Ung thư đại trực tràng thường bao gồm ung thư trực tràng và ung thư kết tràng. Trong thực tế, nếu có polyp phát triển trong đường ruột là một điều bình thường, không có vấn đề gì lớn, thậm chí có polyp tăng sản, polyp bạch huyết, polyp tuyến tiến triển thành khối u…
Tuy nhiên, khi gặp phải bất kỳ tai nạn nào, chúng dễ bị "đen đủi" và trở thành các khối u mà mọi người vô cùng sợ hãi. Các polyp có kích thước càng lớn thì nguy cơ ung thư càng cao.
Ung thư đại trực tràng thường không có các triệu chứng ban đầu một cách rõ ràng, vì vậy gần 80% bệnh nhân nhận thấy rằng mình có bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tham khảo và hiểu rõ được các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng là điều rất cần thiết.
Các triệu chứng của ung thư vùng kết tràng
Đau bụng là triệu chứng điển hình của ung thư đại tràng, phần lớn bệnh nhân đau ở phần bụng bên phải.
Bên cạnh đó, sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn mửa và mất các cảm giác thèm ăn, sau khi ăn các triệu chứng đó sẽ càng rõ ràng hơn, kèm theo tiêu chảy liên tục và táo bón, nó rất dễ dàng bị nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa mãn tính, u lympho và các bệnh khác.
Bụng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường xuất hiện các khối u bất thường, bề mặt bụng có thể nổi cục, một số bệnh nhân có đau nhẹ khi ấn vào bụng.
Khi tổn thương vùng khối u liên quan đến các bộ phận khác, khối u thường có vị trí cố định, không di chuyển, xung quanh vùng khối u không rõ ràng, sắc nét, cảm giác đau khi ấn vào bụng ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Các triệu chứng của ung thư vùng trực tràng
Bệnh nhân bị ung thư trực tràng có biểu hiện ban đầu chủ yếu là thay đổi về thói quen đại tiện hoặc đi ngoài có máu trong phân. Ngoài ra, có thể xuất hiện chứng táo bón, phân có mủ và máu, tiêu chảy, đau nhức và các triệu chứng khác.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không chú ý đến sự thay đổi này, cho đến khi bắt đầu xuất hiện cảm giác ăn không ngon miệng, thiếu máu, giảm cân và các triệu chứng toàn thân khác, lúc đó thông thường đã là giai đoạn giữa hoặc cuối.
Do kích ứng thứ phát của các vùng bị tổn thương và loét khối u, bệnh nhân sẽ có các cảm giác kích thích chuyển động ruột liên tục, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là bệnh về vấn đề đại tiện hoặc viêm ruột, vi khuẩn đường ruột.
Ngoài ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ cũng có thể gây ra triệu chứng đi ngoài có máu trong phân, vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến cho một số người sẽ bị nhầm lẫn. Vậy, làm thế nào để phân biệt giữa ung thư đại trực tràng và trĩ? Trên thực tế, chúng ta có thể phân biệt chúng qua việc quan sát màu sắc của máu trong phân.
Bệnh trĩ khi đi ngoài thường bị chảy máu màu đỏ, trong khi đi đại tiện mới bị chảy máu. Sau khi đi ngoài xong hiện tượng chảy máu sẽ chấm dứt. Trong khi đó, ung thư trực tràng khi đi ngoài sẽ xuất hiện hiện tượng đi ngoài có máu lẫn trong phân, xuất hiện thêm chất nhầy hoặc mủ.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ không có thay đổi gì nhiều về sức khỏe, trong khi bệnh nhân ung thư trực tràng có biểu hiện tồi tệ hơn, sức khỏe sa sút.
5 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng, cần phải được ngăn ngừa càng sớm càng tốt
1, Nhóm người có yếu tố di truyền
Nếu gia đình bạn có thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp mắc bệnh ung thư đại trực tràng, thì những người trong gia đình sẽ có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 8 lần so với bình thường.
Thống kê tại Trung Quốc cho thấy, có khoảng ¼ số bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng xuất phát từ yếu tố di truyền.
2, Nhóm người có Polyp đại tràng
Polip là một trong những yếu tố chủ yếu thuộc nguyên nhân gây ra tiền ung thư đại trực tràng. Trong đó, các dạng polyp adenoma, villous có nhiều khả năng phát triển thành ung thư, nó có thể có nguy cơ 25%, vì vậy nếu bạn có polyp đường ruột cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận, định kỳ kiểm tra.
3, Nhóm người cao tuổi
Thông thường, các yếu tố gây bệnh phát triển kích thích niêm mạc của đại tràng sẽ tăng dần lên theo tuổi tác. Do đó, hầu hết các bệnh nhân ung thư đại trực tràng đều xuất hiện và phát triển bệnh phổ biến ở giai đoạn trên 50 tuổi.
4, Bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguy cơ của nhóm người này thậm chí còn cao gấp 30 lần so với người lớn khỏe mạnh.
5, Người hay uống rượu và hút thuốc
Thuốc lá và rượu là thủ phạm của nhiều loại bệnh, ung thư đại trực tràng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư hoặc bản thân có polyp đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
*Theo Health/TT
Nguồn: http://soha.vn