71 Chân Phước tử đạo Dòng Trợ Thế

 

71 CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO DÒNG TRỢ THẾ.

BỊ HÀNH QUYẾT NĂM 1936

(Lễ kính ngày 30 tháng 7)

Các thành viên trong bất cứ một tổ chức nào, tận hiến cuộc đời để trợ giúp người bệnh và người nghèo nhất trong những người nghèo có lẽ cũng không có luật trừ họ cũng có thể bị hành quyết trong khi thi hành nhiệm vụ. Qua chiều dài lịch sử công cuộc chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở của Hội Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, vì thế, không lạ gì khi các tu huynh cũng hy sinh mạng sống vì đạo ngay tại Tây Ban Nha. Hội dòng được thành lập năm 1572 và được đánh giá rất cao.

Chết Vì Chính Đạo.

Từ ngữ “tử đạo” thường gợi lên  hình ảnh những biến cố anh dũng đã xảy ra cho các người công giáo trong Giáo Hội ở những thế kỷ trước, tuy thế, ngày nay cũng còn còn rất nhiều người vẫn còn phải chịu đau khổ và chết cho niềm tin của họ. Trong ký ức sống động, tất cả 98 tu huynh dòng thánh Gioan Thiên Chúa đã mất mạng sống trong lúc làm công tác phục vụ bệnh nhân trong những năm xảy ra cuộc nội chiến Tây Ban Nha từ năm 1936 – 1939.

Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha

Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha được mô tả giống như  là một cuộc chiến thế giới lần thứ hai. Cuộc xung đột nội bộ đã nhanh chóng lan thành cuộc chiến tranh thế giới khi có các nước Đức, Ý, Nga đều có sự góp mặt sử dụng vũ khí trên không, trên mặt đất, điều này cho thấy một cuộc chiến toàn cầu sẽ xảy đến.

Trong suốt 3 năm nội chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng dân thường trong đó có 98 tu huynh Dòng Gioan Thiên Chúa, cái chết của họ chứng tỏ, khẳng định niềm tin và từ chối bỏ rơi bệnh nhân của các ngài. Cùng với các tu huynh còn có 22 cộng tác viên cũng đã bị xử tử.

Ngay cả đến lòng tận tụy, thanh danh của Hội Dòng được công chúng biết nhiều cũng không là vật bảo chứng để bảo toàn tính mạng cho họ đối với những người họ cáo buộc và có ý trả thù vì họ cho rằng những thành phần này đồng lõa với Giáo Hội, tạo ra và duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội Tây Ban Nha – sự bất bình đẳng trong xã hội dẫn đến cuộc nội chiến. Giáo Hội công giáo trở thành tâm điểm cho các nhóm mang danh nghĩa một nước Cộng Hòa Tây Ban Nha năm 1931 – gồm những nhóm người chủ trương vô chính phủ, Cộng sản, Xã Hội, Tự Do – và là tiền đề cho vấn đề phân biệt chủng tộc. Và trong tất cả các hình thức cấu trúc của Giáo Hội phải được xóa sổ để tạo ra được sự bình đẳng. Tài sản của Giáo Hội đều bị tịch thu, nhà thờ bị đốt phá, các giáo sĩ, tu sĩ bị bỏ tù hoặc bị giết.

Mặc dù Hội Dòng và công cuộc của Hội Dòng được coi là rất khác với Giáo Hội mà những người cách mạng đem lòng thù ghét Giáo Hội. Các tu huynh và vô số những người khác theo cách nói theo cuộc chiến tranh thời đại hiện đại họ là “collateral damage” (tế vật )

Dòng Gioan Thiên Chúa luôn được đánh giá cao ở tây Ban Nha, thành phố Granada là chiếc nôi sinh ra dòng Gioan Thiên chúa. Hội Dòng đã có công đóng góp hàng trăm năm vào công cuộc chăm sóc người bệnh và những người túng quẫn không phân biệt bất cứ lãnh vực nào. Và theo truyền thống, khi có được sự tôn trọng này có lẽ làm cho các tu sĩ có một cảm giác an toàn hơi ảo tưởng

Tử Đạo

Hầu như sự tàn bạo của cuộc chiến chỉ xảy ra trong  vòng 6 tháng đầu, hầu hết các trường hợp chủ yếu đưa đến cái chết cho họ, các tu huynh đã phải trải qua sự bắt bớ, bị nghi ngờ bị đối xử một cách tàn nhẫn cả mặt thể chất lẫn tinh thần, bị đánh đập, tra tấn về mặt tinh thần, bị xỉ nhục. Rất nhiều người thoát khỏi được cái chết nhưng cũng bị đối xử hành hạ tương tự.

Hành quyết.

Tình hình chiến sự trở nên ngày càng rối loạn khắp các thành phố như ở Barcelona, Madrid và Malaga cho tới khắp các vùng, miền ở Tây Ban Nha . Thị trấn lớn Talavera de la Reina gần Madrid một thị trấn nổi tiếng về nghề gốm mỹ nghệ, ngày 25 tháng 7 cũng có tới 4 tu huynh ở đó bị lên án tử.

