ở đoạn giữa của nếp bẹn. Khi ấn thường dùng 2 đầu ngón tay cái ấn xuống phía xương chậu hoặc dùng cả bàn tay để ấn thẳng xuống vùng nếp bẹn.

5.2. Cầm máu động mạch.

5.2.1. Ðặt ga rô

a) Ga rô chính quy.

- Dùng một băng cao su mỏng mềm đàn hồi tốt, to bản, dài (Esmareh)

+ Chi trên: Rộng 3 - 5cm, dài: 1,2 - 2m

+ Chi dưới: Rộng 5 - 8cm, dài 2 -3m

* Nguyên tắc đặt ga rô.

- Chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương.

- Ðặt ga rô cách vết thương 2 - 3cm

- Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân, phải có vòng đệm

- Xử trí vết thương phần mềm.

- Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ, 1 giờ nới ga rô một lần, mỗi lần nới không quá 1 phút.

- PHẢI CÓ PHIẾU GA RÔ ÐẶT Ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Viết chữ phiếu ga rô màu đỏ, khung của phiếu ga rô màu đỏ trong đó có ghi nội dung của phiếu ga rô. Vận chuyển ưu tiên số 1.

* Kỹ thuật tiến hành.

Chuẩn bị dụng cụ:

+ Ga rô Esmarch.

+ Vòng băng lót

+ Bông gạc vô khuẩn

+ Băng cuộn, phiếu ga rô

- Chặn động mạch để cầm máu ngay trên đường đi của động mạch dẫn

đến vết thương.

- Ðặt ga rô cách vết thương 2-3cm

+ Vòng 1: Vừa phải

+ Vòng 2: Chặt hơn

+ Vòng 3: Chặt nhất (Quyết định sự cầm máu)

+ Vòng 4: Nới rộng để nhét cuộn ga rô còn lại vào

- Xử trí vết thương: Sát khuẩn xung quanh, đặt gạc băng lại, viết phiếu ga rô

- Nới ga rô: Luồn 2 ngón tay vào vòng cuối cùng nâng lên, rút cuộn ga rô vừa cuộn lại vừa nới hết vòng thứ 3 từ từ.

- Quan sát vùng dưới vết thương thấy hồng, ấm lại thì cuốn lại vòng thứ 3 chặt, vòng thứ 4 nới lỏng để nhét cuộn ga rô còn lại.

b) Ga rô tùy ứng.

+ Khăn mùi xoa 2-3 chiếc

+ Bút chì, thước kẻ, đũa, dây buộc

* Tiến hành

- Chặn động mạch

+ Quấn một khăn lót trên vết thương

+ Một khăn gấp chéo nhỏ lại buộc lỏng trên khăn thứ nhất.

+ Luồn một que vừa nâng vừa xoắn khăn thứ hai đến khi máu ngừng chảy.

+ Cố định que tránh va chạm vào vết thương

- Xử trí và băng vết thương chuyển nhanh đến tuyến trên.

5.2.2. Băng ép động mạch cổ.

a) Dụng cụ

- 1 nẹp dài từ quá đầu đến quá khuỷu tay

- Băng cuộn: 2-3 cuộn

- Gạc vô khuẩn

b) Tiến hành

- Chặn động mạch cổ

- Xử trí vết thương

- Ðặt một vật (băng, gạc cuộn chặt lại) chặn lên động mạch.

- Cố định nẹp vào đầu, cánh tay và giữ vật chặn tại chỗ

- Treo cánh tay vuông góc với cẳng tay bằng khăn chéo.

- Chuyển ưu tiên cấp cứu số 1 đến khoa ngoại.

Xử TRí CấP CứU Và CHăM SóC CấP CứU CHảY MáU TRONG.

Chảy máu trong cơ thể gây mất máu rất trầm trọng mà không nhìn thấy một chút máu nào chảy ra ngoài cả. Loại mất máu này gọi là mất máu ẩn giấu: Chảy máu trong có thể xảy ra sau gãy một xương lớn như xương chậu, xương đùi hoặc sau chấn thương các tạng đặc như gan, lách.

Mặc dù máu không bị mất khỏi cơ thể như trong chảy máu ngoài nhưng máu bị mất khỏi hệ thống tuần hoàn nên cũng gây hậu quả hạ huyết áp.

Có những trường hợp chảy máu trong lượng máu mất rất ít nhưng lại gây những vấn đề trầm trọng như trong trường hợp chảy máu nội sọ hoặc màng tim vì lượng máu chảy ra tích tụ lại trong sọ não hoặc quanh tim gây nên áp lực chèn ép não hoặc tim.

Chảy máu trong ẩn giấu có thể trở thành chảy máu trong lộ ra(nhìn thấy) qua sự đi tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, nôn hoặc ho ra máu hoặc sự hình thành khối máu tụ bầm tím ngay trên phần bị chấn thương.

6.1. Những nguyên nhân gây nên chảy máu trong.

6.1. 1. Chảy máu trong ẩn giấu.

- Gãy xương: Xương chậu, các xương dài, xương sọ

- Chấn thương các cơ quan: Gan, lách, phổi, thận, tim, não và các cơ quan khác.

6.1.2. Chảy máu trong lộ ra

- VỠ NỀN sọ: máu chảy ra qua lỗ tai, lỗ mũi.

- Chấn thương trực tiếp: mũi, miệng, họng.

- Loét tiêu hóa:

+ Nôn ra máu đen

+ Phân đen (máu biến đổi)

Chú ý: Máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng thường

- Chấn thương phổi hoặc đường thở: ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt

- Chấn thương thận hoặc bàng quang: đi tiểu ra nước tiểu đỏ máu

- VỠ XƯƠNG chậu có tổn thương niệu đạo: đi tiểu ra máu đỏ tươi

- Chửa ngoài tử cung vỡ.

Bất kỳ một bệnh nhân nào trong tình trạng sốc do bị chấn thương đều phải được coi là có chảy máu trong cho đến khi được chứng minh.

6.2.1. Xử trí cấp cứu và chăm sóc

- Ðặt nạn nhân nằm ngửa đầu thấp và mặt nghiêng về một bên để cung cấp đủ máu cho não. Khuyên nạn nhân nằm yên.

- Nâng cao chân nạn nhân nếu điều kiện cho phép.

- Nới lỏng dây áo, dây lưng,cravat... cho nạn nhân.

- Ðắp ấm cho nạn nhân, nếu có điều kiện thì đắp thêm cho nạn nhân một tấm chăn nữa.

- Kiểm tra mạch, nhịp thở và mức độ đáp ứng (tỉnh táo) 10 phút/lần, ghi chép lại kết quả.

- Thăm khám nạn nhân để phát hiện những chỗ thủng khác.

- Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân nằm tư thế hồi phục, nếu ngừng thở phải tiến hành cấp cứu ngay.

- Theo dõi tính chất của các dịch xuất tiết, bài tiết khỏi cơ thể.

- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế có điều kiện phẫu thuật.

Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân và duy trì tư thế đúng.

Không cho nạn nhân ăn uống bất cứ một thứ gì.

Nguồn: http://www.ykhoa.net/baigiang/dieuduong/bai34.htm