Tu huynh Geronimo Ochoa, tu huynh Juan de la Crux Delgado, tu huynh Federico Rubio, và tu huynh Brimo Martinez, bề trên tu viện, đã bị đội quân theo chủ thuyết Mac xử bắn ngoài thành, họ để mặc cho chết dần chết mòn ở ngoài tường thành, trường hợp tu huynh Federico được người ta phát hiện còn thoi thóp mang về bệnh viện điều trị nhưng tu hunh cũng qua đời trong bệnh viện. Trước khi qua đời ngài Cầu xin cùng Thiên Chúa  tha thứ cho những người theo thế lực tội lỗi gây nên cái chết cho họ.

Ngày 9 tháng 8 ở Ciempozuelos, một thị trấn nhỏ phía nam của thành phố Madrid 7 tu huynh trẻ mang quốc tịch đến từ quốc gia Nam Mỹ Columbia cũng bị bắt và bị đem ra quảng trường chính. Họ bị bắt xếp thành hàng dọc gục đầu vào bờ tường hai tay nắm chặt dơ cao và hô lớn khẩu hiệu của cách mạng. Nhưng, thay vì thế, các ngài hô lớn “Vạn Tuế Đức Ki-tô Vua” và họ bị bắn ngay lập tức ở đó.

Á Thánh

Nhiều tu huynh khác cũng chịu cùng số phận tương tư như thế chỉ  một vài tháng hoặc năm sau. Họ dũng cảm và tận hiến mạng sống cho niềm tin của họ. Đến năm 1992 đáp đền lại lòng dũng cảm và sự hy sinh Giáo Hội đã tôn phong 71 tu huynh lên bậc Á thánh do đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tấn phong tại Roma. Hội Dòng hy vọng tiến trình phong Chân Phước cho 27 tu huynh cũng sẽ được hoàn tất .

Các giáo xứ ở Valencia và Malaga đã hoàn tất những công việc do tòa án Giáo hội yêu cầu để phong chân phước tử đạo cho các ngài. Do đó các tu huynh tử đạo trong những giáo xứ này không được đề cập tới.

Tiến trình phong chân phước rất nghiêm ngặt, bao gồn phỏng vấn những chứng nhân có liên quan tới biến cố. Tiến trình đó phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Bằng chứng về cái chết đó thật oan uổng và tàn nhẫn.

Bị những người căm ghét tôn giáo gây nên cái chết

Cung cách nạn nhân chấp nhận cái chết.

Các Cộng Tác Viên Và Những Nhà Tài Trợ.

Hội Dòng cũng nhớ tới ít nhất 22 cộng tác viên và những bạn bè thân hữu với Hội Dòng cùng chịu số phận như các tu huynh tử đạo. Những người này bao gồm các bệnh nhân bệnh tâm thần, điều dưỡng, ngay cả bác thợ cắt tóc và hỏa đầu vụ.

Các đấng Chân Phước khẳng định những giá trị vô giá ơn gọi tu sĩ giáo dân hội dòng Gioan Thiên Chúa. Các tu huynh tử đạo này đả hết lòng phục vụ  các bệnh nhân nghèo khó, túng quẫn và ngày nay các tu sĩ dòng Gioan Thiên Chúa còn tiếp tục hiện diện phục vụ những công việc như vậy ở 56 quốc gia trên thế giới.

Các đấng thánh tử đạo này đã thể hiện lòng trung thành bằng cách thể hiện đời sống của họ cùng một hiến pháp đang tiếp tục hướng dẫn Hội Dòng trong thế giới ngày nay. “ Lý do sự hiện diện Hội Dòng chúng ta ngày nay trong Giáo Hội là sống và làm chứng về đức ái đặc sủng  tinh thần trợ thế của Cha Thánh Gioan Thiên Chúa. Hiến thân cho Thiên Chúa Cha  nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta  sống theo gương Chúa Kito sống khiết tịnh nghèo khó, tuân phục và lòng  khoan dung của Đức Kitô. Bằng cung cách này, chúng ta kiến tạo nên sứ mạng Giáo Hội phục vụ Thiên Chúa, Ngài mang thân phận nhân loại yếu hèn khốn khổ.”  (HP)

Biên Niên Sử.

1492  Christopher Columbo khám phá ra Châu Mỹ

1495  Sinh nhật Juan Cidade (Gioan Thiên Chúa)

1550  Gioan Thiên Chúa qua đời.

1572  Thiết lập Hội Dòng Gioan Thiên Chúa      

1586  Tu hội Gioan Thiên Chúa được nâng lên Hội Dòng

1690  Gioan Thiên Chúa lên bậc Hiển Thánh

1850  Vì chính biến, Hội Dòng Gioan Thiên Chúa bị mai một ở Tây Ban Nha nơi khai sinh ra Hội Dòng.

1867  Tu huynh Benedict tái lập Hội Dòng ở Tây Ban nha

1931  Xuất hiện chủ nghĩa bài tôn giáo ở Tây Ban nha

1936  Ngày 17 tháng 7, cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ.

1936  Ngày 25 tháng 7, 4 tu huynh đầu tiên bị hành quyết.

1936  Ngày 4 tháng 12, số tu sĩ và cộng tác viên bị hành quyết lên tới con số 98.

1939  Cuộc nội chiến chấm dứt.

1939  Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng phát.

1945  Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.

1991  Ngày 14 tháng 5, 71 tu huynh tử đạo được lên bậc Đáng Kính.

1992  Ngày 25 tháng 11, 71 các vị Đáng Kính được phong Á Thánh